Sửa luật không kịp thời thì “tội nghiệp” cho nền kinh tế

VOV.VN - ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho rằng, quy trình sửa đổi luật vẫn quá cồng kềnh, chậm chạp. Cứ thế này thì "tội nghiệp" cho nền kinh tế, cho người dân.

Thời gian qua, hiệu quả đầu tư công chưa đạt được như kỳ vọng do chậm trễ trong giải ngân, phân bổ chưa hợp lý, đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát, dự án kéo dài, đội vốn... khiến ngân sách vốn đã eo hẹp lại càng thêm khó khăn hơn.

Các nhà lập pháp đang "mổ xẻ" những bất cập trong Luật Đầu tư công và tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi các điểm chưa phù hợp để tháo gỡ điểm nghẽn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Dự kiến, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) vào ngày 13/6 tới, một ngày trước khi Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV kết thúc.

Cần tháo gỡ vướng mắc để nâng cao hiệu quả đầu tư công. (Ảnh minh hoạ: KT)

Cần tích cực gỡ điểm nghẽn

Chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc liên quan tới đầu tư công, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) nhận định, Luật Đầu tư công có nhiều điểm bất hợp lý. Ở thời điểm ban hành luật (năm 2014), hoạt động đầu tư công trở thành một bức xúc xã hội: đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát lớn. "Đây cũng là giai đoạn có nhiều vụ án kinh tế mà bây giờ chúng ta đang phải xử lý hậu quả. Trong bối cảnh đó, có lẽ sự chuẩn bị gấp gáp để sớm ban hành luật là một trong những nguyên nhân dẫn tới một số tồn tại, không đồng bộ, mâu thuẫn chồng chéo với các văn bản pháp quy hiện hành; tạo ra những điểm nghẽn trong Luật", ông Ngân thẳng thắn nêu.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, thực tiễn triển khai đầu tư công hiện nay vướng mắc không chỉ ở Luật Đầu tư công mà còn có cả sự mâu thuẫn giữa văn bản pháp quy ban hành trước với văn bản ban hành sau, tức là có sự "gấp khúc", như với Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư...

"Ví dụ như dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất tại TPHCM. Sau 3 năm chuẩn bị, bây giờ lại phải làm lại dự án. Theo quy định của Luật Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải không phải là đơn vị trình đề án, mà đề án này phải do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM tham mưu cho UBND TP để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, rồi bộ này lại trình lên Chính phủ, rất phức tạp", ông Ngân cho hay. 

ĐBQH Trần Hoàng Ngân

Do đó, đại biểu đoàn TP HCM kiến nghị, cần tích cực tháo gỡ điểm nghẽn thể chế. Bản thân Quốc hội là cơ quan lập pháp, phải làm việc tích cực hơn nữa, nhiều trường hợp không thể chờ đến 2 kỳ họp để sửa một vài nội dung nho nhỏ.

Quy trình sửa đổi luật, đôi khi chỉ là tình tiết nhỏ, hiện vẫn quá cồng kềnh, chậm chạp. Trong trường hợp cụ thể của Luật Đầu tư công, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, sửa đổi như dự thảo vẫn không đủ tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn.

"Tôi cho rằng các đại biểu, nhất là đại biểu chuyên trách cần làm việc tích cực hơn nữa, rà soát, tiếp thu các ý kiến phản ánh để nhận diện những vướng mắc, bất cập, đệ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội áp dụng những hình thức họp trực tuyến để xin ý kiến Quốc hội, thậm chí biểu quyết điện tử, để công tác xây dựng pháp luật kịp thời hơn, không nhất thiết phải chờ đến kỳ họp, triệu tập tất cả các đại biểu. Cứ chờ thế này thì “tội nghiệp” cho nền kinh tế, cho người dân quá", ông Ngân nói.

Chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư công

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) cho rằng, cần bổ sung làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc công khai nội dung đầu tư công vì quy định này còn chung chung, chưa thể hiện rõ theo quy định của pháp luật nào, mang tính hình thức, không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm người đứng đầu và triển khai thực hiện trên thực tế.

Ông Hà đề nghị làm rõ các vấn đề được cho là đặc thù để bảo đảm hiệu quả đầu tư công nói chung và công khai nội dung đầu tư công nói riêng. Đó là, nguyên tắc đối tượng, thời gian, địa điểm, hình thức, phương pháp, phương tiện, các điều kiện bảo đảm về tổ chức, cán bộ, kinh phí, tiêu chí đánh giá hiệu quả, xử lý trách nhiệm người đứng đầu.

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà nhấn mạnh: Cần bổ sung làm rõ tiêu chí và thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công khẩn cấp. Dự thảo luật tuy đã giải thích về “dự án đầu tư công khẩn cấp” nhưng quy định này chưa rõ dẫn đến nguy cơ lách luật, lạm quyền, tham nhũng. Theo ông Hà, vấn đề đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án đầu tư công là quan trọng.

Thực tế cho thấy không ít dự án đầu tư công kém hiệu quả gây thất thoát, lãng phí, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng an cư, sinh kế và suy giảm niềm tin của cử tri và nhân dân vùng dự án, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tham nhũng như dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, xơ sợi Đình Vũ, dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên.

"Để chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư công, củng cố niềm tin và bảo đảm an sinh của cử tri, của nhân dân, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tôi đề nghị bổ sung vào dự thảo tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu qủa đầu tư công, đồng thời rà soát luật chuyên ngành khác, nhất là Luật Xây dựng để bổ sung quy định về hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án thuộc loại này", ông Hà nói.

Vướng nhiều nhất ở khâu thực hiện

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP HCM), vấn đề cần "mổ xẻ" là đầu tư công thời gian vừa qua chậm do vướng quy định của pháp luật hay do khâu tổ chức thực hiện chưa đạt yêu cầu.

"Nếu do vướng về mặt pháp luật thì mổ xẻ để sửa luật, nhưng nếu phù hợp, không cản trở gì thì khâu tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, nhất quán, thiếu sự tập trung thì phải điều chỉnh ở khâu này", bà Tâm nêu ý kiến.

ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm

Căn cứ tình hình thực tiễn của TP HCM, bà Tâm cho biết, vướng nhiều nhất ở khâu tổ chức thực hiện nên đề nghị cần đánh giá kỹ lại vấn đề này.

Về vấn đề này, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) cho rằng, tình trạng khảo sát, lập và phê duyệt dự án còn nhiều thiếu sót cần điều chỉnh quy mô, tổng mức đầu tư, điều chỉnh nhiều lần và điều chỉnh giá trị lớn, điển hình như kết quả kiểm toán nhà nước đối với tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi điều chỉnh 3 lần, tăng 147,9 tỷ đồng, dự án ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh điều chỉnh 6 lần, tăng 3.956 tỷ đồng.

"Do đó, việc điều chỉnh dự án cần phải quy định chặt chẽ, sớm khắc phục tình trạng như hiện nay", bà Tuyết nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải ngân vốn đầu tư công quá chậm chạp
Giải ngân vốn đầu tư công quá chậm chạp

VOV.VN - Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong 4 tháng qua, vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản tăng nhanh…là những tin đáng chú ý.

Giải ngân vốn đầu tư công quá chậm chạp

Giải ngân vốn đầu tư công quá chậm chạp

VOV.VN - Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong 4 tháng qua, vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản tăng nhanh…là những tin đáng chú ý.

PTT Vương Đình Huệ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
PTT Vương Đình Huệ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công qua hệ thống kho bạc tính đến hết tháng 4 là 68.548 tỷ đồng, đạt 16,45%.

PTT Vương Đình Huệ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

PTT Vương Đình Huệ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công qua hệ thống kho bạc tính đến hết tháng 4 là 68.548 tỷ đồng, đạt 16,45%.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).

ĐBQH: Sửa Luật Đầu tư công chỉ mang tính “chữa cháy“?
ĐBQH: Sửa Luật Đầu tư công chỉ mang tính “chữa cháy“?

VOV.VN - Theo ĐBQH Nguyễn Đức Kiên, việc sửa Luật Đầu tư công chỉ là hình thức "chữa cháy" chứ không thể đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong các năm khác.

ĐBQH: Sửa Luật Đầu tư công chỉ mang tính “chữa cháy“?

ĐBQH: Sửa Luật Đầu tư công chỉ mang tính “chữa cháy“?

VOV.VN - Theo ĐBQH Nguyễn Đức Kiên, việc sửa Luật Đầu tư công chỉ là hình thức "chữa cháy" chứ không thể đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong các năm khác.

TP HCM điều chỉnh mức đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020
TP HCM điều chỉnh mức đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

VOV.VN - HĐND TP HCM đã thông qua tờ trình về việc điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 23.615 tỷ đồng.

TP HCM điều chỉnh mức đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

TP HCM điều chỉnh mức đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

VOV.VN - HĐND TP HCM đã thông qua tờ trình về việc điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 23.615 tỷ đồng.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020

VOV.VN - Thủ tướng vừa điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương trong nước.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020

VOV.VN - Thủ tướng vừa điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương trong nước.

Nguồn vốn đầu tư công tồn dư lớn, hiệu quả thấp
Nguồn vốn đầu tư công tồn dư lớn, hiệu quả thấp

VOV.VN - Số chuyển nguồn vốn đầu tư công khá lớn, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm dẫn đến nguồn vốn đầu tư công tồn dư lớn, hiệu quả thấp.

Nguồn vốn đầu tư công tồn dư lớn, hiệu quả thấp

Nguồn vốn đầu tư công tồn dư lớn, hiệu quả thấp

VOV.VN - Số chuyển nguồn vốn đầu tư công khá lớn, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm dẫn đến nguồn vốn đầu tư công tồn dư lớn, hiệu quả thấp.