Nhạc sỹ Hoàng Hiệp và những ca khúc vượt thời gian

(VOV) - Nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã trút hơi thở cuối cùng vào 12h45 phút ngày 9/1 tại nhà riêng ở TP.HCM.

Sau một thời gian nằm viện và rơi vào hôn mê sâu, nhạc sỹ Hoàng Hiệp đã qua đời ở tuổi 82, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho người thân và khán giả.

Linh cữu nhạc sĩ được quàn tại nhà tang lễ TP.HCM (25 Lê Quý Đôn, TPHCM) lúc 16h ngày 9/1 và sẽ đưa đi an táng tại Nghĩa trang TP.HCM ngày 11/1.

Nhạc sỹ Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, sinh ngày 1/10/1931, quê quán ở ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 17 tuổi nhưng phải đến năm 1957, khi tập kết ra Bắc, ông mới được biết đến nhiều qua bài hát "Câu hò bên bờ Hiền Lương" (Sáng tác chung với Đằng Giao).

Nhạc sỹ Hoàng Hiệp (1931-2013)

Trong 20 năm sống ở Hà Nội (từ năm 1955 đến 1975), nhạc sỹ Hoàng Hiệp đã sáng tác hơn 100 ca khúc cách mạng. Trong đó có nhiều bài hát tiêu biểu cho âm nhạc giai đoạn này và có sức sống lâu bền như: Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Đất quê ta mênh mông, Trường Sơn Đông- Trường Sơn Tây, Lá đỏ.


Sau năm 1975, nhạc sỹ Hoàng Hiệp chuyển vào sống tại TP. Hồ Chí Minh và vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác một cách bền bỉ và tiếp tục đạt nhiều thành tựu. Ngoài những ca khúc kế thừa truyền thống cách mạng và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước: Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội, Sao anh không kể, Tổ Quốc mà không có…, ông còn sáng tác nhiều bài hát về tình yêu đôi lứa như: Mùa chim én bay, Em vẫn đợi anh về, Nơi anh gặp em, Về phía ấy tình yêu…


Những bài hát của nhạc sỹ Hoàng Hiệp có giai điệu và ca từ rất tha thiết, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Ông có biệt tài phổ thơ thành ca khúc. Những lời thơ khi trở thành ca từ trong bài hát của ông vẫn giữ nguyên ý nghĩa, giá trị và kết hợp nhuần nhuyễn cùng âm nhạc, tạo ra sức tác động lớn lao.


Năm 2000, nhạc sỹ Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên bờ Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội./.








Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Ôi nhớ chiều ba mươi Tết”
“Ôi nhớ chiều ba mươi Tết”

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp với 20 năm sống ở Hà Nội, trở về Nam đã có một bài hát rất hay về Hà Nội, về chiều 30 Tết của Hà Nội… Cái “chiều ba mươi Tết” ấy kéo dài suốt cả đời người.

“Ôi nhớ chiều ba mươi Tết”

“Ôi nhớ chiều ba mươi Tết”

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp với 20 năm sống ở Hà Nội, trở về Nam đã có một bài hát rất hay về Hà Nội, về chiều 30 Tết của Hà Nội… Cái “chiều ba mươi Tết” ấy kéo dài suốt cả đời người.