Nhiếp ảnh gia, nhà báo Nick Út giao lưu với các phóng viên VOV

VOV.VN - Nhà báo Nick Út đã chia sẻ những kinh nghiệm, những bức ảnh đánh nhớ trong suốt hơn 50 năm cầm máy của mình với phóng viên, nhà báo Đài TNVN.

Sáng nay (5/5) tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia 58 Quán Sứ, Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức buổi giao lưu với nhiếp ảnh gia, nhà báo Nick Út, cựu phóng viên chiến trường của hãng AP tại Việt Nam vào những năm 1960. Tên tuổi của ông gắn liền với bức ảnh “Em bé Napalm” nổi tiếng thế giới.

Nhiếp ảnh gia, nhà báo Nick Út.

Nhà báo Nick Út đã chia sẻ những kinh nghiệm, những bức ảnh đánh nhớ trong suốt hơn 50 năm cầm máy của mình với phóng viên, nhà báo của VOV, từ bức ảnh “Em bé Napalm” đánh dấu sự nghiệp của ông đến những bức ảnh chụp các ngôi sao Hollywood, các sự kiện thảm đỏ, sự kiện thể thao, đưa tin ảnh từ phòng xử án… mỗi tác phẩm đều được Nick Út khắc hoạ chân thực, sinh động.

Nghề nghiệp đã cho Nick Út có cơ hội gặp những nguyên thủ quốc gia, những ngôi sao điện ảnh, người nổi tiếng và chứng kiến những sự kiện lịch sử. Theo nhiếp ảnh gia, nhà báo Nick Út, bức ảnh “Em bé Napalm” đã đưa sự nghiệp của ông sang một trang mới và cũng như thay đổi cuộc đời Kim Phúc.

Bức ảnh lịch sử "Em bé Napalm”.

Bức ảnh “Em bé Napalm” được chụp vào ngày 8/6/1972. Nhân vật chính trong bức ảnh là cô bé Phan Thị Kim Phúc cùng một số trẻ em Việt Nam sợ hãi hoảng loạn, chạy trên đường làng, sau khi bom napalm dội xuống Trảng Bàng, Tây Ninh. Sau khi ghi lại khoảnh khắc dữ dội đó, Nick Út đã đưa “em bé Napalm” Kim Phúc, khi đó 9 tuổi, tới bệnh viện.

Nick Út chia sẻ, bà Kim Phúc đã từng rất ghét bức ảnh này. Bởi khi đó tất cả mọi người đều mặc quần áo, còn bà thì không. Nhưng sau khi lớn lên bà Kim Phúc bắt đầu suy nghĩ: nếu nỗi đau này không có ai ghi lại thì những cảnh bom đạn trong cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ không còn dấu vết. Hiện bà Kim Phúc đang là Đại sứ Thiện chí của UNESCO, vận động cho hòa bình trên khắp thế giới.

Còn với Nick Út, bức ảnh sau đó đã nổi tiếng toàn thế giới và cũng đã giúp ông giành giải thưởng Pulitzer danh giá trong lĩnh vực báo chí, năm 1973.

Nhiếp ảnh gia Nick Út chia sẻ các vấn đề về nhiếp ảnh và ảnh báo chí.

Tại buổi giao lưu, nhiều vấn đề về nhiếp ảnh và ảnh báo chí đã được các nhà báo, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đưa ra như: tố chất, điều kiện nào người phóng viên cần có khi tác nghiệp tại chiến trường; Vai trò của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong thời đại công nghiệp số khi ai cũng có thể chụp ảnh? Sự khác biệt trong quan điểm, tư duy ảnh báo chí của các nước; Những tác hại khi sử dụng Photoshop trong ảnh báo chí; Quy định sử dụng ảnh của những hãng thông tấn lớn; Có nên sắp đặt khi chụp ảnh báo chí…

Ông cho biết, cho đến tận bây giờ mình vẫn "mù" photoshop".

Nhiếp ảnh gia, nhà báo Nick Út cho biết: “Tôi nghĩ là người phóng viên chụp lúc nào cũng không được Photoshop, mà phải chụp tự nhiên. Tôi nhớ khi còn làm phóng viên tại AP, trong một hôm đi chụp Paris Hillton, lúc đó có gần 400 phóng viên vây quanh ngôi nhà của Paris khi cô ấy chuẩn bị đi tù. May mắn có mình tôi và một phóng viên khác chụp được hình Paris trong xe đang khóc. Nhiều khi cũng là may mắn. Tôi muốn mỗi ngày chụp một khác chứ không chụp giống nhau. Bởi không ai muốn xem một tờ báo mà hình ngày nào cũng giống nhau”.

Là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới, Nick Út chia sẻ, ông học hỏi được rất nhiều từ anh trai của mình - cũng là một phóng viên chiến trường của AP, qua đời khi đang tác nghiệp. Sau đó, những phóng viên giỏi nhất của AP cũng đã truyền đạt cho ông nhiều kinh nghiệp chụp ảnh. Với ông, dù máy móc ngày càng hiện đại thì việc chụp ảnh đẹp vẫn phụ thuộc rất lớn vào người cầm máy. Máy móc không thể thay thế được đầu óc và tư duy của con người.

Với Nick Út, máy ảnh dù có xịn đến mấy cũng không thể thay thế được đầu óc và tư duy của con người.

Tháng 3 vừa qua, nhà báo Nick Út đã chính thức “đóng máy” nghỉ hưu, sau 51 năm cộng tác với hãng tin AP (Mỹ). Ông chia sẻ, mình sẽ chụp ảnh tự do chứ không làm thuê cho ai hết. Ông sẽ trở lại những nơi ngày xưa đã từng đặt chân đến, chụp những bức ảnh đời thường của Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NBC Los Angeles viết về nhiếp ảnh gia Nick Út
NBC Los Angeles viết về nhiếp ảnh gia Nick Út

VOV.VN - NBC Los Angeles mới đây đã đăng bài về nhiếp ảnh gia Nick Út, cho biết ông luôn là một phóng viên ảnh tài năng, không chỉ nổi tiếng vì "Cô gái Napalm"

NBC Los Angeles viết về nhiếp ảnh gia Nick Út

NBC Los Angeles viết về nhiếp ảnh gia Nick Út

VOV.VN - NBC Los Angeles mới đây đã đăng bài về nhiếp ảnh gia Nick Út, cho biết ông luôn là một phóng viên ảnh tài năng, không chỉ nổi tiếng vì "Cô gái Napalm"

Nick Út: Từ Sài Gòn đến Los Angeles và bức ảnh Em bé Napalm để đời
Nick Út: Từ Sài Gòn đến Los Angeles và bức ảnh Em bé Napalm để đời

VOV.VN - Khoảnh khắc bấm máy ảnh chụp bức ảnh Em bé Napalm đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời phóng viên ảnh của hãng tin AP Nick Út.

Nick Út: Từ Sài Gòn đến Los Angeles và bức ảnh Em bé Napalm để đời

Nick Út: Từ Sài Gòn đến Los Angeles và bức ảnh Em bé Napalm để đời

VOV.VN - Khoảnh khắc bấm máy ảnh chụp bức ảnh Em bé Napalm đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời phóng viên ảnh của hãng tin AP Nick Út.

Phóng viên ảnh Nick Út nhận giải Thành tựu trọn đời Quinn
Phóng viên ảnh Nick Út nhận giải Thành tựu trọn đời Quinn

VOV.VN - CLB Nhiếp ảnh Báo chí Los Angeles trao giải Thành tựu trọn đời Quinn cho phóng viên ảnh từng đoạt giải Pulitzer Nick Út.

Phóng viên ảnh Nick Út nhận giải Thành tựu trọn đời Quinn

Phóng viên ảnh Nick Út nhận giải Thành tựu trọn đời Quinn

VOV.VN - CLB Nhiếp ảnh Báo chí Los Angeles trao giải Thành tựu trọn đời Quinn cho phóng viên ảnh từng đoạt giải Pulitzer Nick Út.