Lễ hội Lồng tông được công nhận là Di sản phi vật thể

(VOV) - Lễ hội Lồng tông của người Tày tỉnh Tuyên Quang vừa được công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia.

Sáng 22/2, tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang diễn ra lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Lồng tông của người Tày” tỉnh Tuyên Quang.

Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể: Lễ hội Lồng Tông của người Tày cho tỉnh Tuyên Quang và khẳng định: Lễ Hội Lồng tông và Nghi lễ Then của người Tày tỉnh Tuyên Quang là 2 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khẳng định và tôn vinh giá trị của 2 di sản này, thể hiện sự nỗ lực, đóng góp của đảng bộ, chính quyền của nhân dân Tuyên Quang trong việc giữ gìn giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, làm khởi sắc diện mạo mảnh đất cội nguồn cách mạng, đồng thời mở ra nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển kinh tế du lịch gắn với văn hóa cộng đồng.

Đón bằng công nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Lồng Tông của người Tày”.

Bà Đặng Thị Bích Liên cho biết thêm: Lễ hội Lồng tông của người Tày tỉnh Tuyên Quang được công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia vừa là niềm vinh dự, tự hào, song cũng là thách thức trong việc giữ gìn và phát huy, tiếp nối truyền thống để những giá trị văn hóa ngàn đời của cha ông

Lễ hội Lồng tông có nhiều hoạt động như: lễ tịch điền (xuống đồng cày ruộng với ý nghĩa cầu mong cho một năm mùa màng bội thu); chương trình văn nghệ múa, hát Then do các nghệ sĩ và học sinh Trường Trung học phổ thông Thượng Lâm biểu diễn; các trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, đi kà kheo, đánh bàm, đánh yến, bịt mắt bắt vịt và các môn thể thao hiện đại như: bóng chuyền, kéo co…thu hút nhiều người dân tỉnh Tuyên Quang tới tham gia với mong muốn  một năm thành công.


Thi cấy lúa nước tại lễ hội Lồng tông (Ảnh: Anh Tuấn).

Bà Quan Thị Vân, người dân huyện Lâm Bình, tỉnh tuyên Quang phấn khởi nói: “Mọi người nhà tôi đều về tham gia. Tới vui chơi và mong muốn một năm mới cho con cháu có sức khỏe, bản làng yên vui. Năm nay Lễ hội được đón nhận di sản ở quê chúng tôi phấn khởi lắm, nó giúp lớp trẻ và người già lưu giữ được truyền thống cho bản làng Lâm Bình”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội rước cá thần đầu Xuân ở Thanh Hóa
Lễ hội rước cá thần đầu Xuân ở Thanh Hóa

(VOV) - Lễ rước cá thần cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và những điều may mắn.

Lễ hội rước cá thần đầu Xuân ở Thanh Hóa

Lễ hội rước cá thần đầu Xuân ở Thanh Hóa

(VOV) - Lễ rước cá thần cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và những điều may mắn.

Khai mạc lễ hội sông Hồng năm 2013
Khai mạc lễ hội sông Hồng năm 2013

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày ( 17/2 – 19/2/2013) với các hoạt động như: liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc...

Khai mạc lễ hội sông Hồng năm 2013

Khai mạc lễ hội sông Hồng năm 2013

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày ( 17/2 – 19/2/2013) với các hoạt động như: liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc...

Đảm bảo an toàn cho du khách về với Lễ hội Yên Tử 2013
Đảm bảo an toàn cho du khách về với Lễ hội Yên Tử 2013

(VOV)- Công an tỉnh Quảng Ninh đang tăng cường biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn cò mồi, kẻ gian lợi dụng đông người móc túi du khách.

Đảm bảo an toàn cho du khách về với Lễ hội Yên Tử 2013

Đảm bảo an toàn cho du khách về với Lễ hội Yên Tử 2013

(VOV)- Công an tỉnh Quảng Ninh đang tăng cường biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn cò mồi, kẻ gian lợi dụng đông người móc túi du khách.