Tìm giải pháp quản lý sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp

VOV.VN - Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cần quản lý tốt đất giao khoán, xây dựng cơ chế tự chủ, đặt hàng nhất là rừng trồng nghèo kiệt không thể tái sinh.

Ngày 23/8, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm quản lý sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp. Tham dự buổi tọa đàm có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng các đại biểu đại diện cho các bộ, ban ngành và các Tập đoàn, tổng công ty và các địa phương.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Theo báo cáo, sau khi rà soát, sắp xếp 246 công ty nông, lâm nghiệp, diện tích đất giữ lại là hơn 1 triệu ha, diện tích các nông lâm trường bàn giao về địa phương là hơn 463ha, nâng tổng số diện tích bàn giao cho địa phương lên hơn 1 triệu ha. Qua rà soát, sắp xếp đã xác định được những khu vực diện tích giữ lại và khu vực có thể tạo ra quỹ đất phục vụ mục tiêu giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Tại buổi tọa đàm, đại diện các tập đoàn, tổng công ty nông, lâm nghiệp, lãnh đạo các địa phương đã nêu ra ý kiến về những bất cập trong quản lý sử dụng đất đai tại các doanh nghiệp. Nhiều địa phương chậm phê duyệt phương án sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất,...ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các công ty. Việc xử lý đất đai giao khoán đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp nhiều nơi còn chưa tốt, tiềm ẩn tranh chấp đất đai, khiếu kiện đông người kéo dài; vướng mắc về tiền thuế tài nguyên do thay đổi chính sách về đất đai. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, những mặt tồn tại, hạn chế hiện nay là một số địa phương, đơn vị thực hiện việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp chậm đặc biệt là đối với sắp xếp theo mô hình thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên (Bà Rịa-Vũng Tàu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bình Thuận, Bắc Giang, Tổng công ty Cà phê Việt Nam) và giải thể (Yên Bái, Quảng Ngãi, Tổng công ty Cà phê Việt Nam...). 

Do phương án tổng thể chưa rà soát toàn diện nên sau khi phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các đơn vị, địa phương tiếp tục đề nghị điều chỉnh mô hình sắp xếp làm chậm tiến độ như Quảng Ninh, Nghệ An, Cà Mau, TP Hà Nội, Tổng  công ty Cà phê Việt Nam. Diện tích đất, tài sản trên đất các công ty bàn giao về địa phương còn rất ít (khoảng 78.300 ha/450.000 ha) chưa đo đạc, bàn giao; tài sản trên đất chưa được giải quyết rành mạch. Do vậy diện tích đất này vẫn đang tranh chấp, lấn chiếm, quản lý rất phức tạp, vẫn giao cho các công ty tiếp tục quản lý. Các công ty nông, lâm nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sau khi sắp xếp phải chuyển sang thuê đất theo theo quy định của pháp luật đất đai việc hoàn thiện lại hồ sơ, thủ tục thuê đất đòi hỏi nhiều thời gian. 

“Đối với diện tích đất rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên còn có vướng mắc về tiền thuê và thuế tài nguyên do thay đổi chính sách về đất đai. Việc chậm phê duyệt phương án sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các công ty nhất là đảm bảo quyền thế chấp, tiếp cận vốn tín dụng không thực hiện được...Một số nơi chưa giải quyết dứt điểm tình trạng cho thuê, liên doanh liên kết; sử dụng đất không đúng đối tượng, mục đích còn tiếp diễn.

Vấn đề giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; dân cư mới đến các địa phương gắn với sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp hiệu quả thấp do hầu hết hầu hết diện tích đất các công ty nông lâm nghiệp đã khoán ổn định lâu dài theo Nghị định 01/CP, Nghị định 135/2005/NĐ - CP và diện tích bàn giao về địa phương chưa được thực hiện rất lớn.

Việc xử lý đất giao khoán đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp nhiều nơi còn chưa tốt, tiềm ẩn tranh chấp, khiếu kiện đông người và kéo dài. Một số địa phương ở khu vực Tây Nguyên xuất hiện nhân tố phức tạp hơn về yêu cầu giải quyết mối quan hệ đất đai của các hộ đang nhận khoán mới đến với người dân tại chỗ.

Đại diện Tập đoàn cao su Việt Nam cho biết, tài sản đầu tư và tài sản trên đất đề nghị địa phương đền bù, hoàn trả lại tập đoàn; với hỗ trợ đền bù đất phải trả lại địa phương, theo quy định hiện hành luật đất đai tập đoàn chỉ được nhận tiền đền bù trên đất nếu tính theo quy định hiện hành rất thấp, với mức đền bù này các công ty mất đất không thể bảo đảm năng lực sản xuất như trước đó. Đề nghị các địa phương có chính sách đền bù để bảo đảm công ty khi mất đất vẫn bảo đảm được năng lực sản xuất.

Trong khi đó, đại diện Tổng công ty cà phê Việt Nam đề nghị, điều chỉnh bổ sung chính sách pháp luật hiện hành và ban hành với các chính sách về đất đai đặc biệt là chính sách về thuế đất đối với doanh nghiệp nông nghiệp, chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số để hạn chế khiếu kiện làm phức tạp thêm tình hình.

Tại buổi tọa đàm các đại biểu đề nghị cần có quyết sách đột phá trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trong đó tập trung ổn định người sử dụng đất tại chỗ có đất sản xuất, bảo vệ đất đai và tăng cường công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường. Đặc biệt rà soát đánh giá hiệu quả của các mô hình quản lý sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp để có phương án xử lý đảm bảo cân đối giữ mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình sản xuất, nguồn lực lao động với diện tích đất giữ lại, mang lại nguồn thu cho ngân sách tương xứng. Sớm thực hiện việc bàn giao mốc giới, ranh giới sử dụng đất, giao đất cho người dân tại địa phương thiếu đất nhằm giảm thiểu tình trạng tái lấn chiếm, tranh chấp đất đai.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận buổi tọa đàm.

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, cần phải rà soát hoàn thành căn bản cắm mốc, ranh giới, cấp bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận. Xác định diện tích đất rừng không có nhu cầu sử dụng thực tế và không có năng lực thì giao cho địa phương để sử dụng khai thác tối đa giá trị. Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao tính hiệu quả của đất.

“Tập trung sâu vào thuế sử dụng đất nông nghiệp trong đó loại giao cho hộ nông dân sử dụng và quản lý thì không phải đóng thuế, loại đất giao khoán cho nhân dân sử dụng đã lâu nhưng lại đưa về quản lý của nông, lâm trường thì lại phải nộp thuế. Cần đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả giá trị sử dụng đất, đổi mới mô hình quản lý quản trị doanh nghiệp. Đối với rừng sản xuất nghiên cứu tiếp tục cho phép trồng rừng cây có tán để đạt hiệu quả kinh tế cao; Xây dựng cơ chế, tự chủ, đặt hàng, đặc biệt trong đó có rừng trồng nghèo kiệt không có khả năng tái sinh. Nghiên cứu tín dụng trong trồng rừng, chính sách bảo hiểm với rừng trồng. Rà soát chính sách cổ phần hóa, vẫn nên giao cho địa phương đối với chủ sở hữu. Tập trung chỉ đạo các công ty nông lâm giải quyết dứt điểm, quản lý tốt đất giao khoán đặc biệt cần chú ý khắc phục những hạn chế, giải quyết dứt điểm đất tranh chấp hơn 6000ha. Hoàn thành hồ sơ thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần đổi mới quản lý đất đai ở Tây Nguyên
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần đổi mới quản lý đất đai ở Tây Nguyên

VOV.VN - Chiều 19/1, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã làm việc với UBND tỉnh Đăk Nông về quản lý, sử dụng đất đai tại 5 tỉnh Tây Nguyên.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần đổi mới quản lý đất đai ở Tây Nguyên

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần đổi mới quản lý đất đai ở Tây Nguyên

VOV.VN - Chiều 19/1, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã làm việc với UBND tỉnh Đăk Nông về quản lý, sử dụng đất đai tại 5 tỉnh Tây Nguyên.

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh, tăng cường quản lý đất đai
Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh, tăng cường quản lý đất đai

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 01/CT-TTg yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh, tăng cường quản lý đất đai

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh, tăng cường quản lý đất đai

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 01/CT-TTg yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Đà Nẵng thu hồi 10% trong tổng số 3.000 tỷ đồng sai phạm quản lý đất
Đà Nẵng thu hồi 10% trong tổng số 3.000 tỷ đồng sai phạm quản lý đất

VOV.VN - Theo Chủ tịch UBND Huỳnh Đức Thơ, Đà Nẵng đã thực hiện nghiêm túc kết luận của Trung ương về sai phạm trong quản lý đất đai, tài sản công.

Đà Nẵng thu hồi 10% trong tổng số 3.000 tỷ đồng sai phạm quản lý đất

Đà Nẵng thu hồi 10% trong tổng số 3.000 tỷ đồng sai phạm quản lý đất

VOV.VN - Theo Chủ tịch UBND Huỳnh Đức Thơ, Đà Nẵng đã thực hiện nghiêm túc kết luận của Trung ương về sai phạm trong quản lý đất đai, tài sản công.

Khi 2 xã mãi giành quyền quản lý đất, gỗ cứ lần lượt bỏ rừng ra đi
Khi 2 xã mãi giành quyền quản lý đất, gỗ cứ lần lượt bỏ rừng ra đi

VOV.VN -Hai xã A Bung (Quảng Trị) và xã Hồng Thủy (Thừa Thiên Huế) cho rằng Tiểu khu 758 nằm trong địa giới hành chính của mình

Khi 2 xã mãi giành quyền quản lý đất, gỗ cứ lần lượt bỏ rừng ra đi

Khi 2 xã mãi giành quyền quản lý đất, gỗ cứ lần lượt bỏ rừng ra đi

VOV.VN -Hai xã A Bung (Quảng Trị) và xã Hồng Thủy (Thừa Thiên Huế) cho rằng Tiểu khu 758 nằm trong địa giới hành chính của mình

Một số địa phương của Bình Thuận có dấu hiệu buông lỏng quản lý đất đai
Một số địa phương của Bình Thuận có dấu hiệu buông lỏng quản lý đất đai

VOV.VN - Tới đây, tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục triển khai công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực đất đai, xây dựng, khoáng sản, môi trường.

Một số địa phương của Bình Thuận có dấu hiệu buông lỏng quản lý đất đai

Một số địa phương của Bình Thuận có dấu hiệu buông lỏng quản lý đất đai

VOV.VN - Tới đây, tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục triển khai công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực đất đai, xây dựng, khoáng sản, môi trường.