NSƯT Trung Hiếu trổ tài "múa bút" với nhà thư pháp Nhật

VOV.VN - "Sức mạnh thư pháp" là buổi giao lưu thú vị giữa nhà thư pháp Nhật Bản với NSƯT Trung Hiếu và những người đam mê thư pháp.

Ngày 17/8, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), đã diễn ra chương trình biểu diễn và giao lưu cùng nhà thư pháp người Nhật Bản Takeda Souun với tên gọi “Sức mạnh thư pháp”. Chương trình do Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội tổ chức nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam.

Takeda Souun là một nhà thư pháp trẻ tuổi nhưng rất nổi tiếng tại Nhật Bản. Anh được Tổng cục Văn hóa Nhật Bản bổ nhiệm là “Đại sứ giao lưu văn hóa 2013”. Anh đã thực hiện biểu diễn thư pháp, tổ chức thuyết trình và viết các tiêu đề cho các sự kiện trên toàn thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên anh tới giao lưu tại Việt Nam.

Chia sẻ trong buổi giao lưu, Takeda cho biết: “Thư pháp là một loại hình nghệ thuật đặc biệtvề ngôn ngữ. Tôi cảm thấy rất vui khi đến Việt Nam, và nhận thấy nơi đây có nhiều nét tương đồng với đất nước Nhật Bản của chúng tôi. Hơn nữa, bộ môn thư pháp cũng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Bản thân tôi là một người trẻ tuổi như các bạn nhưng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều chương trình hướng dẫn, giao lưu về thư pháp để các bạn trẻ có thêm cơ hội học hỏi và hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này”.

NSƯT Trung Hiếu và nhà thư pháp Takeda Souun 

Bên cạnh đó, chương trình còn có sự góp mặt của NSƯT Trung Hiếu. Không chỉ được biết đến với vai trò là một diễn viên truyền hình và nghệ sĩ sân khấu ở Việt Nam, anh còn là người có đam mê với thư pháp.

"Theo quan điểm của tôi, đây không chỉ là một bộ môn nghệ thuật truyền thống phù hợp hơn với những người lớn tuổi hay những hình ảnh quen gặp ở những ông đồ, mà còn là nơi thể hiện khả năng về ngôn ngữ của nhiều người trẻ tuổi. Tôi cũng chỉ là một nhà thư pháp thuộc dạng nghiệp dư, vì chủ yếu là tôi tự học về thư pháp. Nhưng tôi cảm nhận rõ hơn nhiều giá trị đặc sắc ở bộ môn này và điều quan trọng là thư pháp giúp tôi thể hiện được tinh thần và triết lý sống" - NSƯT Trung Hiếu chia sẻ.

NSƯT Trung Hiếu bắt đầu học thư pháp từ năm 2001 và hiện nay, anh là một trong những "Nhị thập bát tú" của CLB Thư pháp trẻ Việt Nam. Trong thời gian Takeda Souun tới Việt Nam, Trung Hiếu đã nhanh chóng trở thành người bạn thân thiết với nhà thư pháp trẻ người Nhật này.

Ngoài ra, “Sức mạnh thư pháp” còn là chương trình thể hiện sự gắn kết, hòa nhập về văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản./.

Một số hình ảnh trong chương trình giao lưu thư pháp:

Nhà thư pháp Takedo Souun đã mang tới cho người xem một màn trình diễn thư pháp đặc sắc



Bức thư pháp của Takede là món quà anh dành tặng Bộ Ngoại giao Việt Nam để thể hiện sự gắn kết về văn hóa giữa hai nước


Takeda vui mừng khi được trao tặng lại món quà là bức thư pháp từ một nhà thư pháp người Việt Nam


Takeda và NSƯT Trung Hiếu đã chia sẻ về nghệ thuật thư pháp cũng như một số câu chuyện "bên lề" về văn hóa 


NSƯT Trung Hiếu cũng trổ tài "múa bút"


Người xem cùng bình luận và trao đổi về ý nghĩa của những bức thư pháp



"Sức mạnh thư pháp" còn tạo ra một sân chơi hấp dẫn để các bạn trẻ có dịp thử sức với loại hình nghệ thuật này

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lần đầu triển lãm thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ
Lần đầu triển lãm thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ

(VOV) - Sáng 13/5, tại Tòa nhà Viện Dầu khí, Hà Nội, đã khai mạc buổi triển lãm đặc biệt về “Thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ”.

Lần đầu triển lãm thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ

Lần đầu triển lãm thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ

(VOV) - Sáng 13/5, tại Tòa nhà Viện Dầu khí, Hà Nội, đã khai mạc buổi triển lãm đặc biệt về “Thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ”.

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt
Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Những người trẻ làm ông đồ rất thú vị, họ đã tìm về truyền thống và thưởng thức cái đẹp của văn hóa truyền thống.

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Những người trẻ làm ông đồ rất thú vị, họ đã tìm về truyền thống và thưởng thức cái đẹp của văn hóa truyền thống.

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ
Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Trong nắng ấm, 7 ông đồ trẻ đã thể hiện khả năng thư pháp của mình trên cuộn giấy xuyển chỉ dài 100m trải dài phố Văn Miếu (Hà Nội).

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Trong nắng ấm, 7 ông đồ trẻ đã thể hiện khả năng thư pháp của mình trên cuộn giấy xuyển chỉ dài 100m trải dài phố Văn Miếu (Hà Nội).

Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”
Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”

 40 tác phẩm tĩnh và 5 tác phẩm sắp đặt giới thiệu tại triển lãm sẽ mang lại nhiều cảm xúc văn hóa – thẩm mỹ và sự bình phẩm đa dạng cho công chúng yêu nghệ thuật.

Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”

Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”

 40 tác phẩm tĩnh và 5 tác phẩm sắp đặt giới thiệu tại triển lãm sẽ mang lại nhiều cảm xúc văn hóa – thẩm mỹ và sự bình phẩm đa dạng cho công chúng yêu nghệ thuật.