Từ tháng 2/2016, Hà Nội xử phạt người đi bộ vi phạm luật giao thông

Từ ngày 1/2, Cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý đối với người đi bộ vi phạm luật giao thông tại các nút giao thông trọng điểm

Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67 - CATP Hà Nội) vừa có thông báo về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý người đi bộ và người điều khiển xe mô tô vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông.

Theo Phòng PC67,  trong thời gian qua, tình trạng người đi bộ tham gia giao thông vi phạm và không chấp hành các quy định về TTATGT như đi qua đường không đúng nơi quy định, vượt qua dải phân cách, đi vào đường cao tốc; người điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, dừng đỗ sai quy định, chở 3-4 người tham gia giao thông gây nguy hiểm… là nguyên nhân gây cản trở giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.

Người đi bộ "quên" cầu vượt dành cho mình.

Thống kê của Phòng PC67 trong năm 2015 cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 1.696 vụ TNGT, trong đó TNGT liên quan đến người đi bộ xảy ra 112 vụ, TNGT do người đi bộ gây ra xảy ra 33 vụ, TNGT liên quan đến xe mô tô xảy ra 1.008 vụ, TNGT do xe mô tô gây ra xảy ra 916 vụ, chiếm 54%.

Nhằm đảm bảo TTATGT phục vụ Tết Nguyên Đán Bính Thân 2016, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn và ùn tắc giao thông, Phòng PC67 sẽ tập trung tuyên truyền, kiểm tra, xử lý người đi bộ vi phạm các quy định về TTATGT; người điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, dừng đỗ sai quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và các trường hợp xe khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định trên tuyến cao tốc vành đai III trên cao.

Theo đó, căn cứ vào Điều 9 - Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ, lực lượng CSGT sẽ xử phạt người đi bộ vi phạm với các mức: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như: Đi không đúng phần đường quy định; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm như: Mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn; đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, duy trì đường cao tốc.”

Đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm sẽ bị xử phạt căn cứ theo Điều 6 - Nghị định số 171/2013/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm: Dừng đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; dừng đỗ xe nơi đường giao nhau, trên cầu, phần đường của xe buýt, người đi bộ qua đường, nơi có biển “cấm dừng đỗ”; không đội mũ bảo hiểm hoặc chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm; không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn vàng)…

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm: đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi (vượt đèn đỏ).

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm: Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều; đường có biển “cấm đi ngược chiều”.

Lực lượng CSGT Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý trên toàn địa bàn thành phố. Trong đó, đối với người đi bộ, lực lượng CSGT tập trung kiểm tra chủ yếu trên các nút giao thông trọng điểm có đèn tín hiệu giao thông, vạch sơn và cầu vượt cho người đi bộ; trên các tuyến cấm người đi bộ như: đường vành đai III trên cao, Đại lộ Thăng Long, các cầu vượt cấm người đi bộ…

Đối với người điều khiển xe mô tô, lực lượng CSGT tập trung kiểm tra tại các nút, tuyến giao thông trọng điểm; trên các tuyến đường đôi, đường một chiều và tuyến vành đai III trên cao, Đại lộ Thăng long, cầu Thăng Long cấm xe mô tô hoạt động.

Theo Phòng PC67, từ ngày 27/1 đến hết ngày 31/1, lực lượng CSGT sẽ tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ ngày 1/2/2016, các trường hợp vi phạm sẽ bị kiểm tra, xử lý theo quy định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng: Hà Nội xử phạt 119 tỷ vi phạm giao thông là quá ít
Phó Thủ tướng: Hà Nội xử phạt 119 tỷ vi phạm giao thông là quá ít

VOV.VN - Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội cần phải xử phạt mạnh, phạt hành chính cũng như hình sự để chống ùn tắc giao thông nhất là chủ đầu tư kéo dài thời gian.

Phó Thủ tướng: Hà Nội xử phạt 119 tỷ vi phạm giao thông là quá ít

Phó Thủ tướng: Hà Nội xử phạt 119 tỷ vi phạm giao thông là quá ít

VOV.VN - Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội cần phải xử phạt mạnh, phạt hành chính cũng như hình sự để chống ùn tắc giao thông nhất là chủ đầu tư kéo dài thời gian.

Vi phạm giao thông bị bắt xe, người đàn ông đốt xe máy để chống đối
Vi phạm giao thông bị bắt xe, người đàn ông đốt xe máy để chống đối

Sau một hồi năn nỉ xin CSGT Thái Bình không thành, người đàn ông bất ngờ châm lửa đốt xe của mình.

Vi phạm giao thông bị bắt xe, người đàn ông đốt xe máy để chống đối

Vi phạm giao thông bị bắt xe, người đàn ông đốt xe máy để chống đối

Sau một hồi năn nỉ xin CSGT Thái Bình không thành, người đàn ông bất ngờ châm lửa đốt xe của mình.

Vì sao hạn chế cảnh sát 113 xử phạt vi phạm giao thông
Vì sao hạn chế cảnh sát 113 xử phạt vi phạm giao thông

Lực lượng cảnh sát 113 Hà Nội sẽ không tiến hành xử phạt người vi phạm giao thông sau chỉ đạo của tướng Chung.

Vì sao hạn chế cảnh sát 113 xử phạt vi phạm giao thông

Vì sao hạn chế cảnh sát 113 xử phạt vi phạm giao thông

Lực lượng cảnh sát 113 Hà Nội sẽ không tiến hành xử phạt người vi phạm giao thông sau chỉ đạo của tướng Chung.