Xả thải thuốc sâu vô tội vạ, dân tự “đầu độc” mình

VOV.VN - Tuyến kênh Đòn Dông bị người dân vứt xác gia cầm, vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, khiến nguồn nước bị ô nhiễm, trong khi dân không có nước sạch.

Kênh Đòn Dông, đi qua hai ấp Phước Long và Phước Hòa, xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 200 người dân. Trong suốt thời gian qua, trên tuyến kênh này một số người dân thiếu ý thức vứt nhiều xác chết gia cầm bị chết và vỏ các chai lọ thuốc bảo vệ thực vật xuống dòng kênh làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng hưởng đến sức khỏe của bà con.

Kênh Đòn Dong đầy rác (Ảnh: Phước Giang)

Kênh Đòn Dông có chiều dài khoảng 5km, nhưng thường trong tình trạng đầy rác thải. Nhiều vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật nằm chen lẫn với những túi rác sử dụng trong sinh hoạt, xác gia cầm trôi lềnh  bềnh  trong nước.  

Cũng như hàng trăm hộ dân nơi đây, ông Nguyễn Văn Chín, ấp Phước Long, xã Lộc Hòa cho biết hàng ngày phải sử dụng nước dưới kênh để tắm giặt, những lúc mùa khô nắng nóng không đủ nước mưa dự trữ, người dân phải sử dụng nước kênh để nấu ăn.

Ông Nguyễn Văn Chín bức xúc nói: “Bà con ở đây có một số thiếu ý thức, chính quyền cũng vận động nhiều nhưng họ vẫn bỏ rác vô bọc rồi vứt xuống sông, rác trôi tới trôi lui thành ra ô nhiễm”.

Ông Nguyễn Văn Chín, ấp Phước Long, vớt rác trên dòng kênh (Ảnh: Phước Giang)

Hiện tại, khu vực này có khoảng 10 hộ có điều kiện đầu tư kinh phí dẫn nước máy về sử dụng. Tuy nhiên, chi phí kéo nước rất cao do khoảng cách từ hệ thống cấp nước đến hộ gia đình xa, nước cấp rất yếu, trong khi đó giá nước lại cao 8.000 đồng/m3, nên không khuyến khích được người dân sử dụng. Người dân đề nghị chính quyền các cấp kéo nước cho sử dụng, vì bà con không có điều kiện. 

Ông Lư Nguyên Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Hòa cho biết, sở dĩ nguồn nước tại khu vực này đã bị ô nhiễm là do mỗi khi phun, xịt thuốc phòng trừ sâu, bệnh cho lúa thì nhiều người sử dụng cứ tiện tay vứt vỏ bao bì, chai lọ xuống dưới dòng kênh. UBND xã đã đề nghị Trung tâm nước sạch tỉnh Vĩnh Long từ nay đến cuối năm kéo nước sạch cho dân  sử dụng.

Hơn 200 người dân hai ấp Phước Long và Phước Hòa, xã Lộc Hoà, đang “khát” nước sạch. Trong khi đó nguồn nước kênh Đòn Dông ngày càng ô nhiễm nặng, ảnh hưởng từng ngày đến sức khỏe và cuộc sống, sinh hoạt của người dân. 

Tại các cuộc tiếp xúc với các vị đại biểu HĐND các cấp, bà con cử tri đã nhiều lần kiến nghị về vấn đề này. Mong rằng các ngành chức năng và địa phương sớm quan tâm đầu tư hệ thống nước máy, phục vụ cho người dân nơi đây./.                                                                  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà máy sô đa xả thải chui làm cá chết trắng kênh
Nhà máy sô đa xả thải chui làm cá chết trắng kênh

Nhà máy của Công ty Cổ phần Sô đa Chu Lai xả thải ra môi trường không qua xử lý làm cá ở kênh khu vực chết hàng loạt.

Nhà máy sô đa xả thải chui làm cá chết trắng kênh

Nhà máy sô đa xả thải chui làm cá chết trắng kênh

Nhà máy của Công ty Cổ phần Sô đa Chu Lai xả thải ra môi trường không qua xử lý làm cá ở kênh khu vực chết hàng loạt.

Xả thải công nghiệp: Khi có kiểm tra thì xả thải đúng qui định
Xả thải công nghiệp: Khi có kiểm tra thì xả thải đúng qui định

VOV.VN - Tình trạng xả thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải đối với cơ quan quản lý và là nỗi bức xúc của người dân.

Xả thải công nghiệp: Khi có kiểm tra thì xả thải đúng qui định

Xả thải công nghiệp: Khi có kiểm tra thì xả thải đúng qui định

VOV.VN - Tình trạng xả thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải đối với cơ quan quản lý và là nỗi bức xúc của người dân.

Formosa xả thải: Hà Tĩnh cấp phép 70 năm là vượt cấp
Formosa xả thải: Hà Tĩnh cấp phép 70 năm là vượt cấp

VOV.VN - Việc cấp phép đầu tư và cho thuê đất trên 50 năm thuộc thẩm quyền của Chính phủ căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, các điều kiện khó khăn.

Formosa xả thải: Hà Tĩnh cấp phép 70 năm là vượt cấp

Formosa xả thải: Hà Tĩnh cấp phép 70 năm là vượt cấp

VOV.VN - Việc cấp phép đầu tư và cho thuê đất trên 50 năm thuộc thẩm quyền của Chính phủ căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, các điều kiện khó khăn.