Ngày Tết, núi Cấm thu hút đông khách du lịch

(VOV) -Khu du lịch Lâm viên Núi Cấm đã thu hút một lượng lớn khách du lịch từ khắp các tỉnh thành về tham quan.

Từ lâu, Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã được biết đến như là một chốn linh thiêng và huyền bí. Mỗi năm nơi đây thu hút gần 2 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, du lịch tâm linh. Riêng dịp tết này, Núi Cấm thu hút một lượng khách đông nhất từ trước tới nay.

Từ hôm mùng 1 Tết đến nay, khu du lịch Lâm viên Núi Cấm đã thu hút một lượng lớn khách du lịch từ khắp các tỉnh thành về tham quan. Trên độ cao hơn 500 m, chỉ có tiếng gió và thâm u của núi rừng, khách phương xa thỏa ý khám phá nét tâm linh của một địa danh kỳ bí vốn có nhiều chùa, am, cốc được người xưa dựng lên tại đây. Có thể nói, cuộc sống càng đi lên, ngành du lịch càng thêm tất bật. Người hành hương đi theo "vòng tròn khép kín", từ miếu Bà Chúa Xứ núi Sam lên núi Cấm rồi qua Hà Tiên.

Bên cạnh việc chủ động kế hoạch phục vụ du khách sau khi thông xe trở lại, công ty du lịch địa phương đã duy trì 50 xe lữ hành vào việc đưa - rước khách lên xuống núi Cấm. Do vậy, vào sáng nay (11/2), khung cảnh nhộn nhịp của các đoàn xe lên xuống núi tạo không khí phấn khởi cho khu vực Núi Cấm. Hàng quán sôi động, bên cạnh Phố chợ còn có hàng loạt nhà trọ, giá cả tùy thuộc nhu cầu thu hút đông du khách đến tham quan. Nơi thủy tú sơn kỳ này còn khéo thu hút du khách bởi các loại dược liệu mới qua sơ chế. Bên cạnh đó, ẩm thực vùng núi Cấm khá đa dạng, đặc biệt món bánh xèo được làm với gần 20 loại rau rừng dân dã như lá sung, cát lồi, kim thất, lá vông, ngành ngạnh, đọt bứa càng làm du khách thêm thích thú.

Như vậy đã hơn 8 tháng từ sau khi sự cố đá lăn ngày 5/5/2012, ở lưng chừng núi Cấm, các đơn vị liên quan đã thực hiện 4 giai đoạn khắc phục, sữa chữa, nên tuyến đường lên núi dài 8 km đã được thi công hoàn chỉnh.

Cùng với đó, UBND huyện Tịnh Biên phối hợp Công ty Cổ phần Phát triển du lịch An Giang đã tiến hành xử lý tại 58 điểm có nguy cơ sạt lở núi, với tổng khối lượng đá đã bóc, tách là trên 5.000m3 đảm bảo an toàn cho người dân đi lại.

Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang tổ chức cùng Viện Địa lý tài nguyên TP HCM tiến hành khảo sát toàn diện trên khu vực đỉnh núi, các triền dọc theo tuyến đường, đã nghiệm thu xong và giao cho địa phương thực hiện quan trắc, kiểm tra thường xuyên và định kỳ trong suốt thời gian hoạt động của khu du lịch Núi Cấm…nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.

Chính vì vậy, vào ngày 2 tết từng đoàn người nối nhau lên đồi, trong đó tập trung đông ở tượng Phật Di Lặc. Khu tượng Phật Di Lặc và chùa Vạn Linh nằm một bên cánh cung nhìn thẳng ra hồ Thủy Liêm mênh mông thơ mộng có vẻ đẹp hoang sơ mang nét đặc biệt của khu du lịch Núi Cấm.

Tượng Phật cao hơn 33 m, có bảy tầng, chân bệ mỗi cạnh 30m trong khuôn viên rộng khoảng 8ha, được khởi công năm 2003. Chùa Vạn Linh với những mái cong như đài sen có ngọn tháp Cửu Trùng, cao 40m. Từ ngọn tháp có thể thấy hình dáng trải dài 30km của dãy Thất Sơn. Anh Hồ Thanh Xuyên, thường xuyên hướng dẫn du khách tham quan nói: “Người ta lên núi Cấm là đi lễ chùa. Người dân đem cơm nước lên cúng rất đông. Từ ngày mồng 3 kéo dài tới tháng 3 âm lịch sẽ rất đông khách tham quan cộng với đường xá làm tốt nên đi an toàn lắm”.

Khu du lịch Núi Cấm là điểm du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh nổi tiếng tỉnh An Giang, ĐBSCL và cả nước mỗi năm thu hút hằng trăm nghìn lượt du khách cả nước tham quan. Chính vì vậy, nơi đây phát triển đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho hàng ngày người dân địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc

(VOV) - Các lễ hội mùa xuân tập trung nhiều nhất trong tháng Giêng, ngay sau Tết nguyên đán và trải dài từ Bắc vào Nam.

Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc

Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc

(VOV) - Các lễ hội mùa xuân tập trung nhiều nhất trong tháng Giêng, ngay sau Tết nguyên đán và trải dài từ Bắc vào Nam.

Trần Thu Hà: "Mỗi khi Tết về lại nhớ quê hương"
Trần Thu Hà: "Mỗi khi Tết về lại nhớ quê hương"

(VOV) - Xa xứ đã nhiều năm nhưng mỗi khi nhắc đến những ngày Tết cổ truyền, cô ca sĩ gốc Hà thành không khỏi bồi hồi cảm xúc.

Trần Thu Hà: "Mỗi khi Tết về lại nhớ quê hương"

Trần Thu Hà: "Mỗi khi Tết về lại nhớ quê hương"

(VOV) - Xa xứ đã nhiều năm nhưng mỗi khi nhắc đến những ngày Tết cổ truyền, cô ca sĩ gốc Hà thành không khỏi bồi hồi cảm xúc.

NSƯT Xuân Hinh kể chuyện đời, chuyện nghề và chuyện Tết
NSƯT Xuân Hinh kể chuyện đời, chuyện nghề và chuyện Tết

(VOV) - Danh hài Xuân Hinh luôn cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện với cuộc đời nếu như khán giả yêu mến và ủng hộ anh nhiệt tình.

NSƯT Xuân Hinh kể chuyện đời, chuyện nghề và chuyện Tết

NSƯT Xuân Hinh kể chuyện đời, chuyện nghề và chuyện Tết

(VOV) - Danh hài Xuân Hinh luôn cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện với cuộc đời nếu như khán giả yêu mến và ủng hộ anh nhiệt tình.

Để hát Xoan còn mãi mỗi dịp Xuân về
Để hát Xoan còn mãi mỗi dịp Xuân về

(VOV) - Không khí náo nức, rộn ràng chuẩn bị cho làn điệu Xoan tạo nên sự riêng biệt trong cách đón Tết ở miền đất Tổ.

Để hát Xoan còn mãi mỗi dịp Xuân về

Để hát Xoan còn mãi mỗi dịp Xuân về

(VOV) - Không khí náo nức, rộn ràng chuẩn bị cho làn điệu Xoan tạo nên sự riêng biệt trong cách đón Tết ở miền đất Tổ.

Ngày xuân đi lễ chùa, đừng mê tín!
Ngày xuân đi lễ chùa, đừng mê tín!

(VOV)- Rải tiền lẻ, đốt vàng mã… là những hành vi tín ngưỡng dân gian mê tín không nên làm vì  không phù hợp với giáo lý đạo Phật

Ngày xuân đi lễ chùa, đừng mê tín!

Ngày xuân đi lễ chùa, đừng mê tín!

(VOV)- Rải tiền lẻ, đốt vàng mã… là những hành vi tín ngưỡng dân gian mê tín không nên làm vì  không phù hợp với giáo lý đạo Phật

Tết xưa và Tết nay trong ký ức "sao" Việt
Tết xưa và Tết nay trong ký ức "sao" Việt

(VOV) - Trong ký ức của những người nổi tiếng, giá trị truyền thống của Tết xưa đang mai một và Tết nay khó lòng có được.

Tết xưa và Tết nay trong ký ức "sao" Việt

Tết xưa và Tết nay trong ký ức "sao" Việt

(VOV) - Trong ký ức của những người nổi tiếng, giá trị truyền thống của Tết xưa đang mai một và Tết nay khó lòng có được.

Ca sỹ Đăng Thuật: "Đón Xuân đất liền, nhớ Trường Sa"
Ca sỹ Đăng Thuật: "Đón Xuân đất liền, nhớ Trường Sa"

(VOV) - Chuyến đi Trường Sa để lại cho Đăng Thuật nhiều kỷ niệm về nơi đầu sóng ngọn gió và những chiến sĩ vững vàng tay súng nơi biên đảo.

Ca sỹ Đăng Thuật: "Đón Xuân đất liền, nhớ Trường Sa"

Ca sỹ Đăng Thuật: "Đón Xuân đất liền, nhớ Trường Sa"

(VOV) - Chuyến đi Trường Sa để lại cho Đăng Thuật nhiều kỷ niệm về nơi đầu sóng ngọn gió và những chiến sĩ vững vàng tay súng nơi biên đảo.