Hát Xoan đang được bảo tồn đúng cách

(VOV) - Ông Nguyễn Bá Khiêm, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Phú Thọ trao đổi về các biện pháp bảo tồn di sản văn hóa này.

Ngày 24/11/2011, UNESCO chính thức công nhận hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Hơn một năm qua, chính quyền, các ngành chức năng và các tầng lớp nhân dân ở Phú Thọ đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xoan một cách hiệu quả.

Ông Nguyễn Bá Khiêm, Phó Giám đốc Sở VHTT& DL Phú Thọ trao đổi với phóng viên VOV về vấn đề này.

Chương trình vinh danh hát xoan Phú Thọ năm 2012

PV: Theo ông, kết quả đáng mừng trong hơn một năm qua trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản hát Xoan là gì?

Ông Nguyễn Bá Khiêm: Sau hơn một năm được vinh danh, hiện nay điều đáng mừng là nhận thức của mọi người dân không những ở vùng đất Tổ mà trong cả nước đều biết là hát Xoan là một di sản văn hóa từ thời dựng nước, gắn với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc trên vùng đất Tổ. Từ tầng sâu văn hóa, hát Xoan trở thành giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Tỉnh Phú Thọ đã dành những điều kiện nhất định thuận lợi để bảo tồn hát Xoan. Cụ thể là về công tác tuyên truyền thì chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan ở Trung ương, địa phương sản xuất những chương trình để tuyên truyền về hát Xoan.

Chúng tôi cũng xuất bản những tập hát Xoan như: Hát Xoan Phú Thọ, hát Xoan một chặng đường, biên tập những đĩa CD, VCD quảng bá và tuyên truyền, một phần nữa chúng tôi đưa vào làm quà tặng cho những tua, tuyến du lịch.

Ông Nguyễn Bá Khiêm, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Phú Thọ

PV: Thưa ông, chúng tôi được biết tỉnh Phú Thọ đã ban hành qui chế phong tặng các nghệ nhân hát Xoan?

Ông Nguyễn Bá Khiêm: Chúng tôi luôn luôn coi các nghệ nhân là các báu vật nhân văn sống, những người vừa lưu giữ, vừa truyền dạy hát Xoan cho các thế hệ sau.

Tuy vậy, hiện ở Phú Thọ có 69 nghệ nhân hát Xoan trên 60 tuổi, nhưng chỉ có 8 người có đủ sức khỏe để truyền dạy. Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành qui chế phong tặng nghệ nhân hát Xoan. Có lẽ đây là tỉnh đầu tiên ban hành qui chế này.

Và đợt đầu tiên, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa VN 23/11/2012, chúng tôi đã xét chọn vinh danh 34 nghệ nhân, trong 31 nghệ nhân thuộc tỉnh Phú Thọ, 3 nghệ nhân thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

PV: Như vậy hát Xoan luôn luôn đón nhận được sự nâng niu, trân trọng, nhưng cũng có không ít thách thức trong quá trình bảo tồn di sản. Trước đây, dư luận đã từng lên tiếng về việc hát Xoan pha chèo. Xin ông có thể cho biết thêm, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực bảo tồn hát Xoan nguyên gốc như thế nào?

Ông Nguyễn Bá Khiêm: Chưa lúc nào chúng tôi có ý thức cải biên hát Xoan, vì một khi nó là di sản thì chúng ta phải bảo tồn cái nguyên gốc của nó. Những người có ý kiến như vậy là họ chưa đến Phú Thọ, chưa được xem cụ thể biểu diễn hát Xoan ở làng cổ, ở không gian thiêng là các ngôi đình và sân khấu.

Năm nay, chúng tôi chia thành hai hướng rõ rệt: Hướng thứ nhất là hát Xoan bảo tồn thì chúng tôi đưa về chính làng gốc của nó, 4 phường Xoan gốc và 18 địa phương có hát Xoan nước nghĩa. Tại các nơi này thì chúng tôi hát theo lời cổ, biểu diễn theo phong cách cổ và vũ điệu cổ trong không gian thiêng của nó.

Còn hướng thứ hai là hát Xoan khi đưa lên sân khấu biểu diễn thì có sự bổ sung về âm nhạc, trang phục.

PV: Thưa ông, chúng tôi được biết tỉnh Phú Thọ có nhiều hình thức truyền dạy hát Xoan, trong đó có việc đưa hát Xoan vào các trường học phổ thông để truyền dạy cho thế hệ trẻ?

Ông Nguyễn Bá Khiêm: Đúng vậy, tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Sở GD-ĐT Phú Thọ để đưa hát Xoan vào trường học. Theo đó, chúng tôi đã điều tra, khảo sát 60 trường, trong đó có 20 tiểu học, 20 trung học cơ sở, 20 trường Trung học cơ sở. Sau khi chọn xong, chúng tôi sẽ cung cấp cho từng trường các tập tài liệu hướng dẫn, triển khai mỗi một cấp 6 trường, hết năm học này sẽ tổng kết công việc này.

Chúng tôi cũng tổ chức các đội văn nghệ và Câu lạc bộ mời các nghệ nhân đến để truyền dạy hát Xoan. Hàng năm chúng tôi cũng tổ chức các Liên hoan văn nghệ như: Liên hoan hát Xoan và Dân ca Phú Thọ để truyền bá hát Xoan.

PV: Khi đưa hát Xoan vào trường học thì ngành văn hóa tỉnh Phú Thọ đã có sự lựa chọn như thế nào để phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh, thưa ông?

Ông Nguyễn Bá Khiêm: Hát Xoan có 3 chặng: chặng thứ nhất là hát nghi lễ tức là hát những nghi thức thờ Vua và thờ Thần tại các không gian thiêng. Chặng thứ hai là hát các quả cách. Chặng thứ ba là hát hội. Hiện nay chúng tôi đang chọn chặng 3 là những bài hát trong hát hội để truyền dạy cho các em.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hát Xoan quy mô lớn tại lễ Giỗ tổ Hùng Vương
Hát Xoan quy mô lớn tại lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Hoạt động này nằm trong chương trình hành động bảo vệ khẩn cấp Di sản phi vật thể hát Xoan vừa được UNESCO công nhận.

Hát Xoan quy mô lớn tại lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Hát Xoan quy mô lớn tại lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Hoạt động này nằm trong chương trình hành động bảo vệ khẩn cấp Di sản phi vật thể hát Xoan vừa được UNESCO công nhận.

Hát Xoan được công nhận Di sản phi vật thể của nhân loại
Hát Xoan được công nhận Di sản phi vật thể của nhân loại

Công bố được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali (Indonesia).

Hát Xoan được công nhận Di sản phi vật thể của nhân loại

Hát Xoan được công nhận Di sản phi vật thể của nhân loại

Công bố được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali (Indonesia).

Về Phú Thọ đắm mình trong điệu hát Xoan
Về Phú Thọ đắm mình trong điệu hát Xoan

Ngày 24/11/2011 hát Xoan đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Về Phú Thọ đắm mình trong điệu hát Xoan

Về Phú Thọ đắm mình trong điệu hát Xoan

Ngày 24/11/2011 hát Xoan đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Phú Thọ đón nhận bằng công nhận Di sản Hát Xoan
Phú Thọ đón nhận bằng công nhận Di sản Hát Xoan

Đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam tối 18/2 đã trao bằng công nhận Hát Xoan Phú Thọ là Di sản Văn hoá phi vật thể của nhân loại cho UBND tỉnh Phú Thọ.

Phú Thọ đón nhận bằng công nhận Di sản Hát Xoan

Phú Thọ đón nhận bằng công nhận Di sản Hát Xoan

Đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam tối 18/2 đã trao bằng công nhận Hát Xoan Phú Thọ là Di sản Văn hoá phi vật thể của nhân loại cho UBND tỉnh Phú Thọ.

Để hát Xoan còn mãi mỗi dịp Xuân về
Để hát Xoan còn mãi mỗi dịp Xuân về

(VOV) - Không khí náo nức, rộn ràng chuẩn bị cho làn điệu Xoan tạo nên sự riêng biệt trong cách đón Tết ở miền đất Tổ.

Để hát Xoan còn mãi mỗi dịp Xuân về

Để hát Xoan còn mãi mỗi dịp Xuân về

(VOV) - Không khí náo nức, rộn ràng chuẩn bị cho làn điệu Xoan tạo nên sự riêng biệt trong cách đón Tết ở miền đất Tổ.

Học để bảo tồn và phát huy Di sản Hát Xoan
Học để bảo tồn và phát huy Di sản Hát Xoan

Ngày càng có nhiều thanh thiếu niên theo học hát xoan, điều đó thể hiện sức sống giá trị Hát Xoan trong lòng người dân Phú Thọ

Học để bảo tồn và phát huy Di sản Hát Xoan

Học để bảo tồn và phát huy Di sản Hát Xoan

Ngày càng có nhiều thanh thiếu niên theo học hát xoan, điều đó thể hiện sức sống giá trị Hát Xoan trong lòng người dân Phú Thọ

Lễ  Vinh danh di sản hát Xoan
Lễ Vinh danh di sản hát Xoan

Di sản văn hóa phi vật thể quý giá hát Xoan Phú Thọ, cũng được đánh giá là một bộ môn nghệ thuật dân gian giàu tính nghệ thuật với nhiều yếu tố…  

Lễ  Vinh danh di sản hát Xoan

Lễ Vinh danh di sản hát Xoan

Di sản văn hóa phi vật thể quý giá hát Xoan Phú Thọ, cũng được đánh giá là một bộ môn nghệ thuật dân gian giàu tính nghệ thuật với nhiều yếu tố…