“Em yêu dân ca” đưa âm nhạc dân tộc vào trường học

VOV.VN - Sở giáo dục TP HCM sẽ phổ cập bộ sách “Em yêu dân ca” vào các trường tiểu học để các thầy, cô dùng làm tài liệu giảng dạy.

Gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc thông qua việc đưa âm nhạc dân tộc đến với trường học là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm trong Hội thảo khoa học “Bản sắc dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc hiện nay” diễn ra sáng nay (20/11) tại TP HCM.

Hội thảo khoa học “Bản sắc dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc hiện nay” do Hội Âm nhạc TP HCM tổ chức với sự tham dự của nhiều nhạc sĩ, ca sĩ, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực âm nhạc, văn hóa.

17 tham luận trình bày tại hội thảo đã nêu được thực trạng của đời sống âm nhạc dân tộc với những bất cập tồn tại. Âm nhạc dân tộc đang dần tách rời với đời sống công chúng, nhất là với giới trẻ, bởi sự du nhập liên tiếp các hoạt động giải trí hiện đại. Trẻ em ở các đô thị ít được nghe, được biết đến các loại hình âm nhạc dân tộc.

Hội thảo khoa học “Bản sắc dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc hiện nay”.
Từ thực tế này, các đại biểu đã tập trung kiến nghị, nêu những giải pháp làm thế nào để gìn giữ bản sắc dân tộc  trong sáng tạo cũng như trong việc tiếp cận của giới trẻ. Trong đó, phải chú trọng đến tăng cường dạy âm nhạc dân tộc trong trường học.

UBND TP HCM cũng đã có dự thảo đề án “Giáo dục âm nhạc dân tộc trong trường học giai đoạn 2016-2020” với lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1(từ năm 2016-2018) tạp trung vào nội dung tìm hiểu thị hiếu âm nhạc và thành lập câu lạc bộ; Giai đoạn 2 (từ năm 2018-2019) để tăng cường nghe, nhận biết, thưởng thức và có cảm xúc về âm nhạc dân tộc; Giai đoạn 3 (từ năm 2019-2020) là thực hành biểu diễn âm nhạc dân tộc.

PGS.TS. Mỹ Liêm, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP HCM cho biết, Hội cùng với Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam vừa mới hoàn thành bộ sách “Em yêu dân ca”, và sắp tới Sở giáo dục TP HCM sẽ phổ cập bộ sách này vào các trường học để các thầy cô dùng làm tài liệu giảng dạy.

“Bộ sách này cũng sẽ là một công cụ rất là tốt cho các em học sinh cấp tiểu học để khởi đầu và làm quen với các làn điệu dân ca. Sách hướng dẫn các em ở lớp 1, lớp 2 các trò chơi đồng dao có âm nhạc; các học sinh lớp 4, lớp 5 được giới thiệu các điệu múa dân gian. Sắp tới, Sở sẽ triển khai hoặc giới thiệu tập huấn trước cho các trường tiểu học”, PGS.TS. Mỹ Liêm cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao giải “Cuộc thi Tài năng Cải lương và Dân ca kịch toàn quốc 2017“
Trao giải “Cuộc thi Tài năng Cải lương và Dân ca kịch toàn quốc 2017“

VOV.VN -Lễ Bế mạc “Cuộc thi Tài năng trẻ Diễn viên sân khấu Cải lương và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2017” diễn ra vào tối ngày 11/11 tại Đồng Nai.  

Trao giải “Cuộc thi Tài năng Cải lương và Dân ca kịch toàn quốc 2017“

Trao giải “Cuộc thi Tài năng Cải lương và Dân ca kịch toàn quốc 2017“

VOV.VN -Lễ Bế mạc “Cuộc thi Tài năng trẻ Diễn viên sân khấu Cải lương và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2017” diễn ra vào tối ngày 11/11 tại Đồng Nai.  

20 năm “Đàn và hát Dân ca” giữa lòng Hà Nội
20 năm “Đàn và hát Dân ca” giữa lòng Hà Nội

VOV.VN - Câu lạc bộ “Đàn và hát Dân ca” Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập CLB  giữa cuộc sống bộn bề với nhiều lo toan, vất vả

20 năm “Đàn và hát Dân ca” giữa lòng Hà Nội

20 năm “Đàn và hát Dân ca” giữa lòng Hà Nội

VOV.VN - Câu lạc bộ “Đàn và hát Dân ca” Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập CLB  giữa cuộc sống bộn bề với nhiều lo toan, vất vả

Thần Tượng Bolero: Lệ Quyên bỗng khát khao được hát dân ca
Thần Tượng Bolero: Lệ Quyên bỗng khát khao được hát dân ca

VOV.VN - Tập 8 Thần Tượng Bolero, Lệ Quyên muốn được hát dân ca Việt Nam sau khi theo dõi màn trình diễn "Câu hát tình quê" ngọt ngào của thí sinh đội Quang Lê

Thần Tượng Bolero: Lệ Quyên bỗng khát khao được hát dân ca

Thần Tượng Bolero: Lệ Quyên bỗng khát khao được hát dân ca

VOV.VN - Tập 8 Thần Tượng Bolero, Lệ Quyên muốn được hát dân ca Việt Nam sau khi theo dõi màn trình diễn "Câu hát tình quê" ngọt ngào của thí sinh đội Quang Lê