Bình Thuận: Phát hiện khu mộ táng có niên đại sớm hơn thời Sa Huỳnh

VOV.VN - Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện hàng chục mộ táng và di vật có niên đại sớm hơn thời văn hóa Sa Huỳnh ở tỉnh Bình Thuận.

Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện hàng chục mộ táng và di vật có niên đại sớm hơn thời văn hóa Sa Huỳnh ở di tích khảo cổ Động Bà Hòe, tỉnh Bình Thuận. Phát hiện mới này có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử ven biển miền Trung, nhất là văn hóa bản địa ở vùng đất cuối dải miền Trung.

Nhóm khảo cổ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đang khai quật tại hiện trường.

Nhóm khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng tỉnh Bình Thuận hiện đang khai quật di tích khảo cổ Động Bà Hòe, ở thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc.

Bóc tách từng lớp đất cát trong trong vòng một tháng qua, nhóm khảo cổ vừa phát hiện khu mộ táng rộng 250 mét vuông, lộ lên 23 ngôi mộ nồi và mộ đất cùng nhiều di vật cổ, trong đó có ly gốm dạng văn thừng thô mịn, mang phong cách sớm hơn thời Sa Huỳnh.

Phát hiện mới này khẳng định: ngoài lớp cư trú văn hóa thời Sa Huỳnh như các đợt khảo cổ trước, ở đây còn tồn tại lớp cư trú sớm hơn có niên đại cách đây khoảng 2.500 - 3.000 năm.

Nhân viên kỹ thuật đang bảo vệ các di vật khảo cổ.

Chia sẻ về điều này, ông Trương Đắc Chiến, chuyên gia khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: “Di tích động Bà Hòe này vừa có một giai đoạn sớm, vừa có giai đoạn muộn, vừa có yếu tố văn hóa tiền Sa Huỳnh, vừa có yếu tố văn hóa Sa Huỳnh. Cho nên việc nghiên cứu di tích này rất là quan trọng, bởi nó góp phần cho chúng ta nhận thức được bước phát triển từ giai đoạn tiền Sa Huỳnh lên văn hóa Sa Huỳnh như thế nào”.

Nhà khảo cổ Trương Đắc Chiến (áo thun xanh) đang tra đổi kỹ thuật với ông Nguyễn Xuân Lý, Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận.

Một số mộ nồi trong khu mộ táng vừa phát hiện ở động cát Bà Hòe, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.

Di tích khảo cổ Động Bà Hòe tỉnh Bình Thuận được phát hiện vào năm 1920 khi người Pháp thi công tuyến đường 1. Đến nay, đã có 6 đợt khảo cổ được thực hiện tại di tích này.

Ly gốm trang trí họa tiết văn thừng được phát hiện trong khu vực mộ táng động Bà Hòe.

Trước đây, các di tích phát hiện trên các động cát ở Bình Thuận cũng như miền Trung thường được các nhà nghiên cứu gộp vào văn hóa Sa Huỳnh. Theo nhà khảo cổ Trương Đắc Chiến, phát hiện mới này cho thấy sự thật không phải như vậy. Các lớp cư trú ở đây có các yếu tố sớm muộn khác nhau, yếu tố văn hóa bản địa khác nhau cần được tiếp tục nghiên cứu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai quật khảo cổ di tích lăng vua Trần Hiến Tông
Khai quật khảo cổ di tích lăng vua Trần Hiến Tông

VOV.VN -Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho phép khai quật khảo cổ di tích lăng Ngải Sơn (thuộc xã An Sinh, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh).

Khai quật khảo cổ di tích lăng vua Trần Hiến Tông

Khai quật khảo cổ di tích lăng vua Trần Hiến Tông

VOV.VN -Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho phép khai quật khảo cổ di tích lăng Ngải Sơn (thuộc xã An Sinh, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh).

Di tích nhà Bạch Công tử... trống không
Di tích nhà Bạch Công tử... trống không

Được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, nhưng sau khi tổ chức lễ đón nhận, nhà Bạch Công tử (Tiền Giang) vẫn chỉ là ngôi nhà trống không.

Di tích nhà Bạch Công tử... trống không

Di tích nhà Bạch Công tử... trống không

Được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, nhưng sau khi tổ chức lễ đón nhận, nhà Bạch Công tử (Tiền Giang) vẫn chỉ là ngôi nhà trống không.

Quy hoạch phân khu di tích Hồ Gươm như thế nào?
Quy hoạch phân khu di tích Hồ Gươm như thế nào?

VOV.VN - Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội: quy hoạch phân khu di tích Hồ Gươm đã cơ bản hoàn thành và đang hoàn thiện để trình TP phê duyệt

Quy hoạch phân khu di tích Hồ Gươm như thế nào?

Quy hoạch phân khu di tích Hồ Gươm như thế nào?

VOV.VN - Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội: quy hoạch phân khu di tích Hồ Gươm đã cơ bản hoàn thành và đang hoàn thiện để trình TP phê duyệt