Câu chuyện thứ 11

Cái ổ khóa và định kiến nghiệt ngã

(VOV) - Một chàng trai trẻ 21 tuổi và luôn mặc cảm với quá khứ và luôn sợ mang tiếng “vừa ăn cắp, vừa la làng”.

Sự định kiến đáng sợ nhường nào. Nó như một nếp gấp hằn sâu trong suy nghĩ mỗi người, không dễ dàng mà có thể xoá bỏ trong ngày một, ngày hai. Vì thế, những người có thể tự tin thừa nhận quá khứ lầm lỗi của mình mà không sợ định kiến thật đáng kính nể.

Sự định kiến. Đó chính là điều mà một thanh niên trẻ đang phải chịu đựng một cách rất khó khăn. Chàng trai này rụt rè tâm sự với tôi qua điện thoại nhưng tha thiết đề nghị không đưa giọng nói của mình lên sóng với lý do sợ người quen nhận ra và họ sẽ dè bỉu, nguyên văn của anh là sợ mang tiếng “vừa ăn cắp, vừa la làng”.

Người thanh niên này còn rất trẻ, năm nay mới tròn 21 tuổi. Ba năm trước, bị bạn bè xấu rủ rê, cậu đã tham gia một vụ cắt trộm đường dây cáp điện thoại để bán. Việc làm đó khiến cậu bị trả giá bằng 18 tháng tù giam. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, trở về địa phương, cậu được chính quyền sở tại tạo điều kiện vào làm việc ở đội tự quản giữ gìn trật tự trị an.

Công việc của cậu là hằng ngày cùng đồng đội tuần tra, giữ trật tự khu chợ thị trấn, nhắc nhở bà con đảm bảo vệ sinh môi trường và không cản trở an toàn giao thông (chợ nằm cạnh trục đường quốc lộ). Vì nhiệm vụ của mình, chàng trai thường xuyên phải va chạm với những người bán hàng. Mỗi lần cậu nhắc nhở, họ không ngần ngại dè bỉu những điều đại loại như: “Thằng ăn cắp lại còn bày đặt bảo ban người khác”. Điều đó khiến cậu rất khổ sở, nỗi mặc cảm trở về và cậu lại cúi đầu lảng tránh những cái nhìn của mọi người.


Nỗi khổ của cậu không dừng lại ở đó. Cậu có một người bạn gái thân từ nhỏ, gần đây, mối quan hệ của hai người trở nên gắn bó. Đôi khi cậu đến giúp cô bạn một số việc nhà nhưng ngoài cô bạn, mọi người trong nhà đều luôn dè chừng cậu, thậm chí em trai của cô ấy có lần bị mất một đôi giày, từ đó, cậu ta không ngần ngại bày tỏ thái độ khinh biệt mỗi khi bạn của chị gái đến chơi. Trước sự miệt thị đó, chàng trai đã nghĩ đến việc bỏ quê lên thành phố sống.

Tuy nhiên, khi tâm sự với tôi câu chuyện của mình, cậu thanh niên này cũng nghĩ đến một nỗi sợ. Cậu sợ ở một nơi xa lạ, không nghề nghiệp, không tiền, cậu sẽ lại bị cuốn vào những thói hư tật xấu chốn thị thành. Khi gọi điện đến chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi của Đài TNVN, cậu mong muốn nhận được một lời khuyên...

Khi nghe câu chuyện này, cảm nhận của tôi là những ngày tháng ở tù đã giúp chàng trai này có những suy nghĩ khá chín chắn về cuộc sống. Ở tuổi đôi mươi, không mấy người biết lo sợ việc có thể sa ngã bởi cuộc sống thị thành khi đến đó với sự mặc cảm và nghèo túng như cậu. Nhưng nghĩ kỹ, tôi biết rằng, nỗi sợ ấy xuất phát từ việc cậu muốn được sống trên quê hương mình, muốn đứng lên sau cú ngã đầu đời và khẳng định mình là người có ích.

Nhưng cậu ta sẽ sống thế nào trong sự định kiến nơi quê nhà? Rất dễ để tôi có thể đưa ra một lời khuyên “chân thành”, đại loại như: “Em hãy tự tin, rồi mọi người sẽ hiểu em là người tốt nếu như em biết chứng tỏ mình”, hay “Em hãy chờ đợi, thời gian sẽ trả lại cho em giá trị thật của mình”… Không ai bắt bẻ tôi khi đưa ra những lời khuyên sáo rỗng như thế.

Nhưng, điều đó sẽ giúp được gì cho chàng trai đó? Tôi biết sự định kiến đáng sợ như thế nào. Nó như một nếp gấp hằn sâu trong suy nghĩ của mỗi chúng ta, không dễ dàng mà có thể xoá bỏ trong ngày một, ngày hai. Một chàng trai 21 tuổi, học hành dở dang, nghề nghiệp không có thì cũng chẳng nhiều cơ hội để khẳng định bản lĩnh của mình trong vòng vây định kiến.

Rất dễ để đưa ra một lời khuyên “chân thành”, đại loại như: “Em hãy tự tin, rồi mọi người sẽ hiểu”, hay “Thời gian sẽ trả lại giá trị thật của mình”… Không ai bắt bẻ khi đưa ra những lời khuyên sáo rỗng như thế. Nhưng, điều đó sẽ giúp được gì cho chàng trai đó?

Hồi nhỏ, tôi biết một câu chuyện như thế này: Một người đàn ông có biệt tài mở khoá. Ngay từ khi còn nhỏ, người đó đã sử dụng biệt tài của mình vào việc trộm cắp. Sau nhiều năm sống bằng nghề đạo chích rồi cũng có ngày anh ta bị bắt. Ở trong tù, với sự khéo léo của mình, anh ta học được một nghề để hoàn lương. Khi ra tù, anh ta thề không bao giờ sử dụng biệt tài mở khoá của mình nữa.

Nhưng có một hôm, anh ta được nghỉ làm. Đang ngủ trưa, anh nghe tiếng đập cửa. Bên đó có hai đứa trẻ bị bố mẹ nhốt trong nhà. Đứa bé trèo cửa sổ bị ngã. Đứa lớn sợ quá gào khóc gọi hàng xóm. Mọi người chạy sang nhưng không thể nào giúp được vì cửa đã khoá chặt. Một người biết chuyện cũ của anh nên đập cửa cầu cứu. Không thể từ chối được, anh đành dùng “nghề” cũ mở cửa đưa đứa bé đi viện. Tối hôm đó, bố mẹ đứa bé sang cảm ơn anh. Tổ dân phố cũng đến thăm, mọi người hết lòng khen ngợi anh. Đêm ấy, anh không ngủ được vì sung sướng. Anh nghĩ: cái biệt tài tưởng như chỉ có thể gây họa của anh cuối cùng cũng hữu dụng, giúp anh được nhìn nhận là người tốt.

Với ý nghĩ đó, sáng ra, anh ngẩng cao đầu đi ra phố. Nhưng, vẻ mặt rạng rỡ của anh nhanh chóng biến mất khi anh thấy cả dãy phố của mình, nhà nào cũng mắc thêm một ổ khoá mới. Ngày hôm sau, hàng xóm không còn gặp anh nữa. Họ biết rằng anh đã bỏ đi và không bao giờ quay lại.

Vì không thể đưa ra một lời khuyên sáo rỗng. Tôi đã kể lại câu chuyện này với hy vọng nó sẽ tác động phần nào tới những con người ở thị trấn mà người thanh niên trẻ đang sống. Hy vọng, họ sẽ không mắc thêm một cái ổ khoá trên cánh cửa nhà mình. Cái ổ khoá định kiến ấy có thể sẽ đem lại cho họ thêm một chút yên tâm. Nhưng nó cũng góp phần khoá chặt tương lai, rào kín con đường hoàn lương của những người một thời lầm lỗi như chàng thanh niên đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình yêu đẹp nhất
Tình yêu đẹp nhất

(VOV) -Như thế nào là một tình yêu đẹp? Đó là câu hỏi có tới hàng ngàn đáp án khác nhau...

Tình yêu đẹp nhất

Tình yêu đẹp nhất

(VOV) -Như thế nào là một tình yêu đẹp? Đó là câu hỏi có tới hàng ngàn đáp án khác nhau...

Lòng tốt tạo nên bi kịch?
Lòng tốt tạo nên bi kịch?

(VOV) - Đây là câu chuyện về người phụ nữ 34 tuổi, đang làm việc tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội.

Lòng tốt tạo nên bi kịch?

Lòng tốt tạo nên bi kịch?

(VOV) - Đây là câu chuyện về người phụ nữ 34 tuổi, đang làm việc tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội.

Bạn của người yêu
Bạn của người yêu

(VOV) -Đó là câu chuyện về cô gái năm nay 23 tuổi, sống bằng nghề thợ may ở một ngôi làng thuần nông của huyện Gia Viễn, Ninh Bình.

Bạn của người yêu

Bạn của người yêu

(VOV) -Đó là câu chuyện về cô gái năm nay 23 tuổi, sống bằng nghề thợ may ở một ngôi làng thuần nông của huyện Gia Viễn, Ninh Bình.

Tình cũ không rủ cũng...đến
Tình cũ không rủ cũng...đến

(VOV) - Tôi và anh đều đã có gia đình nhưng sự quan tâm và chăm sóc của anh khiến tôi chẳng thể dứt ra được.

Tình cũ không rủ cũng...đến

Tình cũ không rủ cũng...đến

(VOV) - Tôi và anh đều đã có gia đình nhưng sự quan tâm và chăm sóc của anh khiến tôi chẳng thể dứt ra được.

Dòng sông cay đắng
Dòng sông cay đắng

(VOV) - Đó là một dòng sông thơ mộng, chủ yếu là thơ mộng vì bên dòng sông ấy có một đôi vợ chồng tha thiết yêu nhau.

Dòng sông cay đắng

Dòng sông cay đắng

(VOV) - Đó là một dòng sông thơ mộng, chủ yếu là thơ mộng vì bên dòng sông ấy có một đôi vợ chồng tha thiết yêu nhau.

Ám tình
Ám tình

(VOV) -Thời gian chẳng bao giờ là đủ dài để một người đàn ông có thể quên đi mối tình đầu. Một mối tình vẫn được nuôi dưỡng trong nỗi cô đơn

Ám tình

Ám tình

(VOV) -Thời gian chẳng bao giờ là đủ dài để một người đàn ông có thể quên đi mối tình đầu. Một mối tình vẫn được nuôi dưỡng trong nỗi cô đơn