“Âm nhạc là một phần của múa đương đại”

VOV.VN - Nhạc sĩ S.Maingardt chia sẻ: Người ta có thể thấy rõ ràng rằng âm nhạc và biên đạo có tác động lẫn nhau.  

Mùa thu năm 2013, những người yêu nhạc Việt Nam đã có một chương trình nghệ thuật thật mới mẻ, hấp dẫn đáng để xem, đó là Liên hoan múa "Châu Âu gặp châu Á trên sân khấu múa đương đại lần thứ 3".

Từ sáng kiến của EUNIC - mạng lưới các Viện văn hoá và Đại sứ quán châu Âu ở Hà Nội - trong khuôn khổ hợp tác với Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam năm nay do Viện Goeth chịu trách nhiệm điều phối.

So với 2 năm trước Liên hoan múa lần này đa dạng hơn và phong phú hơn, đem lại các tiết mục múa từ năm quốc gia: Bỉ (Wallonie - Bruxelles), Pháp, Anh, Israel và Nhật Bản, chưa kể đến 2 điểm nhấn là các sản phẩm hợp tác Đức - Việt và Pháp - Việt.

Với 5 đêm diễn (từ 25 - 29/9), các khán giả có dịp thưởng thức phong cách của cả châu Á lẫn châu Âu cũng như cảm nhận "gu" âm nhạc giữa Á và Âu.

Một cảnh trong vở múa "Thắp sáng" (ảnh: Viện Goeth)

Phóng viên VOV phỏng vấn nhạc sĩ Sergei Maingardt, tác giả phần âm nhạc của vở múa "Thắp sáng" một tiết mục hợp tác Đức - Việt, của đạo diễn Anna Konjetzky, do 5 diễn viên người Việt và 5 diễn viên người Âu biểu diễn. Tác phẩm đã được trình diễn lần đầu tại Munich.

PV: Thưa nhạc sĩ Sergei Maingardt, có thể nhận thấy phần âm nhạc cho vở "Thắp sáng" đã góp một phần không nhỏ cho sự thành công của vở diễn khi lần đầu tiên được công diễn ở Đức. Nhạc sĩ có thể chia sẻ về phần âm nhạc đã được bắt đầu sáng tác như thế nào?

Nhạc sĩ Sergei Maingardt: Khoảng vài tháng trước khi chính thức diễn tập, tôi và đạo diễn Anna Konjetzky đã gặp nhau để trao đổi về ý tưởng thể hiện trong bài múa về cả phần biên đạo và phần âm thanh.

Sau đó chúng tôi đã có riêng một khoảng thời gian để cân nhắc về ý tưởng bản nhạc do tôi sáng tác. Tiếp đó, chị Anna và tôi đã có một buổi làm việc cùng các nghệ sỹ múa. Các nghệ sỹ múa cũng đưa ra ý kiến riêng của họ về khả năng liên kết của phần âm nhạc đó với vở múa.

Cuối cùng chúng tôi đã sáng tạo ra một sản phẩm âm nhạc, khán giả có thể nhận thấy là phần âm nhạc và phần múa liên kết hài hòa với nhau.

Chúng tôi nhận được nhiều phản hồi rất tích cực của khán giả đối với phần âm thanh của vở múa bởi vì nó rất hoà hợp với phần trình diễn.

PV: Nhạc sĩ cho biết thêm về khía cạnh âm nhạc của tác phẩm?

Nhạc sĩ Sergei Maingardt: Xét về khía cạnh âm nhạc, bản thân tôi đã phải đầu tư thời gian để soạn bản nhạc này theo các tiêu chí khác nhau: Một mặt mô tả khoảnh khắc căng thẳng trước khi một điều gì đó xảy ra, ví dụ như ngay ở phần đầu có thể nghe thấy, hoặc cũng có thể nhiều người không nhận ra, vì tôi sử dụng âm thanh của đàn piano theo một kĩ thuật khác với thông thường để đúng vào thời điểm đó âm thanh xuất hiện, xen kẽ với phần có tiếng nói và những khoảnh khắc im lặng.

Mặt khác âm nhạc phải tương ứng với nhịp chuyển động của rất nhiều nghệ sỹ cùng biểu diễn các động tác khác nhau cùng một lúc. Tôi đã sử dụng nhiều nhạc cụ cũng như âm thanh khác nhau theo từng đoạn tương ứng với từng đoạn cao trào của vở diễn. Ngoài ra tôi cũng đã phân tích các đoạn âm thanh đã được ghi âm lại, bạn sẽ thường xuyên nghe thấy những phần âm được lặp lại theo dụng ý nghệ thuật.

PV: Khi xem vở diễn tôi cũng nhận thấy có lúc âm thanh như "chạy vòng quanh" sân khấu vậy?

Nhạc sĩ Sergei Maingardt: Để tăng hiệu ứng chúng tôi đã bố trí 4 loa trên sân khấu, 4 loa quanh khán phòng và nhiều loa nhỏ khác, khiến khán giả có lúc bị cuốn vào vở diễn, có lúc có cảm giác được đưa đến một thế giới khác và lại bất ngờ được đưa trở lại khán phòng.

Chúng tôi đã làm việc rất nghiêm túc với kĩ thuật viên của nhà hát để tạo ra được hiệu ứng âm thanh như mong muốn và kết quả là phần âm thanh và phần múa đã hòa quyện với nhau một cách thống nhất.


Một cảnh trong vở múa "Thắp sáng" (Ảnh: Viện Goeth)

PV: Vậy ý tưởng "Thắp sáng"đã được nhạc sĩ thể hiện trong âm nhạc như thế nào?

Nhạc sĩ Sergei Maingardt: "Thắp sáng" khắc họa giây phút từ lưỡng lự, giằng xé đến cương quyết của con người trước khi một điều gì đó xảy ra.

Về phía âm nhạc, tôi cố gắng đưa âm nhạc của mình gần hơn với tác phẩm, khắc họa giây phút khó khăn khi con người phải đưa ra một quyết định quan trọng trước khi xảy ra biến cố. Nếu khán giả để ý, âm thanh phần đầu rất cao và nhỏ, sau đó có âm thanh tựa như trước một trận giông tố, rồi tiếng sấm nổ. Khi kết hợp các phần lại với nhau sẽ thấy được sự căng thẳng, hỗn loạn, cao trào, bùng nổ nối tiếp nhau dồn dập như một cơn bão.

Nhịp điệu âm thanh được chia thành các đoạn, mở màn là các âm thanh rõ và rời rạc, sau đó là nhiều âm thanh dồn dập cùng một lúc, rồi lại chậm và rời, rồi lại đến dồn dập. Nhưng càng về sau âm thanh lại cao trào hơn phần trước khiến cho tác phẩm mang tính kịch tính hơn. Diễn biến của âm nhạc giống như một làn sóng mà càng về sau càng mãnh liệt. Điều đặc biệt nhất là chính khoảnh khắc trước khi biến cố xảy ra, âm thanh được cắt đi, sân khấu rơi vào tĩnh lặng.


Nhạc sĩ Sergei Maingardt
PV: Và làm thế nào nhạc sĩ đã tạo được hiệu quả âm thanh như vậy?

Nhạc sĩ Sergei Maingardt: Để tính thể hiện của tác phẩm đạt đến đỉnh cao, tôi đã kết hợp việc xử lí âm thanh với việc từng đoạn âm thanh được tính toán kĩ lưỡng đến từng giây.

Đồng thời bản nhạc được chia làm nhiều phân khúc, có đoạn chậm, cao, dồn dập, từ những âm thanh đơn và đến những tổ hợp nhiều âm thanh khác nhau. Vị trí của các loa như đã nói cũng rất quan trọng, đầu tiên âm âm thanh dội từ phía trên mặt trước sân khấu xuống dưới sân diễn, sau đó từ từ lan rộng ra khắp khán phòng, bật lại các góc tường, khi tiếng trống vang lên là lúc âm thanh đưa khán giả sang một không gian khác, rồi cũng chính tiếng trống đó bất thình lình đưa họ trở lại khán phòng.

PV: Có thể thấy sự đầu tư, tìm tòi của nhạc sĩ trong tác phẩm "thắp sáng" là rất lớn, nhạc sĩ có thường đầu tư một cách kỹ lưỡng như vậy không?

Nhạc sĩ Sergei Maingardt: Tôi đã sáng tác âm nhạc cho nhiều tác phẩm múa đương đại, mỗi tác phẩm đều khác nhau do vậy có những hình thức, đặc điểm cũng như quá trình làm việc cho một tác phẩm cũng khác nhau. Tác phẩm dành cho 10 diễn viên múa sẽ khác tác phẩm dành cho 4 diễn viên múa.

Năm 2012, tôi cũng đã cộng tác với biên đạo múa Anna Konjetzky trong một vở múa đương đại.

PV: Vậy âm nhạc viết cho tác phẩm đươc biểu diễn bởi 10 diễn viên múa sẽ khác tác phẩm dành cho 4 diễn viên múa như thế nào, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Sergei Maingardt: Thực ra sự khác biệt căn bản nằm ở tính chất của mỗi vở diễn, của người nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu, người ta thực sự phải cân nhắc xem âm nhạc có tương ứng với năng lượng thể hiện của người nghệ sĩ không hoặc ngược lại.

Nếu như không có sự kết hợp hài hòa giữa nhạc và chuyển động sẽ khiến khán giả cảm thấy quá tải, phải nhìn quá nhiều và nghe quá nhiều cùng một lúc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sáng tác nhạc cho vở diễn 1 người ít phức tạp hơn cho vở diễn 10 người, hay là tác động của vở nhạc đông người với khán giả rõ nét hơn một vở nhạc ít người trình diễn. Mà vấn đề chính là người nhạc sĩ phải tính toán để phần nhạc kết hợp ăn ý với phần biên đạo để cho ra một tác phẩm hoàn chỉnh.

PV: Múa đương đại là hình thức múa cho phép thể nghiệm rất nhiều hình thức âm nhạc khác nhau, và giúp động tác múa diễn tả được nhiều cảm xúc, vậy theo nhạc sĩ vai trò của âm nhạc trong múa đương đại là như thế nào?

Nhạc sĩ Sergei Maingardt: Âm nhạc không phải là phần nền trong múa đương đại, mà múa đương đại là một khối thống nhất gồm có 2 phần thể hiện của biên đạo và của âm nhạc. Phần chuyển động và phần âm thanh cho nên âm nhạc chính là một phần của múa đương đại.

PV: Vậy nếu xảy ra trường hợp múa đương đại không cần âm nhạc thì sao...theo nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Sergei Maingardt: Một câu hỏi thú vị, tôi cho rằng trong một tác phẩm mà nếu các diễn viên sử dụng các chuyển động để biểu đạt ý tưởng, không cần đến âm thanh, nếu nó hợp lý, tôi cũng rất ủng hộ.

Tuy nhiên, người ta phải đưa ra được một khái niệm thích hợp tại sao họ không cần tới âm thanh, cũng như việc múa đương đại luôn gắn liền với âm nhạc.

Tôi nghĩ về cả hai hướng đó đều có khả năng thực hiện theo các loại hình nghệ thuật khác nhau. Về khía cạnh múa đương đại, người ta có thể thấy rõ ràng rằng âm nhạc và biên đạo có tác động lẫn nhau.  

Điều đó tạo ra sự khác biệt cho từng chuyển động, hoặc là âm nhạc và chuyển động cùng lúc, hoặc là chuyển động trước rồi tới âm nhạc hoặc ngược lại. Tóm lại việc viết nhạc không phải là việc làm tự phát, mà nó nằm trong quy trình của một hệ thống sáng tạo, tạo ra một tác phẩm nhạc đương đại.

* PV: Xin cảm ơn nhạc sĩ./.                            

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Múa đương đại Việt-Anh ra mắt khán giả Hà Nội
Múa đương đại Việt-Anh ra mắt khán giả Hà Nội

Ngày 17 và 18/10, lần đầu tiên một chương trình múa đương đại thể loại sized specific (được sáng tác cho riêng một không gian) sẽ ra mắt khán giả Hà Nội tại Gò Đống Đa, đường Tây Sơn (Hà Nội)

Múa đương đại Việt-Anh ra mắt khán giả Hà Nội

Múa đương đại Việt-Anh ra mắt khán giả Hà Nội

Ngày 17 và 18/10, lần đầu tiên một chương trình múa đương đại thể loại sized specific (được sáng tác cho riêng một không gian) sẽ ra mắt khán giả Hà Nội tại Gò Đống Đa, đường Tây Sơn (Hà Nội)

Ra mắt vở múa “Luống cày” tại Liên hoan Múa Đương đại
Ra mắt vở múa “Luống cày” tại Liên hoan Múa Đương đại

VOV.VN - Vở diễn của Bỉ mang lại xúc cảm tuyệt vời cho người xem với những động tác như trong môi trường không trọng lượng.

Ra mắt vở múa “Luống cày” tại Liên hoan Múa Đương đại

Ra mắt vở múa “Luống cày” tại Liên hoan Múa Đương đại

VOV.VN - Vở diễn của Bỉ mang lại xúc cảm tuyệt vời cho người xem với những động tác như trong môi trường không trọng lượng.

Chương trình “Múa Đương đại – Châu Âu gặp Việt Nam”
Chương trình “Múa Đương đại – Châu Âu gặp Việt Nam”

Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án hợp tác ​​của mạng lưới các tổ chức văn hoá châu Âu (EUNIC) tại Việt Nam với Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB).

Chương trình “Múa Đương đại – Châu Âu gặp Việt Nam”

Chương trình “Múa Đương đại – Châu Âu gặp Việt Nam”

Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án hợp tác ​​của mạng lưới các tổ chức văn hoá châu Âu (EUNIC) tại Việt Nam với Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB).

Múa đương đại châu Âu gặp Việt Nam lần thứ hai
Múa đương đại châu Âu gặp Việt Nam lần thứ hai

Chương trình do Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam phối hợp với Viện Goethe Hà Nội và Phái đoàn Wallonie-Bruselles tại Việt Nam tổ chức.

Múa đương đại châu Âu gặp Việt Nam lần thứ hai

Múa đương đại châu Âu gặp Việt Nam lần thứ hai

Chương trình do Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam phối hợp với Viện Goethe Hà Nội và Phái đoàn Wallonie-Bruselles tại Việt Nam tổ chức.

Thăng Long - Hà Nội qua nghệ thuật múa đương đại
Thăng Long - Hà Nội qua nghệ thuật múa đương đại

(VOV) - Tối 8/10, tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội, diễn ra cuộc thi “Những tác phẩm múa về Thăng Long – Hà Nội”. 

Thăng Long - Hà Nội qua nghệ thuật múa đương đại

Thăng Long - Hà Nội qua nghệ thuật múa đương đại

(VOV) - Tối 8/10, tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội, diễn ra cuộc thi “Những tác phẩm múa về Thăng Long – Hà Nội”. 

Vũ công "Bước nhảy" thăng hoa với múa Đương đại
Vũ công "Bước nhảy" thăng hoa với múa Đương đại

(VOV) - Đêm Đương đại đã diễn ra vào 21h tối 12/1 với sự tham gia của những thí sinh top 20 “Thử thách cùng bước nhảy".

Vũ công "Bước nhảy" thăng hoa với múa Đương đại

Vũ công "Bước nhảy" thăng hoa với múa Đương đại

(VOV) - Đêm Đương đại đã diễn ra vào 21h tối 12/1 với sự tham gia của những thí sinh top 20 “Thử thách cùng bước nhảy".

Múa đương đại Italy đến Việt Nam
Múa đương đại Italy đến Việt Nam

“Touch” là vở múa sáng tạo mới của đoàn nghệ thuật Oplas Danza – một trong các đoàn múa Italy được đánh giá cao nhất trong các festival trên thế giới.

Múa đương đại Italy đến Việt Nam

Múa đương đại Italy đến Việt Nam

“Touch” là vở múa sáng tạo mới của đoàn nghệ thuật Oplas Danza – một trong các đoàn múa Italy được đánh giá cao nhất trong các festival trên thế giới.

Trình diễn vở múa đương đại “Sương sớm” tại Hà Nội
Trình diễn vở múa đương đại “Sương sớm” tại Hà Nội

(VOV) - Vở diễn là một câu chuyện kể về một buổi sáng trong sương sớm của người nông dân, với những công việc thường ngày quen thuộc.

Trình diễn vở múa đương đại “Sương sớm” tại Hà Nội

Trình diễn vở múa đương đại “Sương sớm” tại Hà Nội

(VOV) - Vở diễn là một câu chuyện kể về một buổi sáng trong sương sớm của người nông dân, với những công việc thường ngày quen thuộc.