NSƯT Trần Thị Tuyết: Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày...

(VOV) - NSƯT Trần Thị Tuyết được đánh giá là một trong những giọng ngâm thơ hay nhất Việt Nam hiện nay

Tại buổi trình diễn và tìm hiểu nghệ thuật ca trù, ngâm thơ cổ tại nhà giáo sư Trần Văn Khê (thành phố Hồ Chí Minh) cách đây không lâu, khi một nữ nghệ sĩ ngoài 80 tuổi cất giọng lên ngâm thơ thì toàn bộ khán giả sững sờ, bởi vẫn ngọt ngào và đầy nội lực một chất giọng Hà Nội.

Đó chính là NSƯT Trần Thị Tuyết – giọng ngâm thơ nổi tiếng trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam (TNVN) một thời. Giới chuyên môn đánh giá NSƯT Trần Thị Tuyết là giọng ngâm thơ hay nhất Việt Nam hiện nay, sau thế hệ nghệ sĩ Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc...

NSƯT Trần Thị Tuyết ngâm thơ tại nhà giáo sư Trần Văn Khê

Chắp duyên tiền định từ sự tình cờ

Từ những năm 1960, thính giả Đài TNVN đã quen thuộc giọng ngâm thơ xuất sắc của Trần Thị Tuyết.

Bà Trần Thị Tuyết là con gái của cụ Nguyễn Thị Phúc, một đào nương ca trù, “nổi danh tài sắc một thì”, ngoài hát ca trù còn biết ngâm thơ, hát chèo, tuồng, ca Huế, biết chữ Hán, lại chơi được một số nhạc cụ, cùng với thế hệ của NSND Quách Thị Hồ.

Cụ Phúc ở nhà bán hàng, tối đóng cửa đi hát và xem hát, đã định cho con đi hát, nhưng thấy vất vả quá, thời buổi nhiễu nhương, cô đầu hát lại bị đánh đồng với cô đầu rượu, nên không truyền nghề cho con cái. Thế nên, thời trẻ, bà Trần Thị Tuyết hát nhạc tiền chiến, rồi hát nhạc cách mạng để chào đón bộ đội về giải phóng Thủ đô (năm 1954).

NSƯT Trần Thị Tuyết năm 17 tuổi

Cụ Nguyễn Thị Phúc cùng cụ Quách Thị Hồ được mời đến Đài Tiếng nói Việt Nam để cộng tác hát ca trù và ngâm thơ ngay sau những năm đầu chính quyền cách mạng về tiếp quản thủ đô. Giọng ngâm thơ của cụ Phúc đã làm lay động bao người. Sau một buổi thu âm, nhà thơ Hoàng Tấn - người Nam Bộ (nghệ danh Hồ Tăng Ấn) - ở ban Văn nghệ , phụ trách Tiếng thơ của đài hỏi cụ Phúc là có con cái nào theo nghề.

Vốn ngấm nỗi bạc bẽo của kiếp cầm ca, hồng nhan bạc phận, cụ Phúc đã thề rằng dù khổ tới mấy cũng không cho con cái theo nghề; nhưng không hiểu sao lại buột miệng nói: “Cũng có một cô, nhưng chỉ biết... ngâm nga vớ vẩn thôi, đang ở nhà làm may, đan thuê kiếm sống qua ngày”. Nhà thơ Hồ Tăng Ấn thuyết phục cụ thử cho cô con gái “chỉ biết ngâm nga vớ vẩn” ấy tới thu âm thử; nhưng không ngờ lại quyết định duyên nghiệp của một nghệ sĩ ngâm thơ hay bậc nhất Việt Nam sau này – NSƯT Trần Thị Tuyết.


NSƯT Trần Thị Tuyết trong một buổi ngâm thơ Bác

Từ năm 1957, bà Tuyết thu một số bài cho chương trình Tiếng thơ, và được mời làm cộng tác viên. Cha bà vốn quê ở miền quan họ Kinh Bắc, nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, bà ngoại và mẹ thì người gốc Hà Nội, nên khi chất giọng gốc Hà Nội, tròn vành rõ chữ, chuẩn mực của con nhà nòi cất lên đã thuyết phục tất cả mọi người.

Khi bà ngâm cả một loạt tác phẩm cổ điển của dân tộc từ thơ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông tới Kiều, Chinh phụ ngâm rồi Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà...thì dường như những lời nghìn thu vọng về. Các thể thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú Đường luật, lục bát được ngân vang theo các làn điệu bồng mạc, sa mạc, vỉa bồng mạc, oán...

NSƯT Trần Thị Tuyết kể: “Tôi thấy mẹ ngâm thì cứ lẩm nhẩm học theo rồi ngấm lúc nào không biết, chứ hồi ấy, mẹ thấy nghề ca hát bạc bẽo, không muốn con cái theo, nên không truyền dạy. Bây giờ mẹ mất rồi, nghĩ lại cũng tiếc, vì mình không được học bài bản, nhất là ca trù vì tôi muốn giữ lại hình ảnh và giọng hát, giọng ngâm của mẹ. Tới khi làm nghề thì gặp chỗ nào chưa thông thì tôi thường hỏi mẹ cách ngâm hoặc kỹ thuật ngâm”.

Trong thời gian làm ở Đài tiếng nói Việt Nam, hạnh phúc lớn nhất với bà là nhiều lần được gặp Bác Hồ. Bà gặp Bác lần đầu tiên vào năm 1962, khi cùng một đoàn văn công vào Phủ Chủ tịch biểu diễn. Hôm đó, bà ngâm bài thơ “Sáng tháng Năm” của nhà thơ Tố Hữu. Nghe xong, Bác cầm một bông hoa hồng tặng và khen hay.

Từ đấy về sau, thỉnh thoảng bà lại được vào ngâm thơ cho Bác nghe. Nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất mà bà ghi khắc trong lòng là khi ngâm thơ của Hồ chủ tịch cho Người nghe, như: “Cảnh khuya”, “Trên đường đi”…ngâm tới bài thứ 4 thì Bác bảo nghỉ kẻo mệt. “Hôm đó, lúc đầu khi ngồi đợi ở phòng khách, tôi rất run nhưng sau lại không run. Bác tới hỏi là đợi đã lâu chưa? Thấy Bác ân cần, gần gũi như cha ông mình, nên những lo lắng làm sao thể hiện được những tác phẩm của Bác được trút bỏ.

Bác hỏi chuyện gia đình, sức khỏe của mẹ tôi, rồi sức khỏe của con trai bị liệt chân, khuyên hai vợ chồng cố gắng cho con ăn học. Bác bảo mẹ tôi là người tài sắc nhưng vất vả gian truân, nên tôi phải cố gắng giữ gìn, trân trọng hạnh phúc gia đình, đừng để đa truân như mẹ. Bác còn dạy phải giữ giọng, hạn chế uống bia, rượu”.

Nghệ sỹ Trần Thị Tuyết nhận danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú năm 1994

NSƯT Trần Thị Tuyết không chỉ ngâm thơ cho Bác nghe, mà bà còn là nghệ sĩ duy nhất ngâm những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch mỗi khi Tết đến Xuân về. Bà nhớ mãi cảm xúc trào dâng khi ngâm bài thơ chúc Tết Xuân Kỷ Dậu (1969) của Bác.

Giao thừa năm ấy, sau lời thơ chúc Tết của Bác, là đến giọng ngâm thơ của Trần Thị Tuyết, rồi bản hùng ca do các nhạc sĩ phổ thơ xuân của Bác vang vọng trên làn sóng Đài TNVN truyền đi suốt từ Bắc vào Nam, tới mọi chiến trường, như một lời hiệu triệu, một hồi kèn xung trận vang động núi sông với niềm tin tất thắng!

NSƯT Trần Thị Tuyết

“Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày”

Được thừa hưởng chất giọng cha mẹ cho, trời đất cho, nhưng bà vẫn cần mẫn luyện tập. Ngay cả tới khi đã nổi tiếng, mỗi lần trước khi vào phòng thu, bao giờ bà nghiên cứu kĩ từng tác phẩm, có khi thuộc cả bài thơ dài, điều gì chưa rõ, bà không ngại hỏi biên tập viên là những nhà thơ để được giải thích thêm và luôn có cây bút chì dùng để đánh dấu trên trang thơ những ký hiệu cần thiết khi thể hiện..

Bà Tuyết cho biết muốn ngâm thơ hay thì ngoài chất giọng trời phú cần phải học các kỹ thuật lấy hơi, giữ hơi. Ngâm thơ thì phải tròn vành rõ chữ, điều này cũng đúng trong cả ca trù lẫn quan họ. Ngoài ra, người ngâm phải biết sáng tạo, phải hiểu bài thơ thì mới thể hiện đúng nội dung, tinh thần bài thơ. Khi ngâm nếu có cảm hứng thì rất hay. Đôi lúc giọng ngâm bị khê, nhưng có hứng vào thì vẫn rất có hồn.

Ngâm thơ phải có kỹ thuật nhưng nên thể hiện tự nhiên, chứ đừng lạm dụng lại thành khô khan. Mỗi người ngâm thơ có phong cách khác nhau, kỹ thuật thì có thể dạy được nhưng cảm hứng, cảm xúc thì không thể dạy được. Khi biết những bộ môn nghệ thuật khác như chèo có cách ngâm thơ hay, bà cũng cặm cụi tìm tới xem trọn vở để học cách ngâm mới.

NSƯT Trần Thị Tuyết năm 80 tuổi

Nhà thơ Tố Hữu, một người được coi là khó tính với nghệ thuật ngâm thơ, nhưng mỗi lần bà Tuyết nhận ngâm những bài thơ của mình đều nói: “Tôi tin tưởng ở cô. Cô là người hiểu được ý tứ, tình cảm của tác giả, đã tìm ra giọng ngâm phù hợp với hồn thơ nhất, sâu sắc nhất, hay nhất”. Có một lần, bà ngâm nhầm một chữ trong bài thơ của nhà thơ Hồ Tang Ấn, nhưng sau đó chính tác giả lại thấy chữ nhầm đó hay hơn chữ trong nguyên bản, nên cảm ơn bà mãi, và xin kết nghĩa thành anh em.


NSƯT Trần Thị Tuyết hướng dẫn ca nương Phạm Thị Huệ ngâm Kiều

Có buổi, hai mẹ con bà cùng thể hiện những bài thơ cổ. Đó là những bài thơ Đường nổi tiếng của Đỗ Phủ, Lý Bạch... đặc biệt là tập “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ. Bà Phúc ngâm tiếng Hán trước, cô con gái ngâm bản dịch tiếng Việt. Một biên tập viên chương trình Tiếng thơ kể rằng: được tận mắt thưởng thức hai mẹ con nghệ sĩ tài hoa nức tiếng này trình diễn, được nghe cùng lúc hai giọng ngâm ftuyệt vời cất lên du dương trong tiếng đàn bầu, tiếng sáo tiếng đàn tranh….như đưa người ta đến chốn bồng lai tiên cảnh... mới thấy hết sự cao vời tuyệt đỉnh của hồn thơ, của “Tiếng thơ” và của tiếng Việt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thi sáng tác kịch bản phim về truyện Kiều
Thi sáng tác kịch bản phim về truyện Kiều

Hội Điện ảnh Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng vừa phát động cuộc thi sáng tác kịch bản phim về Truyện Kiều nhân kỷ niệm Ngày Điện ảnh lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam.

Thi sáng tác kịch bản phim về truyện Kiều

Thi sáng tác kịch bản phim về truyện Kiều

Hội Điện ảnh Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng vừa phát động cuộc thi sáng tác kịch bản phim về Truyện Kiều nhân kỷ niệm Ngày Điện ảnh lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam.

Nhớ nhạc sỹ Hoàng Hiệp - “ông hoàng” phổ thơ...
Nhớ nhạc sỹ Hoàng Hiệp - “ông hoàng” phổ thơ...

(VOV) - Những kỷ niệm sâu sắc và xúc động của nhạc sỹ Dân Huyền về nhạc sỹ Hoàng Hiệp - một người anh, người đồng nghiệp đáng kính.

Nhớ nhạc sỹ Hoàng Hiệp - “ông hoàng” phổ thơ...

Nhớ nhạc sỹ Hoàng Hiệp - “ông hoàng” phổ thơ...

(VOV) - Những kỷ niệm sâu sắc và xúc động của nhạc sỹ Dân Huyền về nhạc sỹ Hoàng Hiệp - một người anh, người đồng nghiệp đáng kính.

Đưa Truyện Kiều lên sân khấu kịch hình thể
Đưa Truyện Kiều lên sân khấu kịch hình thể

Những câu thơ hay nhất sẽ chuyển thành những làn điệu cổ của người Việt, cộng với âm hưởng của âm nhạc đương đại.

Đưa Truyện Kiều lên sân khấu kịch hình thể

Đưa Truyện Kiều lên sân khấu kịch hình thể

Những câu thơ hay nhất sẽ chuyển thành những làn điệu cổ của người Việt, cộng với âm hưởng của âm nhạc đương đại.

Đỗ Phủ - Những vần thơ còn mãi với thời gian
Đỗ Phủ - Những vần thơ còn mãi với thời gian

Đường đời và những bài thơ của Đỗ Phủ một lần nữa làm nóng thi đàn Việt Nam tại Hội thảo quốc tế “Kỷ niệm 1.300 năm Nhà thơ lớn Đỗ Phủ”.

Đỗ Phủ - Những vần thơ còn mãi với thời gian

Đỗ Phủ - Những vần thơ còn mãi với thời gian

Đường đời và những bài thơ của Đỗ Phủ một lần nữa làm nóng thi đàn Việt Nam tại Hội thảo quốc tế “Kỷ niệm 1.300 năm Nhà thơ lớn Đỗ Phủ”.

Ngày Thơ Việt Nam 2013 sẽ hướng về "Tuổi trẻ và Tổ quốc"
Ngày Thơ Việt Nam 2013 sẽ hướng về "Tuổi trẻ và Tổ quốc"

(VOV) - “Tuổi trẻ với Tổ quốc” là chủ đề của Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 11 sẽ được tổ chức trong ngày 13, 14 và 15 tháng Giêng năm Quý Tỵ.

Ngày Thơ Việt Nam 2013 sẽ hướng về "Tuổi trẻ và Tổ quốc"

Ngày Thơ Việt Nam 2013 sẽ hướng về "Tuổi trẻ và Tổ quốc"

(VOV) - “Tuổi trẻ với Tổ quốc” là chủ đề của Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 11 sẽ được tổ chức trong ngày 13, 14 và 15 tháng Giêng năm Quý Tỵ.

Cảm nhận Truyện Kiều qua tranh lụa
Cảm nhận Truyện Kiều qua tranh lụa

Với 28 tác phẩm tranh lụa, họa sĩ Ngọc Mai đã mang đến cho người xem nhiều rung cảm trước cuộc đời lắm truân chuyên của nàng Kiều

Cảm nhận Truyện Kiều qua tranh lụa

Cảm nhận Truyện Kiều qua tranh lụa

Với 28 tác phẩm tranh lụa, họa sĩ Ngọc Mai đã mang đến cho người xem nhiều rung cảm trước cuộc đời lắm truân chuyên của nàng Kiều