44 năm khúc tráng ca "Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam"

VOV.VN - Ca từ đầy kiêu hãnh và tự hào, giai điệu hào hùng và khoáng đạt của ca khúc đã làm rung động hàng triệu con tim.

44 năm trước, 12 ngày đêm từ 18-29/12/1972, Thủ đô Hà Nội và quân binh chủng Phòng không- Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” rúng động toàn cầu. Cũng từ sóng Đài Tiếng nói Việt Nam trong những ngày này đã vang lên ca khúc “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam” của nhạc sĩ Chu Minh, phổ thơ Hoàng Trung Thông, trong tiếng bom gầm đạn réo, trong khói tan gạch nát ở Hà Nội, đầy tự hào, kiêu hãnh.

Ôi Việt Nam anh dũng những đoàn quân
Vượt lên trong bão táp đã trăm lần
Mang cả bốn nghìn năm vào trận thắng
Cho Việt Nam tươi sáng mãi mùa xuân”…

Mở đầu bài thơ “Đầu sóng” của Hoàng Trung Thông, mở đầu ca khúc Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam là khúc tráng ca với những lời cháy bỏng một niềm tin tất thắng của cả dân tộc…

Trong 12 ngày đêm, từ 18-29/12/1972, cả Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh thành miền Bắc Việt Nam nằm trọn tọa độ lửa của B.52 chiến lược Mỹ trong chiến dịch “Linebecker II”- Sút bóng trước khung thành, nhằm biến “Hà Nội, Hải Phòng và miền Bắc Việt Nam… trở lại thời kỳ đồ đá” như Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố trước khi hạ lệnh mang B.52 vào hủy diệt…

Ca khúc đã vang lên trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam, ca từ đầy kiêu hãnh và tự hào, giai điệu hào hùng và khoáng đạt, rung động hàng triệu con tim, như tiếp thêm tinh thần của toàn dân, toàn quân, quyết chiến đấu bảo vệ Thủ đô “niềm tin và hy vọng” của cả nước vì một nền hòa bình, độc lập, thống nhất.

Ảnh minh họa

Ca khúc Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam!

Ca khúc Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam, là những kỷ niệm gắn liền với những dấu son chiến thắng của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông viết vào tháng 12/1972, trong những ngày Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc đang trong cuộc chiến “một mất một còn” với B.52 của Mỹ.

Trước đó, ông đã đi thực tế dọc đường mòn Hồ Chí Minh, chứng kiến những tấm gương hy sinh dũng cảm, những trận chiến kiên cường của quân và dân các tỉnh miền Trung và miền Nam, trong ông đã dồn nén những xúc cảm, chỉ chờ bật ra… Ông kể: Năm 1972, nhà thơ Hoàng Trung Thông đưa cho tôi tập thơ của anh để nhờ gửi về chọn thơ đăng báo Văn nghệ. Tôi đọc tập thơ thấy có một bài rất ngắn đề hai chữ "Đầu sóng". Cảm giác rùng mình khi gặp một sự giao cảm kỳ lạ, những nốt nhạc như bật lên ngay những dòng thơ.

Bao nhiêu cảm xúc dồn nén, ùa về. Tối hôm đấy tôi viết nhạc cho bài hát, sáng hôm sau gọi Hoàng Trung Thông đến hát anh nghe, nghe xong, mắt anh long lanh, xúc động lắm, vì không ngờ thơ phổ nhạc thành bài hát hay thế”.

Ông kể kỷ niệm: Tôi viết xong rồi, nhưng không dám thử piano, vì sợ mình đánh đàn thì mất giấc ngủ của mọi người, lúc đó có lẽ cũng quá nửa đêm, chỉ ngân nga giai điệu ngay trong đầu mình, háo hức trằn trọc cả đêm, mong cho mau sáng để thử đánh trên đàn. Cây đàn piano trong nhà tôi bấy giờ là cây đàn cũ của Pháp do cô bạn gia đình tư sản ở Hà Nội cho mượn để sáng tác. Và rồi khi đánh lên những dòng nhạc, tôi run rẩy vì đã cảm nhận được hồn phách của ca khúc.

Trong những ngày cuối đông 1972, khi cả Hà Nội chìm trong khói bom của B.52 giữa ngói tan gạch nát, máu đổ trong những khu dân cư, bệnh viện hoang tàn…, khi cả Hà Nội kiêu hãnh ngẩng cao đầu, không chịu khuất phục trước uy lực tưởng chừng bất khả chiến bại của không lực Mỹ, liên tiếp bắn hạ máy bay chiến lược B.52 ngay trên bầu trời Hà Nội.

Khi lũ lượt những viên phi công con cưng ưu tú của nước Mỹ cúi đầu sợ sệt bước qua cổng trại giam Hỏa Lò, Hà Nội. Và cả thế giới yêu chuộng hòa bình, lương tri loài người hướng mọi con mắt, trái tim về Hà Nội- Việt Nam, thì ca khúc Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam đã được vang lên trên sóng VOV.

Không chỉ một lần, với giọng ca của NSND Trần Khánh, đệm đàn piano Hoàng Mãnh, là ca sĩ, nhạc công tài hoa bậc nhất của âm nhạc cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.

Ca khúc như một luồng gió lan tỏa, mang niềm tự hào kiêu hãnh của cả dân tộc 4000 năm lịch sử, của truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông bao đời tiếp sức cho mọi người trên mặt trận chiến đấu trực diện với kẻ thù, cho những người dân Hà Nội thêm tinh thần quả cảm vượt qua đau thương mất mát, trụ vững trong bom đạn.

Ca khúc đã vượt ra khỏi phạm vi là một ca khúc tuyên truyền thông thường, mà nó như tiếng nói trái tim của hàng triệu trái tim Việt Nam bởi giai điệu, ca từ đã nói lên tất cả âm vang của hồn thiêng khí phách, tinh thần bất khuất của dân tộc Việt, chưa bao giờ biết khuất phục bất kỳ thế lực lớn mạnh nào, luôn ngẩng cao đầu hướng mặt trời mọc..

Những cuộc trình diễn đặc biệt

12 ngày đêm kết thúc, chiến dịch “Linebecker II” thảm bại, Mỹ tổn thất hết 18% số lượng B.52 chiến lược trên bầu trời Hà Nội, “Điện Biên Phủ trên không” như truyền thông phương Tây ví von, đã bắt buộc Mỹ và Chính quyền Sài Gòn phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Paris.

Ta trên thế thắng, lật ngược thế cờ chính trị trên bàn đàm phán. Ngày 27/1/1973, Mỹ phải ngậm đắng cầm bút ký Hiệp định Paris, đồng ý chấm dứt chiến tranh, rút hoàn toàn lực lượng quân đội Mỹ ra khỏi Miền Nam Việt Nam.

Để mừng Hiệp định Hòa bình được ký kết, để giới thiệu một nền nghệ thuật cách mạng Việt Nam với bạn bè quốc tế, và kiều bào tại Pháp, và khẳng định Việt Nam chiến thắng, tại Nhà hát lớn của Paris - Pháp, ca khúc Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam do tập thể diễn viên Đoàn Ca múa nhạc Trung ương biểu diễn đã vang lên một cách hào sảng …

Giữa thủ đô hoa lệ bậc nhất của châu Âu, giữa ánh đèn lộng lẫy rực rỡ trong nhà hát như cung điện diễm lệ, giữa những khán giả chưa một lần được thưởng thức nền nghệ thuật ca múa nhạc cách mạng Việt Nam, ca khúc vang lên không chỉ là cảm xúc với người nghe mà còn là niềm tự hào vô bờ của tất cả những người Việt Nam tham dự đêm biểu diễn đó.

Ngày 30/4/1975, khi lá cờ Quân Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều đoàn nghệ thuật cách mạng  đã hành quân thần tốc theo chân các binh đoàn quân chủ lực vào thành phố Sài Gòn, trong đó có đoàn Nhà hát giao hưởng Việt Nam.

Và trong những ngày đầu của mùa xuân lịch sử đó, ca khúc Ta tư hào đi lên ôi Việt Nam được dàn nhạc Nhà hát Giao hưởng Việt Nam biểu diễn tại trụ sở Hạ Nghị Viện chính quyền Sài Gòn (Nhà hát TPHCM hiện tại). Ca khúc như lời khẳng định, như chân lý của một dân tộc sẽ vượt qua “thác lũ cuộc đời” để thẳng tiến đến một tương lai trong hòa bình, hạnh phúc.

Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam từ khi phát sóng VOV đến giờ, cũng gắn với những giọng ca của NSND Trần Khánh, NSND Quang Thọ, NSND Hữu Nội. Họ là những giọng ca thể hiện ca khúc này thành công nhất, mang được “hồn” và “phách” của ca từ, giai điệu, chuyển tải đến người nghe bằng cảm xúc chính trái tim và tâm hồn họ đối với ca khúc này.

44 năm ca khúc, với nhiều kỷ niệm không thể nào quên, Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam không chỉ vang lên trên sân khấu Hà Nội, mà còn ở nhiều sóng phát thanh, truyền hình, sân khấu cả nước trong hầu hết các sự kiện kỷ niệm lớn. Như một minh chứng bằng âm nhạc cách mạng Việt Nam, khí phách, sự kiên cường và lòng quả cảm của dân tộc Việt, vượt qua mọi thử thách, để trường tồn vững mạnh.

“Ta đứng đầu ngọn sóng/ Giữa dòng thời đại, thác lũ, cuộc đời/ Ta đứng đầu ngọn sóng/ Những luồng mạch tâm tư lay động loài người/ Thác lũ cuộc đời…/ Thuyền ta bé nhỏ nhưng vững tay chèo/ Không tròng trành nhằm thẳng hướng mà đi”…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Âm nhạc - Sứ giả ngoại giao tuyệt vời
Âm nhạc - Sứ giả ngoại giao tuyệt vời

VOV.VN -Năm 2016 có thể nói là một năm giao lưu âm nhạc giữa Việt Nam với thế giới được nâng tầm với rất nhiều chương trình chất lượng cao. 

Âm nhạc - Sứ giả ngoại giao tuyệt vời

Âm nhạc - Sứ giả ngoại giao tuyệt vời

VOV.VN -Năm 2016 có thể nói là một năm giao lưu âm nhạc giữa Việt Nam với thế giới được nâng tầm với rất nhiều chương trình chất lượng cao. 

Những ca khúc hào hùng của hơn 3.000 ngày toàn quốc kháng chiến
Những ca khúc hào hùng của hơn 3.000 ngày toàn quốc kháng chiến

VOV.VN -Giống như người chép sử đặc biệt, các nhạc sĩ đã đưa vào ca khúc của mình gần như toàn cảnh cuộc kháng chiến từ Bắc vào Nam, ở khắp các chiến trường.

Những ca khúc hào hùng của hơn 3.000 ngày toàn quốc kháng chiến

Những ca khúc hào hùng của hơn 3.000 ngày toàn quốc kháng chiến

VOV.VN -Giống như người chép sử đặc biệt, các nhạc sĩ đã đưa vào ca khúc của mình gần như toàn cảnh cuộc kháng chiến từ Bắc vào Nam, ở khắp các chiến trường.

Du lịch chiến trường xưa - Tiềm năng bị bỏ quên
Du lịch chiến trường xưa - Tiềm năng bị bỏ quên

VOV.VN -Cùng với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch chiến trường xưa ở Việt Nam cần được ngành du lịch chú ý, tiếp cận, tìm hiểu và khai thác tiềm năng.

Du lịch chiến trường xưa - Tiềm năng bị bỏ quên

Du lịch chiến trường xưa - Tiềm năng bị bỏ quên

VOV.VN -Cùng với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch chiến trường xưa ở Việt Nam cần được ngành du lịch chú ý, tiếp cận, tìm hiểu và khai thác tiềm năng.

Cảnh nóng trong phim đã được mở?
Cảnh nóng trong phim đã được mở?

VOV.VN - Thông tư ban hành qui chế thẩm định, phân loại phim như một sự nới lỏng khá mềm để các cảnh nóng trong phim có thể có biên độ rộng hơn.

Cảnh nóng trong phim đã được mở?

Cảnh nóng trong phim đã được mở?

VOV.VN - Thông tư ban hành qui chế thẩm định, phân loại phim như một sự nới lỏng khá mềm để các cảnh nóng trong phim có thể có biên độ rộng hơn.

NSƯT Quang Lý: Người hát tình ca “Đỏ” đã về nơi chân sóng
NSƯT Quang Lý: Người hát tình ca “Đỏ” đã về nơi chân sóng

VOV.VN - Nhạc sĩ Phú Quang từng nói về ông: "Tôi thích Quang Lý vì một điều rất bình thường: một giọng hát đẹp và quá chân thực giữa đời sống".

NSƯT Quang Lý: Người hát tình ca “Đỏ” đã về nơi chân sóng

NSƯT Quang Lý: Người hát tình ca “Đỏ” đã về nơi chân sóng

VOV.VN - Nhạc sĩ Phú Quang từng nói về ông: "Tôi thích Quang Lý vì một điều rất bình thường: một giọng hát đẹp và quá chân thực giữa đời sống".