Đạo diễn trẻ 9X dựng nhạc kịch "Góc phố danh vọng"

VOV.VN - Hai vở nhạc kịch do đạo diễn trẻ Nguyễn Phi Phi Anh dàn dựng và công diễn đã gây ấn tượng mạnh với khán giả.

Đang theo học tại Mỹ, tranh thủ thời gian nghỉ hè ngắn ngủi, Nguyễn Phi Phi Anh về nước cùng các bạn trẻ thực hiện hai vở nhạc kịch “Góc phố danh vọng” và “Những đêm hè sau cuối”. Mỗi vở diễn ra từ 4-5 buổi và buổi nào cũng cháy vé. Phóng viên VOV đã có buổi trò chuyện với đạo diễn trẻ tài năng này.    

Khán giả xem để trải nghiệm

PV: Cảm xúc của Phi Anh như thế nào sau khi dự án kép năm 2013 khép lại với 9 buổi biểu diễn chật kín khán phòng?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Tôi thật sự vui và hạnh phúc vì sự đón nhận của khán giả. Tôi còn vui vì các bạn diễn viên, nhạc công và các cộng tác viên đã làm việc hết sức mình. Khi các bạn diễn, các bạn chơi, các bạn đã dốc cả trái tim và trí óc vào tác phẩm cho nên cảm xúc rất chân thật. Đó là điều mà tôi thấy mãn nguyện và tự hào.

PV: Rất đông các bạn trẻ đã tham dự vòng casting online (tuyển sinh trực tuyến) để mong tìm kiếm được vai diễn trong “Góc phố danh vọng” và “Những đêm hè sau cuối”, chắc chắn không phải do thù lao hấp dẫn. Phi Anh có bí quyết gì mà chiêu tập được đông đảo các bạn trẻ tham gia vào những vở diễn của mình như vậy?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Tôi nghĩ rằng do tính chất của dự án. Nhờ thành công của “Góc phố danh vọng” năm ngoái mà năm nay các bạn trẻ có niềm tin vào dự án. Hơn nữa, do chúng tôi gần tuổi nhau nên rất dễ làm việc.

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh

PV: Khi làm việc, các đạo diễn nước ngoài rất tôn trọng sự sáng tạo của diễn viên. Còn Phi Anh thì sao?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Tất cả các nhân vật trên sân khấu là sản phẩm của các diễn viên. Việc tôi làm chỉ là điều phối để cho các nhân vật có sự liên quan và thống nhất với nhau. Không những thế, trong quá trình tập luyện, các bạn còn tích cực tham gia góp ý xây dựng để hoàn thiện kịch bản. “Những đêm hè sau cuối” ra mắt khán giả là phiên bản thứ 14. Không chỉ dừng lại ở việc tôn trọng diễn viên mà tôi còn phải nghe theo diễn viên bởi họ mới là người diễn chứ không phải tôi. Họ góp ý điều gì đều xuất phát từ cảm xúc thật của họ, mình phải tôn trọng.

PV: Như vậy, các bạn trẻ tìm đến với Phi Anh vì được thỏa sức sáng tạo?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Cái gì cũng có khuôn khổ của nó. Tôi không dập khuôn ép các bạn phải như thế này, như thế kia nhưng tôi đề cao tính kỉ luật. Không phải các bạn cứ sáng tạo thế nào cũng được. Sự sáng tạo phải phù hợp với nhân vật khác, phải tôn trọng tập thể. Không chỉ tôi phải tôn trọng các bạn ấy mà các bạn ấy cũng phải tôn trọng lẫn nhau.

PV: Qua thành công của những đêm diễn, có thể nhận thấy nhạc kịch Broadway có tiềm năng phát triển tại Việt Nam?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Điều này không thể nói trước được. Rất nhiều người và ngay cả bản thân tôi thường hay cả thèm chóng chán. Một vở, hai vở còn thấy hay chứ đến vở thứ ba chưa chắc đã thấy hay. Yếu tố may rủi khá cao bởi nội dung kịch bản phải phù hợp với thời đại trong khi tình hình xã hội thay đổi liên tục. Kịch bản “Góc phố danh vọng” năm nay mặc dù vẫn đông khán giả đi xem nhưng không hồ hởi bằng năm ngoái, bởi có những đề tài chỉ một vài tháng sau đã thành cũ.

PV: Các đêm diễn “Góc phố danh vọng” và “Những đêm hè sau cuối” đều cháy vé. Theo Phi Anh, khán giả đến do yếu tố tò mò hay do nhạc kịch có cách thể hiện gần gũi với đời sống của họ?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Tôi nghĩ, cái cơ bản là họ muốn tiếp cận với cái mới. Người ta đi xem không phải để bới móc xem nó có hay hay không mà họ đi xem để trải nghiệm. Hơn nữa sự đa dạng của thể loại giúp nhạc kịch hấp dẫn khán giả. Khán giả được xem diễn, xem nhảy, nghe hát… có bi, có hài kịch đưa người xem từ cảm xúc này đến cảm xúc khác.

“Cơ hội nào đáng để nắm bắt thì tôi sẽ nắm bắt”

PV: Sân khấu kịch truyền thống đang tìm mọi cách thu hút khán giả đến rạp nhưng chưa thành công, theo Phi Anh bởi thiếu điều gì?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Tôi nghĩ là thiếu sự mới mẻ. Đôi khi tôi cũng muốn đi xem kịch truyền thống nhưng chưa bước vào rạp đã hình dung ra vở diễn làm mình mất hứng thú. Thêm nữa sự đầu tư cho vở diễn còn sơ sài, chưa thấy khát khao làm mới, khát khao thay đổi để kéo khán giả đến rạp. Diễn viên sân khấu chính kịch được đào tạo bài bản, họ là những người rất giỏi nhưng kịch bản, hoặc cách dàn dựng chưa có sự mới mẻ. Nếu cứ đi vào lối mòn, khán giả ăn nhiều một món sẽ cảm thấy chán. Nếu sân khấu truyền thống cởi mở hơn thì sẽ thu hút khán giả hơn.

Một cảnh trong vở diễn "Những đêm hè sau cuối"

PV: Nhiều người kêu giới trẻ Việt Nam khá thụ động. Có thời gian làm việc với các bạn trẻ Việt Nam, Phi Anh nhận thấy họ là người như thế nào?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Tôi thấy các bạn trẻ khi được cho một cơ hội để sáng tạo các bạn ấy đã sáng tạo hết mình. Các bạn ấy tranh đấu đến cùng để vai diễn của mình được hay hơn. Ví dụ khi được phân vai diễn, các bạn kêu nên rằng vai diễn này đang nhạt, cần nghĩ thêm lời thoại hay hơn hay nhân vật của mình phải hành động như thế này mới logic. Tôi không nghĩa giới trẻ Việt Nam thụ động mà chẳng qua họ đang bị môi trường sống không cho họ cơ hội để chủ động. Bạn nào may mắn được đặt vào môi trường cho phép sáng tạo thì các bạn sẽ sáng tạo hết mình.

PV: Để có thể gặt hái được thành công, Phi Anh thấy các bạn trẻ Việt Nam đang thiếu điều gì?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Cái mà các bạn trẻ Việt Nam đang thiếu đó là dám đứng lên, dám theo đuổi ước mơ của mình đến cùng. Các bạn có ước mơ nhưng các bạn thường do dự thực hiện bởi nghĩ rằng môi trường xung quanh, kể cả bố mẹ mình, không cho phép mình làm thế hoặc thấy chưa tự tin thực hiện vì còn thiếu điều này điều kia nên đôi khi các bạn tự từ bỏ ước mơ của mình. Các bạn chấp nhận đi theo con đường mà mọi người đang đi. Nó an toàn nhưng nhàm chán.

PV: Sau dự án kép năm 2013 này, kế hoạch tiếp theo của Phi Anh là gì?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Còn chưa đến 1 tuần nữa Phi Anh lên đường sang Mỹ học tiếp. Hè năm tới nhà trường yêu cầu đi thực tập nên tôi không thể về Việt Nam làm dự án. Thêm nữa, hiện tại tôi chưa nghĩ ra kịch bản gì đáng phải làm cả. Đối với tôi kịch bản phải hay và phải khả thi thì tôi mới làm. Tôi nghĩ mình cần phải học tiếp bởi muốn cho ra đời một tác phẩm hay thì phải tìm hiểu, phải học. Điều này đòi hỏi thời gian.

PV: Phi Anh hiện đang theo học chuyên ngành đạo diễn, biên kịch, khoa Sân khấu - Điện ảnh, Đại học Hampshire (Mỹ). Con đường của Phi Anh là trở thành một đạo diễn điện ảnh?

Đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh: Tôi không gò bó mình cứ phải làm kịch hay cứ phải làm phim. Cơ hội nào đến với tôi mà tôi thấy nó đáng để nắm bắt thì tôi sẽ nắm bắt. Tôi có thể làm cả những công việc rất đơn giản miễn là nó mang lại cho tôi niềm vui. Tôi không đặt ra mục tiêu là hàng năm bằng mọi giá phải thực hiện được một dự án lớn. Tôi có cả những mục tiêu trên mây nhưng tôi sợ nói trước bước không qua nên thôi cứ từ từ. Việc trước mắt là cứ học đã, đến thời điểm ý tưởng chín muồi và khả thi thì sẽ sẽ thực hiện.

PV: Cảm ơn đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tai biến” - đưa chuyện "lợi ích nhóm" lên sân khấu kịch
“Tai biến” - đưa chuyện "lợi ích nhóm" lên sân khấu kịch

(VOV) - Đây là tác phẩm sân khấu đầu tiên khai thác vấn đề về cuộc đấu tranh với “lợi ích nhóm” của Nhà hát Kịch Việt Nam.

“Tai biến” - đưa chuyện "lợi ích nhóm" lên sân khấu kịch

“Tai biến” - đưa chuyện "lợi ích nhóm" lên sân khấu kịch

(VOV) - Đây là tác phẩm sân khấu đầu tiên khai thác vấn đề về cuộc đấu tranh với “lợi ích nhóm” của Nhà hát Kịch Việt Nam.

Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt vở diễn mới về đồng tính
Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt vở diễn mới về đồng tính

(VOV) - Nội dung vở kịch kể về cuộc sống của những người đồng tính, song tính và chuyển giới…

Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt vở diễn mới về đồng tính

Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt vở diễn mới về đồng tính

(VOV) - Nội dung vở kịch kể về cuộc sống của những người đồng tính, song tính và chuyển giới…

"Mẹ ơi, con sắp lớn" - vở kịch về chống lao động trẻ em
"Mẹ ơi, con sắp lớn" - vở kịch về chống lao động trẻ em

(VOV) - “Vở diễn đánh thức suy nghĩ của người lớn đối với việc sử dụng lao động trẻ em trong mỗi gia đình”.

"Mẹ ơi, con sắp lớn" - vở kịch về chống lao động trẻ em

"Mẹ ơi, con sắp lớn" - vở kịch về chống lao động trẻ em

(VOV) - “Vở diễn đánh thức suy nghĩ của người lớn đối với việc sử dụng lao động trẻ em trong mỗi gia đình”.

Công diễn nhạc kịch Chicago phiên bản tiếng Việt
Công diễn nhạc kịch Chicago phiên bản tiếng Việt

Câu lạc bộ kịch Buffalo đã dàn dựng vở nhạc kịch nổi tiếng Chicago với phiên bản tiếng Việt.

Công diễn nhạc kịch Chicago phiên bản tiếng Việt

Công diễn nhạc kịch Chicago phiên bản tiếng Việt

Câu lạc bộ kịch Buffalo đã dàn dựng vở nhạc kịch nổi tiếng Chicago với phiên bản tiếng Việt.

Phan Ý Ly thành công từ “sân khấu không kịch bản”
Phan Ý Ly thành công từ “sân khấu không kịch bản”

VOV.VN - Vở diễn “Người lạ” với yếu tố thể nghiệm không chỉ nhận được phản hồi tốt của khán giả trong nước mà còn cả quốc tế.

Phan Ý Ly thành công từ “sân khấu không kịch bản”

Phan Ý Ly thành công từ “sân khấu không kịch bản”

VOV.VN - Vở diễn “Người lạ” với yếu tố thể nghiệm không chỉ nhận được phản hồi tốt của khán giả trong nước mà còn cả quốc tế.

Thi sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc
Thi sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc

(VOV)-Cuộc thi nghệ thuật sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2013 vừa khai mạc tối nay tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

Thi sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc

Thi sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc

(VOV)-Cuộc thi nghệ thuật sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2013 vừa khai mạc tối nay tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

Sân khấu sẽ sôi động hơn khi có "Chợ kịch bản"?
Sân khấu sẽ sôi động hơn khi có "Chợ kịch bản"?

VOV.VN - Chợ kịch bản hy vọng sẽ là cầu nối giữa các tác giả và đơn vị nghệ thuật để chọn ra được các tác phẩm hay cho ngành sân khấu VN.

Sân khấu sẽ sôi động hơn khi có "Chợ kịch bản"?

Sân khấu sẽ sôi động hơn khi có "Chợ kịch bản"?

VOV.VN - Chợ kịch bản hy vọng sẽ là cầu nối giữa các tác giả và đơn vị nghệ thuật để chọn ra được các tác phẩm hay cho ngành sân khấu VN.