Thông tin thiếu căn cứ về “lao động nữ ngành may bị lạm dụng tình dục”

VOV.VN -Việc đưa ra báo cáo thiếu khách quan như vậy là không có thiện chí, nó ảnh hưởng đến ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam.

Gần đây, một báo cáo của Tổ chức phi chính phủ Fair Wear Foundation và Care International về tình trạng bạo hành và lạm dụng tình dục phụ nữ trong ngành dệt may Việt Nam, dù chưa được công bố nhưng vô tình hay hữu ý đã lọt ra ngoài. Một số tờ báo của phương Tây vì thế đã đăng tải với nhiều nội dung không chính xác, thậm chí tiêu cực về tình hình lao động nữ trong ngành dệt may ở Việt Nam. 

Ngành may có trên 2,5 triệu người, trong đó có 80% nữ. Ảnh: KT

Cụ thể như thông tin về kỷ luật hà khắc nơi làm việc, giờ làm thêm, điều kiện làm việc… Đặc biệt, tổ chức này đưa ra con số 87,7% lao động nữ trong các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam bị lạm dụng tình dục và bạo lực. Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV, ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho rằng, không chỉ người làm trong ngành lao động mà bất kỳ ai đọc qua thông tin này cũng thấy “sốc”.  

Ông Cường cho rằng, chỉ cần lấy chính những kết quả nghiên cứu của một tổ chức quốc tế khác là tổ chức Lao động Quốc tế thì có thể thấy những thông tin trên là thiếu căn cứ. Ông Cường cho hay, 10 năm nay (từ năm 2009), Tổ chức Lao động quốc tế đã thực hiện một chương trình rất rộng lớn ở Việt Nam có tên gọi Better work (việc làm tốt hơn) và hiện có 570 nhà máy làm hàng xuất khẩu dệt may ở Việt Nam đã tham gia vào chương trình này. 

“Trên thực tế, khảo sát của Better work cũng ghi nhận có hiện tượng quấy rối tình dục phụ nữ trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam nhưng con số họ đưa ra là khoảng 4% trong tổng số hơn 250 doanh nghiệp được khảo sát, quá chênh so với con số 87,7%. Và họ cũng định nghĩa rất cụ thể, thế nào là quấy rối tình dục”, ông Cường cho hay.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Nêu quan điểm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về những thông tin trên, ông Cường nhấn mạnh: “Việc phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, trong đó có quấy rối tình dục, chúng ta không khoan nhượng, không dung thứ. Đây là việc chung của xã hội. Bởi vậy, ngày 6/3 vừa qua, Thủ tướng đã đích thân phát động năm 2019 là năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Luật pháp Việt Nam quy định rất rõ ràng về điều kiện làm việc nhằm đảo bảo quyền lợi cho người lao động và chúng ta thực thi rất nghiêm minh, tất nhiên cũng có những doanh nghiệp thực hiện chưa tốt. Luật pháp, thực tiễn và chủ trương của chúng ta đều thống nhất quan điểm là kiên quyết phòng chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em”. 

Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng nói thêm: “Chúng tôi hoan nghênh tất cả các sáng kiến và sự chung sức, chung tay của các tổ chức, cá nhân, trong đó có các tổ chức phi chính phủ trong việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, việc đưa ra báo cáo thiếu khách quan như vậy là không có thiện chí, nó ảnh hưởng đến ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đang tham gia”.

Để làm rõ hơn tính xác thực của những thông tin trên, ông Cường nhấn mạnh: Hiện có khoảng 700 trên tổng số 4.000-5.000 doanh nghiệp may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và nhiều thị trường lớn khác. 

“Tổ chức phi chính phủ Fair Wear Foundation và Care International đã tiến hành phỏng vấn 763 người thì đó là những ai?, địa điểm thế nào?, nội dung ra sao?… đều không ai biết. Trong khi, báo cáo của Better work công bố năm 2017 đã tiến hành khảo sát ở 464 nhà máy với hơn 632.000 công nhân được hỏi, rất cụ thể, có địa chỉ, tên tuổi và được tiến hành bởi 50 điều tra viên có trình độ. Số điều tra viên này đã tiến hành hơn 1200 chuyến thăm đến khoảng 250 nhà máy của Việt Nam. Bảng câu hỏi của họ hết sức chi tiết với khoảng 290 câu hỏi, rất cụ thể như: nếu lao động nữ có bầu hay vào kỳ kinh nguyệt, họ có được doanh nghiệp tạo điều kiện nghỉ ngơi hay không…Trong số đó, họ cũng ghi rõ số doanh nghiệp vi phạm nhưng cũng chỉ chiếm con số rất nhỏ.    

“Rõ ràng, việc đưa những thông tin về tình hình lao động nữ trong các doanh nghiệp xuất khẩu may của Việt Nam như vừa qua, chúng tôi cho rằng, đó là những thông tin hoàn toàn thiếu chính xác, thiếu thiện chí và không có tính xây dựng”, đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhận định./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành dệt may nâng cao giá trị bằng công cụ sở hữu trí tuệ
Ngành dệt may nâng cao giá trị bằng công cụ sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Sở hữu trí tuệ là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng.

Ngành dệt may nâng cao giá trị bằng công cụ sở hữu trí tuệ

Ngành dệt may nâng cao giá trị bằng công cụ sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Sở hữu trí tuệ là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng.

Hơn 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong ngành dệt may tại Nga
Hơn 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong ngành dệt may tại Nga

VOV.VN - Theo Hội dệt may Việt Nam tại LB Nga, tính đến nay, tại nước Nga có khoảng 200 xưởng may đang hoạt động, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động. 

Hơn 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong ngành dệt may tại Nga

Hơn 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong ngành dệt may tại Nga

VOV.VN - Theo Hội dệt may Việt Nam tại LB Nga, tính đến nay, tại nước Nga có khoảng 200 xưởng may đang hoạt động, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động. 

Thúc đẩy tham gia của DN nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị ngành dệt may
Thúc đẩy tham gia của DN nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị ngành dệt may

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vào chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn hạn chế.

Thúc đẩy tham gia của DN nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị ngành dệt may

Thúc đẩy tham gia của DN nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị ngành dệt may

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vào chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn hạn chế.

Việt Nam đứng đầu châu Á về tuân thủ lương tối thiểu ngành dệt may
Việt Nam đứng đầu châu Á về tuân thủ lương tối thiểu ngành dệt may

VOV.VN -Việt Nam có tỷ lệ không tuân thủ quy định về lương tối thiểu trong ngành dệt may và da giày thấp nhất trong các nước xuất khẩu may mặc tại châu Á.

Việt Nam đứng đầu châu Á về tuân thủ lương tối thiểu ngành dệt may

Việt Nam đứng đầu châu Á về tuân thủ lương tối thiểu ngành dệt may

VOV.VN -Việt Nam có tỷ lệ không tuân thủ quy định về lương tối thiểu trong ngành dệt may và da giày thấp nhất trong các nước xuất khẩu may mặc tại châu Á.

Ngành dệt may Việt Nam tăng cơ hội khi thuế xuất khẩu giảm mạnh
Ngành dệt may Việt Nam tăng cơ hội khi thuế xuất khẩu giảm mạnh

VOV.VN - Dệt may là ngành công nghiệp truyền thống và định hướng quy hoạch đến 2030 tiếp tục là ngành có tốc độ tăng trưởng cao.

Ngành dệt may Việt Nam tăng cơ hội khi thuế xuất khẩu giảm mạnh

Ngành dệt may Việt Nam tăng cơ hội khi thuế xuất khẩu giảm mạnh

VOV.VN - Dệt may là ngành công nghiệp truyền thống và định hướng quy hoạch đến 2030 tiếp tục là ngành có tốc độ tăng trưởng cao.

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may nhờ sở hữu trí tuệ
Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may nhờ sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Sở hữu trí tuệ là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may nhờ sở hữu trí tuệ

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may nhờ sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Sở hữu trí tuệ là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng.

Nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may tăng nhanh
Nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may tăng nhanh

VOV.VN - Nhiều khả năng tới năm 2030 - 2035, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may sẽ đạt mức 65% - 68%.

Nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may tăng nhanh

Nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may tăng nhanh

VOV.VN - Nhiều khả năng tới năm 2030 - 2035, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may sẽ đạt mức 65% - 68%.