Khi hiphop, hội họa hài hước về...giao thông

(VOV) - Hình thức hữu hiệu để tuyên truyền văn hóa giao thông trong giới trẻ chính là nghệ thuật điện ảnh, sân khấu, hội họa, âm nhạc.

Những thông điệp ngắn gọn và dễ nhớ
"Này bạn chớ vội vàng chi. Cuộc đời ta yêu ta quý" - Đó là những lời nhắn nhủ của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương trong bài hát Mỗi khi ra đường. Bài hát có trong album "Ba mươi năm thành phố" mà nhạc sĩ Phạm Đăng Khương ra mắt công chúng cuối năm 2004.Trong bài hát, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đã tái hiện lại bức tranh giao thông ở các thành phố lớn. Những câu hát là những lời tâm sự: Càng ngày xe cộ càng đông. Hàng ngàn phương tiện lưu thông. Phố phường trở nên chật hẹp. Lái xe ta hãy từ từ. Đường dài thong thả mà đi. Này bạn chớ vội vàng chi. Cuộc đời ta yêu ta quý. Chậm hơn một chút ngại gì!"

"Bạn ơi mỗi khi ra đường, chớ nên coi thường luật lệ giao thông, đi đúng tuyến dừng đúng nơi tay lái vững vàng, đèn xanh đi qua đèn đỏ dừng lạï mới là người văn minh. Bạn ơi trước khi ra đường tránh xa bia rượu, Nhậu nhẹt triền miên, Không đánh võng, không phóng nhanh và không dành đường, Vì bạn ơi an toàn là bạn mà tai nạn là thù".

Rapper Đinh Tiến Đạt (ảnh: Quốc Phong/Infonet)


Ngày 8/1/2007, bài hát Giao thông của Đinh Tiến Đạt chính thức có mặt trên thị trường. Bài hát với phong cách hiphop này ngay lập tức được nhiều bạn trẻ thuộc và hát. Sức hấp dẫn bởi chính câu chuyện mà Đinh Tiến Đạt kể lại đúng là những điều "thường  ngày... ở đường phố" mà chúng ta thường xuyên gặp:

"Nào hỡi những ai khi lưu thông trên đường và hãy nhớ rằng đừng có mà xem thường. Luật giao thông đã học khi còn học phổ thông (ô ô ô) từ thành phố cho đến nhà nông điều được học khi cắp sách tới trường. Vậy tại sao mà anh cứ mãi xem thường nào đừng để chết vì thiếu hiểu biết và xem như mình là người có học phải thận trọng khi tham gia lưu thông".

Đinh Tiến Đạt cho biết, Đạt viết bài hát này vì thấy rằng ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mọi người, trong đó có giới trẻ còn thấp. Nhưng có lẽ bức tranh về giao thông mà Đạt tái hiện cũng chỉ nói lên được phần nào của thực tế mà thôi. Đạt mong muốn sau khi nghe bài hát này, mọi người sẽ có ý thức tốt hơn khi tham gia giao thông, để bức tranh về an toàn giao thông của chúng ta sẽ có nhiều gam màu sáng hơn.


Những giai điệu hết sức hấp dẫn của rock, rap đã làm cho mọi người, nhất là giới trẻ chú ý nhiều hơn đến vấn đề an toàn giao thông, cũng từ đó thấy rằng mình cần phải có ý thức văn minh khi tham gia giao thông.

Nhưng không phải đến bây giờ, các nhạc sĩ mới chú ý đến việc tuyên truyền về văn hóa giao thông. Nhạc sĩ Phạm Tuyên - người đã được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật - từ những năm 70 của thế kỷ trước đã cho ra đời bài hát "Từ một ngã tư đường phố". 40 năm qua, bài hát đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam, góp phần xây dựng văn hóa giao thông cho đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Giao thông hài hước dưới góc nhìn của họa sĩ 

Báo Thể thao & Văn hóa năm 2009 đã tổ chức giải biếm họa Cúp Rồng tre với chủ đề "Giao thông thời hội nhập". Các tác phẩm đa dạng về ý tưởng và hình thức thể hiện đã trình bày những góc nhìn hài hước, phê phán sự xuống cấp của tình trạng giao thông, đặc biệt là giao thông đô thị tại Việt Nam. Những vấn nạn như dựng lô cốt, đào đường, kẹt xe, ý thức non kém về luật giao thông... được ghi lại rất sinh động.

Giải biếm họa báo chí Việt Nam lần thứ 2 - Cúp Rồng tre đã thu hút được sự tham gia đông đảo của những người dự thi, bởi chủ đề của cuộc thi: "Giao thông thời...hội nhập" đã đề cập vấn đề nóng bỏng và sát sườn hàng ngày không chỉ của các họa sĩ biếm, mà của hàng triệu người dân khi bước chân ra đường là bắt gặp cảnh ồn ào, khói bụi, kẹt xe, đào đường, dựng lô cốt... Chỉ sau 3 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút gần 80 tác giả dự thi với 400 tác phẩm, vẽ lên một bức tranh toàn cảnh sống động về giao thông Việt Nam đương đại với cái nhìn táo bạo, bất ngờ, thâm thúy, hài hước. Hàng chục bức tranh dự thi vẽ về những lô cốt trên đường phố, rồi những giải pháp luẩn quẩn cho giao thông đô thị, những chuyện dở khóc, dở cười về nhiều dự án giao thông đô thị, về ý thức kém cỏi của người tham gia giao thông.v.v... Theo lời họa sỹ Hà Xuân Nồng (bút danh NOP) được giải Nhất của cuộc thi với chùm tranh Ba giai đoạn, Bài học muộn, những tác phẩm mà ông vẽ đều mang tính thời sự, được dư luận quan tâm.


Tranh biếm họa về giao thông

Các tác phẩm biếm họa về chủ đề giao thông không chỉ thể hiện tiếng cười công kích, đả phá đối với cái xấu, những điều chướng tai gai mắt mà còn mang tới tiếng cười lạc quan, hướng người xem tới cái tốt, cái đẹp, tới sự cảm thông, hòa đồng với những khó khăn chung của xã hội.

Với góc nhìn độc đáo, các họa sĩ biếm đã đem đến cho người xem những thông điệp thú vị về vấn đề an toàn giao thông, qua đó rút ra cho mình những bài học bổ ích khi tham gia giao thông.

Múa rối "nóng" với đua xe, tắc đường

Chương trình biểu diễn rối nước thu nhỏ của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm có nhiều trò rối sinh động về nội dung an toàn giao thông như: Bà Rằng bà Rí, Đèn xanh đèn đỏ, Thanh niên nhảy Rock-Rap, Vượt giải phân cách, Đua xe ô-tô.v.v. Đặc biệt ở các trò Vượt giải phân cách và Đua xe ô-tô, các con rối vừa đua xe vừa phun nước làm cả đám đông ồ lên reo hò. Các nghệ sĩ còn có sự sáng tạo độc đáo khi bắt các con rối hát xẩm, hát dân ca, hát ca khúc với nội dung châm biếm, phê phán những hành vi vô văn hoá khi tham gia giao thông. Các tiết mục nhằm kêu gọi mọi người tự giác chấp hành pháp luật về giao thông, tôn trọng cộng đồng và có những ứng xử đẹp khi tham gia giao thông.

Từ trước đến nay, khi nói đến nghệ thuật múa rối nước, người ta nghĩ ngay tới các trò rối nước truyền thống tưng bừng diễn ra trong các dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết như: múa rồng, múa lân, rước kiệu, đấu vật, đánh võ, chọi trâu, đua thuyền, câu ếch, cáo bắt vịt, hoặc một số trích đoạn tích cổ: Thạch Sanh, Tấm Cám... Lần đầu tiên thử nghiệm làm các trò múa rối nước về văn hóa giao thông, nghệ sĩ múa rối Phan Thanh Liêm đã phải nghiên cứu nhiều tháng trời. Đặc biệt là phải nghiên cứu sao cho có sự hợp lý cho sự chuyển động của các con rối và âm nhạc; để sao cho các con rối có thể đứng, đua xe, ngã nhào, kết hợp phun nước để thanh niên và các em nhỏ thích thú. Qua các trò đua xe hoặc vượt dải phân cách mạo hiểm, các nghệ sĩ lồng các thông điệp vào để các học sinh, sinh viên có hành động đúng khi tham gia giao thông.

Tiết mục múa rối về giao thông của nghệ sỹ Phan Thanh Liêm


Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc, người thể hiện các điệu xẩm về an toàn giao thông kết hợp với phần biểu diễn của các con rối trong chương trình cho biết, chị nhiệt tình tham gia dự án này từ những ngày đầu, bởi hàng ngày tham gia giao thông, chứng kiến và nghe những thông tin về tai nạn giao thông làm cho chị cảm thấy rất đau lòng. Tham gia vào dự án là cách để giúp cộng đồng có ý thức tốt hơn khi tham gia giao thông.

Chương trình biểu diễn múa rối nước với Văn hóa giao thông, nằm trong khuôn khổ dự án “Văn hóa giao thông” qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức văn hóa nghệ thuật do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải thực hiện trong hơn 3 năm qua.

GS Hoàng Chương - Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam, Chủ nhiệm dự án cho rằng: Trên thực tế con rối chỉ có thể làm các động tác tượng trưng thôi, nhưng mình mượn các trò rỗi để lồng nội dung về văn hoá giao thông. Con rối sẽ tạo sức hấp dẫn để người xem hút vào nội dung của người thuyết minh. Qua những thử nghiệm này chúng ta càng thấy cần phải có sự vận dụng sáng tạo trong việc dùng các hình thức văn học- nghệ thuật để chuyển tải những vấn đề "nóng" của cuộc sống, trong đó có văn hoá giao thông.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng xã hội có Văn hóa giao thông
Xây dựng xã hội có Văn hóa giao thông

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ “hỗn chiến” gây hậu quả đáng tiếc chỉ vì va quệt nhẹ trên đường; những vụ ùn tắc giao thông do đi không đúng phần đường. Tháng ATGT năm nay có chủ đề “văn hoá giao thông vì sự an toàn của thanh thiếu nhi và cộng đồng”

Xây dựng xã hội có Văn hóa giao thông

Xây dựng xã hội có Văn hóa giao thông

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ “hỗn chiến” gây hậu quả đáng tiếc chỉ vì va quệt nhẹ trên đường; những vụ ùn tắc giao thông do đi không đúng phần đường. Tháng ATGT năm nay có chủ đề “văn hoá giao thông vì sự an toàn của thanh thiếu nhi và cộng đồng”

Những thông điệp về Văn hóa giao thông
Những thông điệp về Văn hóa giao thông

Chung tay xây dựng một xã hội giao thông an toàn, thân thiện, Ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông… là những thông điệp nhân tháng ATGT (tháng 9) với chủ đề Văn hóa giao thông.  

Những thông điệp về Văn hóa giao thông

Những thông điệp về Văn hóa giao thông

Chung tay xây dựng một xã hội giao thông an toàn, thân thiện, Ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông… là những thông điệp nhân tháng ATGT (tháng 9) với chủ đề Văn hóa giao thông.  

Bao giờ xây được nền văn hóa giao thông
Bao giờ xây được nền văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông, câu chuyện ai cũng hiểu nhưng để hành xử có văn hóa lại không hề đơn giản

Bao giờ xây được nền văn hóa giao thông

Bao giờ xây được nền văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông, câu chuyện ai cũng hiểu nhưng để hành xử có văn hóa lại không hề đơn giản

Hài kịch văn hóa giao thông sắp ra mắt khán giả
Hài kịch văn hóa giao thông sắp ra mắt khán giả

Hài kịch gồm 4 vở hài kịch ngắn: “Gia đình văn hóa”, “Những người điên ra đường”, Chuyện buồn ở phòng cấp cứu” và “Say rượu là cái đinh”.  

Hài kịch văn hóa giao thông sắp ra mắt khán giả

Hài kịch văn hóa giao thông sắp ra mắt khán giả

Hài kịch gồm 4 vở hài kịch ngắn: “Gia đình văn hóa”, “Những người điên ra đường”, Chuyện buồn ở phòng cấp cứu” và “Say rượu là cái đinh”.  

“Tuổi trẻ Thủ đô với văn hóa giao thông”
“Tuổi trẻ Thủ đô với văn hóa giao thông”

Chương trình thu hút hơn 1000 đoàn viên, thanh thiếu nhi Thủ đô và đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia hành động vì ATGT.

“Tuổi trẻ Thủ đô với văn hóa giao thông”

“Tuổi trẻ Thủ đô với văn hóa giao thông”

Chương trình thu hút hơn 1000 đoàn viên, thanh thiếu nhi Thủ đô và đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia hành động vì ATGT.