Người dành nửa thế kỷ “giữ lửa” tiếng đàn tính tẩu của đồng bào Thái trắng Sơn La

VOV.VN - Tính tẩu là loại nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Thái trắng, nhất là trong những ngày lễ tết, vui bản, vui mưòng… Đàn tính tầu có ý nghĩa là vậy, cộng với niềm đam mê từ khi còn nhỏ, nghệ nhân ưu tú Điêu Chính Lả, ở xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã dành nửa thế kỷ nay cho việc chế tác, truyền dạy tính tẩu.

Với bà con sống quanh khu vực xóm 5, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, những giai điệu du dương, ngọt ngào, lúc trầm, lúc bổng từ cây đàn tính tẩu của gia đình nghệ nhân Điêu Chính Lả đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong suốt nửa thế kỷ nay.

Ông Lả chia sẻ, là người con sinh ra trên mảnh đất thấm đẫm nét văn hóa Thái trắng vùng sông nước Quỳnh Nhai, ngay từ nhỏ ông đã được đắm mình trong những câu hát then, đàn tính của ông bà, cha mẹ. Vì thế khi 15 tuổi, ông đã biết sử dụng thành thạo tính tẩu và tham gia các buổi biểu diễn văn hoá văn nghệ do địa phương tổ chức. Cũng chính từ đam mê ấy, ông mày mò, học hỏi thêm các thế hệ đi trước để chế tác thành công đàn tính tẩu, loại nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Thái trắng quê mình.

Theo nghệ nhân Điêu Chính Lả, để làm hoàn chỉnh một cây đàn tính tẩu phải trải qua những công đoạn cơ bản từ các bộ phận chính như thân đàn, bầu đàn, dây đàn... rồi tạo hoa văn trang trí cho cây đàn thêm tinh tế, đẹp mắt. Để có được cây đàn tính hay, quan trọng nhất phải tìm được bầu đàn tốt. Bầu đàn làm bằng nửa quả bầu khô. Cần chọn quả bầu già, tròn đều, vỏ không bị nám hoặc lồi lõm thì đàn mới có âm vang chuẩn.

Vật liệu chính để chế tác đàn tính tẩu gồm thân cây hoa sữa, quả bầu tròn, dây cước. Đầu tiên người thợ chế tác phải bào cây gỗ sữa để tạo thân đàn, dùng máy "khiét" (có nghĩa là mài nhẵn, tạo hình) để làm đầu đàn, quả bầu khô cắt bỏ 1/3 đầu và "khiét" mỏng phía trong để làm bầu đàn. Cũng theo nghệ nhân Lả, một cây đàn tính tẩu có âm thanh đạt chuẩn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người thợ đàn, cũng như những lưu ý trong quá trình chế tác.

“Để chế tác được một cây đàn hay. Thứ nhất cây gỗ chuẩn bị về khi đã khô, tiến hành làm mào đàn, làm cau đàn để chỉnh dây, thân đàn, quả bầu khô cắt bỏ 1/4 quả, 'khiét' phía trong quả bầu cho thật mỏng mới tạo âm thanh tốt cho cây đàn”, nghệ nhân Điêu Chính Lả cho biết.

Người Thái trắng Quỳnh Nhai thường dùng tiếng đàn tính tẩu để tỏ tình, giao duyên, đệm cho hát múa dân gian, nhất là các điệu khắp, làn điệu hát then thì không thể thiếu tiếng đàn. Làm sao để lớp con cháu ngày càng có thêm nhiều người biết làm đàn, biết sử dụng đàn tính, để đàn tính không mai một? Nghĩ vậy, nghệ nhân Điêu Chính Lả lại tiên phong mở các lớp truyền dạy kỹ năng chế tác, đánh tính tẩu tại chính ngôi nhà sàn truyền thống của mình, thu hút nhiều học viên tham gia, với nhiều lứa tuổi.

Tỷ mẩn chế tác, miệt mài truyền dạy, đến nay nghệ nhân Điêu Chính Lả đã làm được trên 2.000 cây đàn tính tẩu cung cấp cho những người cùng đam mê, làm quà lưu niệm, hoặc mỗi khi có khách đặt hàng. Trên 100 học viên được ông truyền dạy giờ cũng đã biết chế tác, sử dụng thành thạo tính tẩu. Trong đó, thành viên nhỏ tuổi nhất là em Hoàng Đức Huy (10 tuổi) ở bản Phiêng Nèn, xã Mường Giàng đã biết sử dụng thành thạo tính tẩu.

Em Hoàng Đức Huy chia sẻ, làm được đàn, đàn thế nào cho hay, cho trầm bổng thì không phải tự nhiên có được mà phải kỳ công học hỏi. Được ông Lả truyền dạy, em đã biết cách đánh đàn tính tẩu cho hay hơn, đó là phải tuân thủ nguyên tắc đánh: Dùng ngón chỏ gẩy đi gẩy lại. Đầu tiên gẩy từng dây đàn, sau đó gẩy đi gẩy lại 3 dây, rồi đếm từng dây để gẩy tạo thành nốt nhạc, thành giai điệu. Đặc biệt các ngón tay phải thật uyển chuyển, đều nhau mới tạo âm hưởng du dương của đàn tính tẩu.

Không chỉ chế tác, truyền dạy tính tẩu, nghệ nhân Điêu Chính Lả còn nhiệt tình tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ tại địa phương, là thành viên tích cực tham gia nhiều hội diễn nghệ thuật quần chúng trong và ngoài tỉnh với vai trò đệm tính tẩu cho các bài khắp, hát then, hát long tẹ… và đã đoạt giải cao. Nghệ nhân Điêu Chính Lả đã giành 3 giải A Liên hoan văn nghệ quần chúng toàn quốc các năm 2009, 2015, 2016; giải A hội thi điệu xoè cộng đồng năm 2015; giải A hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Sơn La năm 2022.

Mong muốn cháy bỏng của ông Lả là tiếng đàn tính tẩu của dân tộc không bị mai một, mà được gìn giữ, phát huy theo thời gian: “Để tiếng đàn tính không bị mai một, thời gian tới tôi tiếp tục truyền dạy cho đội văn nghệ, một lớp học sinh của nhà trường. Tuy nhiên cũng mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ cho các học viên có nước uống để luyện tập có hiệu quả hơn”.

Theo anh Ngần Văn Ngoan, cán bộ văn hoá xã Mường Giàng, nghệ nhân Điêu Chính Lả đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của đồng bào Thái trắng nơi này: “Nghệ nhân Điêu Chính Lả là một trong những nghệ nhân có công đóng góp trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Thái.  Đặc biệt trong việc chế tác và truyền dạy đàn tính, đến nay nhiều thế hệ đã biết chế tác, sử dụng thành thạo đàn tính tẩu. Chúng tôi tiếp tục động viên, khích lệ nghệ nhân Điêu Chính Lả duy trì việc chế tác, truyền dạy đàn tính cho các thế  hệ mai sau”.

Năm 2015, ông Điêu Chính Lả đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú do vì đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc. Đây là nguồn động viên, khích lệ ông tiếp tục với niềm đam mê, “giữ lửa” văn hóa dân tộc mình.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội thảo "Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hoá di sản Huế và các vùng phụ cận"
Hội thảo "Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hoá di sản Huế và các vùng phụ cận"

VOV.VN - “Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hoá di sản Huế và các vùng phụ cận trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế” là chủ đề Hội thảo do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Đại học Waseda, Nhật Bản (WIURS) tổ chức sáng nay (9/8) tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hội thảo "Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hoá di sản Huế và các vùng phụ cận"

Hội thảo "Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hoá di sản Huế và các vùng phụ cận"

VOV.VN - “Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hoá di sản Huế và các vùng phụ cận trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế” là chủ đề Hội thảo do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Đại học Waseda, Nhật Bản (WIURS) tổ chức sáng nay (9/8) tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khơi thông mạch nguồn di sản: Để di sản mãi trường tồn
Khơi thông mạch nguồn di sản: Để di sản mãi trường tồn

VOV.VN - Trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội đang nỗ lực thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

Khơi thông mạch nguồn di sản: Để di sản mãi trường tồn

Khơi thông mạch nguồn di sản: Để di sản mãi trường tồn

VOV.VN - Trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội đang nỗ lực thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

Làng gốm Thanh Hà ở Hội An: Trả lương cho người giữ nghề
Làng gốm Thanh Hà ở Hội An: Trả lương cho người giữ nghề

VOV.VN - Toàn bộ số tiền thu được từ bán vé ở làng gốm Thanh Hà được sử dụng để làm đẹp cảnh quan làng gốm, tôn tạo bờ kè và chi trả lương cho người làm gốm.

Làng gốm Thanh Hà ở Hội An: Trả lương cho người giữ nghề

Làng gốm Thanh Hà ở Hội An: Trả lương cho người giữ nghề

VOV.VN - Toàn bộ số tiền thu được từ bán vé ở làng gốm Thanh Hà được sử dụng để làm đẹp cảnh quan làng gốm, tôn tạo bờ kè và chi trả lương cho người làm gốm.

Gìn giữ lễ hội truyền thống - Thách thức từ hiện tại
Gìn giữ lễ hội truyền thống - Thách thức từ hiện tại

VOV.VN - Hà Nội đang tập trung nguồn lực, thực hiện bảo tồn, khai thác và phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa đặc trưng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hội nhập quốc tế, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 cũng như thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Đảng về: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Gìn giữ lễ hội truyền thống - Thách thức từ hiện tại

Gìn giữ lễ hội truyền thống - Thách thức từ hiện tại

VOV.VN - Hà Nội đang tập trung nguồn lực, thực hiện bảo tồn, khai thác và phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa đặc trưng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hội nhập quốc tế, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 cũng như thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Đảng về: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.