Giữ chiêng cổ, giữ mùa xuân Tây Nguyên

VOV.VN - Vùng Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai từ lâu đời là vùng đất giàu có bậc nhất Tây Nguyên về cồng chiêng.

Ở Tây Nguyên, từ bao đời nay, mùa ăn năm uống tháng (kéo dài từ tháng cuối đông đến tháng đầu xuân) luôn là mùa của lễ hội, của niềm vui, của những cầu mong tốt đẹp. Khi ấy, tiếng cồng, tiếng chiêng âm vang rộn ràng, như ngàn vạn sợi dây âm thanh gắn kết con người với trời đất, với cỏ cây, gắn kết cộng đồng bền chặt.

Văn hóa cồng chiêng là niềm tự hào nghìn đời của cộng đồng các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên


Giờ đây, khi Cồng chiêng đã trở thành một phần quan trọng trong di sản văn hóa nhân loại, thì việc gìn giữ, phát huy để âm thanh ấy vang mãi càng có ý nghĩa quan trọng. Đáng mừng là ở nhiều buôn làng của Tây Nguyên, dù kinh tế - xã hội có nhiều đổi thay, cồng chiêng vẫn vững vàng vị thế quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng.

Tiếng chiêng mùa xuân

Qua tay những nghệ nhân già và cả những bạn trẻ chưa đầy đôi mươi, ở làng Dăng (xã Ia O), những bản chiêng Ja Rai vang lên như tiếng suối tuôn, mưa xối và tiếng náo nức của lòng người đón mừng năm mới. Tiếng chiêng sôi sục, xua tan tiết trời hanh lạnh, vắng lặng của cả vùng biên giới xa xôi.

Bên ché rượu cần được đặt cạnh cây nêu ở giữa sân nhà rông truyền thống của làng Dăng (xã Ia O), già Rơ Mah Yơh (78 tuổi) cho biết, cồng chiêng đã gắn liền với đồng bào nơi đây từ rất nhiều đời. Ngày lễ, ngày hội hay dịp trọng đại nào cũng đều phải có cồng chiêng, có rượu cần để say, để tất cả dân làng xích lại gần nhau, gắn bó và đoàn kết với nhau.

“Ngày vui thì đánh bài vui, ngày buồn thì đánh bài buồn, ăn mừng chiến thắng cũng có bài chiêng ăn mừng chiến thắng. Đấy là bản sắc, là niềm vui, niềm tự hào của bà con” - Già Rơ Mah Yơh nói.

Niềm tự hào nghìn đời!

Già Yơh cho biết thêm, đồng bào Ja Rai ở Ia O rất quý cồng chiêng. Từ xa xưa, hầu như nhà nào cũng có cồng chiêng, nhà nào không có thì mắc cỡ với làng. Ở nhà già Yơh hiện vẫn còn hai bộ cồng chiêng. Trong đó, có một bộ chiêng Hoanh gồm 11 chiếc, và một bộ chiêng Pat, chỉ độc một cái. Đây là loại chiêng đặc biệt quý hiếm, già Yơh phải lặn lội đến tận vùng người Mường sinh sống ở Thanh Hóa mua về từ 6 năm trước với giá 160 triệu đồng.

Theo những người am hiểu, chiêng Pat được làm bằng đồng có pha đồng đen hoặc pha vàng, chiêng có màu đen pha chút nâu vàng, chiêng sáng bóng khác thường. Thời trước, một chiêng Pat phải đổi bằng 30 con trâu.

Trải qua bao đời, tiếng cồng, tiếng chiêng vẫn không ngừng âm vang trong khắp các cuộc vui, buồn, lễ hội của người Ja Rai

Già Yơh tự hào, trải qua bao năm thăng trầm, nhưng việc giữ gìn cồng chiêng luôn được các thế hệ người Ja Rai nơi đây chú trọng, nhất là những chiếc chiêng quý, chiêng cổ.

Già Yơh kể: “Đồng bào Ja Rai ở Ia O là vùng căn cứ cách mạng thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Lúc ấy, mỗi lần Mỹ đi càn là dân làng phải chạy vào rừng, có khi phải sang tận Campuchia để trốn. Khi chạy giặc, nhà cửa, tài sản, lợn gà, trâu bò có thể để lại, nhưng cồng chiêng, nhất là chiêng Pat, chiêng Pom là những chiếc chiêng quý thì dân làng phải gùi theo, sống chết cũng phải mang theo.

Hồi đó, nhiều nhà giấu cồng chiêng dưới hầm, bị Mỹ thấy rồi đốt hết. Tiếc lắm! Về lại làng nhìn thấy chiêng bị đốt là muốn khóc. Cồng chiêng là tài sản của thế hệ ông bà để lại cho mình, mình cũng phải giữ lại cho con cháu, đời này sang đời khác”.

Viết tiếp truyền thống

Được hun đúc từ những đời xa xưa, tới thời già Yơh và cho tới thời nay, tình cảm với cồng chiêng của đồng bào người Ja Rai ở xã Ia O vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Chúng vẫn được dân làng coi là tài sản vô giá, cha truyền con nối theo tục mẫu hệ.

Như gia đình anh Rơ Mah Hyiu, ở làng O, là thế hệ trẻ nhất được trao trọng trách giữ gìn cồng chiêng - thứ tài sản quý của nhiều đời trước để lại. Ngôi nhà của anh Hyiu không khang trang lắm nhưng gia đình anh vẫn được coi là “nhà giàu”, bởi có tới 7 bộ cồng chiêng, trong đó có 2 bộ chiêng Pat đặc biệt quý hiếm. Bản thân anh Hyiu cũng ý thức rất rõ, những gì mình đang gìn giữ là báu vật.

“Ngày xưa, ông bà mình khó khăn lắm mới giữ được cồng chiêng để truyền lại cho thế hệ mình. Nó là tài sản vô giá của dòng họ để truyền cho con cháu, vì thế vợ chồng mình phải hết sức giữ gìn. Nhiều người hỏi mua, trả hàng trăm triệu nhưng vợ chồng mình quyết không bán, phải giữ gìn cho con cháu, giữ bản sắc người Ja Rai” – anh Rơ Mah Hyiu nói.

Anh Rơ Mah Hyiu (bên trái) khoe chiếc chiêng Pat, loại chiêng đặc biệt quý hiếm, được cho là pha đồng đen hoặc vàng mà thời trước phải đổi bằng ba mươi con trâu

Ông Ksor Khiếu, Chủ tịch UBND xã Ia O tự hào: các thôn làng Ja Rai tại địa phương, dù không nhiều cà phê, hồ tiêu, cao su hay trâu bò hơn các thôn làng khác ở Bắc Tây Nguyên, nhưng vẫn có thể coi là giàu có nhất, bởi bà con đang gìn giữ nhiều chiêng cổ, chiêng quý, và các giá trị văn hóa truyền thống khác.

Toàn xã hiện có gần 600 bộ cồng chiêng cổ đang được gìn giữ tại 9 làng đồng bào Ja Rai. Trong xã hiện không còn hiện tượng “chảy máu” cồng chiêng, mà ngược lại, bà con còn đi tìm mua cồng chiêng ở nhiều nơi, thậm chí lên tận các vùng người Mường ở phía Bắc, hay sang tận Campuchia, Lào để mua cồng chiêng quý mang về. Ông Khiếu khẳng định, đó cũng chính là thành quả những của chính sách mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến việc phát triển kinh tế, gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Trải qua bao đời, tiếng cồng, tiếng chiêng vẫn không ngừng âm vang trong khắp các cuộc vui, buồn, lễ hội của người Ja Rai ở vùng biên ải Ia O. Với tình yêu mãnh liệt của cộng đồng nơi đây, tiếng cồng, tiếng chiêng sẽ còn nối tiếp, vang mãi giữa núi rừng Tây Nguyên. Để những buôn làng biên giới này mãi là những buôn làng giàu có cả về vật chất và tinh thần./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gia Lai đang sở hữu 5.655 bộ cồng chiêng
Gia Lai đang sở hữu 5.655 bộ cồng chiêng

Huyện Ia Grai sở hữu số lượng cồng chiêng lớn nhất tới 1.116 bộ.

Gia Lai đang sở hữu 5.655 bộ cồng chiêng

Gia Lai đang sở hữu 5.655 bộ cồng chiêng

Huyện Ia Grai sở hữu số lượng cồng chiêng lớn nhất tới 1.116 bộ.

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ngay từ buôn làng
Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ngay từ buôn làng

Để không bị mai một, văn hóa cồng chiêng rất cần đến không gian truyền thống và ý thức gìn giữ của những chủ nhân sản sinh và sở hữu di sản vô giá này.

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ngay từ buôn làng

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ngay từ buôn làng

Để không bị mai một, văn hóa cồng chiêng rất cần đến không gian truyền thống và ý thức gìn giữ của những chủ nhân sản sinh và sở hữu di sản vô giá này.

Bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng
Bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng

Cần định kỳ tổ chức các ngày hội văn hóa các dân tộc, khôi phục lễ hội dân gian.

Bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng

Bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng

Cần định kỳ tổ chức các ngày hội văn hóa các dân tộc, khôi phục lễ hội dân gian.

Âm vang “Chiêng nhí” Plei Djriêk
Âm vang “Chiêng nhí” Plei Djriêk

Nhìn các em khua nhịp cồng chiêng, kết hợp nhịp nhàng với vòng múa xoang, ít ai phát hiện ra được sự khác biệt so với một đội chiêng của người lớn

Âm vang “Chiêng nhí” Plei Djriêk

Âm vang “Chiêng nhí” Plei Djriêk

Nhìn các em khua nhịp cồng chiêng, kết hợp nhịp nhàng với vòng múa xoang, ít ai phát hiện ra được sự khác biệt so với một đội chiêng của người lớn

Kon Tum: Đêm hội cồng chiêng hội nhập và phát triển
Kon Tum: Đêm hội cồng chiêng hội nhập và phát triển

Đêm hội này diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ xúc tiến đầu tư tỉnh Kon Tum năm 2011, quy tụ 150 nghệ nhân dân gian biểu diễn...  

Kon Tum: Đêm hội cồng chiêng hội nhập và phát triển

Kon Tum: Đêm hội cồng chiêng hội nhập và phát triển

Đêm hội này diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ xúc tiến đầu tư tỉnh Kon Tum năm 2011, quy tụ 150 nghệ nhân dân gian biểu diễn...  

Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”
Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”

Điệu múa xoang, những bản cồng chiêng, các bài hát giao duyên đặc sắc của các dân tộc tỉnh Kon Tum làm nên một đêm hội tưng bừng, ấm áp.

Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”

Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”

Điệu múa xoang, những bản cồng chiêng, các bài hát giao duyên đặc sắc của các dân tộc tỉnh Kon Tum làm nên một đêm hội tưng bừng, ấm áp.

Ấn tượng đội trống chiêng nhí Bhơhôồng
Ấn tượng đội trống chiêng nhí Bhơhôồng

VOV.VN - Từ khi được thành lập, đội trống chiêng thôn Bhơhôồng liên tục được mời biểu diễn điệu múa tân tung, da dá của người dân Cơ Tu.

Ấn tượng đội trống chiêng nhí Bhơhôồng

Ấn tượng đội trống chiêng nhí Bhơhôồng

VOV.VN - Từ khi được thành lập, đội trống chiêng thôn Bhơhôồng liên tục được mời biểu diễn điệu múa tân tung, da dá của người dân Cơ Tu.

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng, tạc tượng ở Chư Păh
Bảo tồn văn hóa cồng chiêng, tạc tượng ở Chư Păh

(VOV) - Liên hoan biểu diễn cồng chiêng, tạc tượng và dệt thổ cẩm toàn huyện Chư Păh lần thứ 4 vừa diễn ra ngày 14 và 15/3.

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng, tạc tượng ở Chư Păh

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng, tạc tượng ở Chư Păh

(VOV) - Liên hoan biểu diễn cồng chiêng, tạc tượng và dệt thổ cẩm toàn huyện Chư Păh lần thứ 4 vừa diễn ra ngày 14 và 15/3.