Phim truyền hình VN: Tăng chất lượng sẽ đông khán giả!

(VOV) - Đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho rằng tăng chất lượng và tăng đề tài chính luận sẽ giúp phim Việt Nam có thể thu hút đông đảo khán giả.

Với vai trò giám đốc của Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Đài THVN, đạo diễn - NSƯT Đỗ Thanh Hải chia sẻ về phim truyền hình Việt Nam năm 2012 và hướng đi mới cho năm 2013.

PV: Thưa đạo diễn Đỗ Thanh Hải, đánh giá chung thì phim truyền hình năm 2012 vẫn bị chê nhiều hơn so với những lời khen. Anh nghĩ sao?

ĐD Đỗ Thanh Hải: Thực tế, gần đây có nhiều phim chất lượng làm không đáp ứng được mong đợi của khán giả. Tuy nhiên, tôi thấy khó có thể nói rõ hơn về vấn đề này bởi hiện nay, ngoài Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) còn có rất nhiều các hãng làm phim khác. Nhiều hãng, nhiều đơn vị cùng tham gia sản xuất phim nhưng khi khán giả xem phim, họ chỉ quan tâm phim như thế nào chứ không cần biết đến việc phim do đơn vị nào sản xuất. Chính vì vậy, người ta hay đánh đồng chung tất cả.

Tôi có thể khẳng định rằng trong những năm qua, nếu nhắc đến phim của VFC, khán giả chắc chắn sẽ nhắc đến những phim như "Bí thư tỉnh ủy", "Chủ tịch tỉnh", "Cầu vồng tình yêu" hoặc "Hai phía chân trời". 

Về khung giờ phát sóng, VFC chỉ chiếu 2 tập phim 1 tuần nên dù VFC có nỗ lực đến mấy thì tỷ lệ đó cũng không thể nào lấn át được. Cho nên tôi mong rằng, bên cạnh việc cố gắng, các đơn vị làm phim khác cũng phải nỗ lực theo để tạo ra mặt bằng chung cho chất lượng làm phim của miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung để khán giả có thể nhìn nhận tích cực hơn.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải

PV: Anh có nghĩ rằng phim truyền hình miền Bắc kể cả chất lượng và số lượng đều không thể so được với phim truyền hình miền Nam?

ĐD Đỗ Thanh Hải: Thực tế hiện nay, tỷ lệ phim phía Nam sản xuất nhiều hơn phim phía Bắc. Đầu tiên phải kể đến việc phim phía Nam có nhiều kênh để phát sóng hơn so với phim phía Bắc. Ngoài phát trên VTV, họ còn phát trên Đài HTV TP.HCM, SCTV, truyền hình cáp hay các đài Vĩnh Long, Bình Dương,… Còn với phía Bắc, kênh phát sóng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ lẻ. Thứ 2, 3, 4 là phim của các đơn vị xã hội hóa và thứ 5, 6 là phim của VFC, cho nên bản thân tỷ lệ đó đã gây mất thăng bằng. Chính vì vậy, phim phía Nam sản xuất nhiều hơn phim phía Bắc là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Còn về vấn đề chất lượng, tôi nghĩ phía Bắc khai thác mạnh hơn tâm lý nhân vật cũng như đi sâu vào nội dung, những góc khuất, tâm lý nhân vật, kể cả những định hướng sản xuất, đa dạng hơn. Phim phía Nam chủ yếu nhấn mạnh vào đời sống hiện đại, làm ăn thương trường rồi mâu thuẫn gia đình bởi cuộc sống của họ có phần Tây hóa.

Riêng VFC, bản thân tôi thấy phim của VFC khá đa dạng: Đô thị, nông thôn, hiện đại, trong nước, nước ngoài, giải trí và chính luận đều có cả. Chúng tôi luôn xác định đúng cốt lõi chính và điều làm nên thương hiệu chính của VFC vẫn là những phim chính luận, phản biện xã hội hoặc nói được tâm lý của những vấn đề mà đời sống xã hội quan tâm.    

PV: Nhắc đến phim cổ trang, người ta sẽ nhắc đến phim Trung Quốc. Nhắc đến phim tình cảm, người ta sẽ nghĩ đến Hàn Quốc, nhắc đến phim bom tấn và viễn tưởng, người ta sẽ nhắc đến phim của Mỹ… Vậy nhắc đến phim Việt Nam, người ta sẽ nhắc đến điều gì?

ĐD Đỗ Thanh Hải: Chúng ta chưa có công nghệ cho nên chúng ta không thể so sánh được với các nước khác. Hơn nữa, kinh phí đầu tư cho sản xuất một bộ phim của họ gấp 20 lần so với kinh phí sản xuất phim của Việt Nam, cho nên chúng ta khó lòng để sản xuất ra được một bộ phim thực sự chất lượng vươn ra tầm quốc tế.

Tuy nhiên, nhắc đến Việt Nam, người ta sẽ nhắc đến những thân phận con người. Nước ngoài dù tân tiến đến đâu, công nghệ giỏi đến mấy, họ cũng không thể hiểu được thân phận của người Việt Nam như chính những người Việt làm phim. Đó là điểm mạnh mà chúng ta cần phát huy khai thác. Chúng ta có thể cho rằng đây chính là "trong cái khó, ló cái khôn".

Chúng ta không ham hố được vào công nghệ, không ham hố vào bom tấn, tình yêu sướt mướt bởi vì trường quay của chúng ta chưa có, diễn viên mình chưa được tập luyện để được diễn xuất như Hàn Quốc, chưa kể thời tiết, môi trường làm phim của mình hạn chế. Cho nên, việc mình đi vào thân phận gắn với cả thời cuộc của cuộc sống hiện tại là hoàn toàn hợp lý.


Bí thư tỉnh ủy - bộ phim truyền hình thành công trong năm 2012 (ảnh: VTV)

PV: Năm 2012 sắp qua, nhìn lại anh thấy phim truyền hình của chúng ta đã đạt được những gì và những gì chưa được?

ĐD Đỗ Thanh Hải: Cái chúng ta làm được đó là dòng phim truyền hình đang dần dần đưa vào quỹ đạo, trong đó có sự đào thải và sự phát triển. Số lượng không đi cùng với chất lượng, chính vì vậy chúng ta cần cân nhắc hơn nữa về việc sản xuất phim và đưa nó vào khuôn khổ để kiểm soát chặt chẽ hơn. Chúng ta cần đào thải những cái chưa tốt trong năm cũ để cải thiện những điều mới mẻ và tốt hơn trong năm mới.

Bên cạnh những cái tốt, cái làm được, chúng ta thấy những phim gắn liền với thực tế đời sống luôn được khán giả nhắc đến nhiều hơn sau khi kết thúc. Ví dụ “Bí thư tỉnh ủy” có thể làm trong 3 năm mới ra mắt bộ phim đó nhưng khi phát sóng và khi kết thúc, khán giả vẫn nhớ đến và nhắc lại về bộ phim bởi nó đã cho ta bài học và giúp ta suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống, về xã hội.

Số lượng nhiều chưa chắc chất lượng đã đảm bảo. Chúng ta đừng nên chạy theo số lượng mà hãy nên nhìn vào chất lượng của phim, đừng nghĩ phim chiếu nhiều, khán giả sẽ yêu phim mà cùng với số lượng chúng ta nên kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, cốt lõi vẫn là nội dung.

PV: Với vai trò giám đốc VFC, anh và các đồng nghiệp của mình sẽ khắc phục hay cải thiện chất lượng phim truyền hình năm 2013 như thế nào?

ĐD Đỗ Thanh Hải: Dưới góc độ của VFC và lực lượng sản xuất phim VFC, tôi có thể đoán năm 2013 sẽ là năm tiếp nối của năm 2012. Nếu 2012 là năm bản lề, VFC dựng nên khung phim thì năm 2013 sẽ là năm VFC bung ra những bộ phim đa dạng về thể loại từ những khung phim đó. 

Năm 2013, chúng tôi sẽ đào sâu tiếp dòng phim chính luận nói về những người đấu tranh nắm quyền lực trong tay, sự vận động của xã hội và đòi hỏi những người có chức có quyền làm phải tốt hơn trách nhiệm của mình đồng thời hạn chế tối đa những cái xấu, cái tiêu cực để xây dựng một hệ thống quản lý làm cho đất nước phát triển.

Bên cạnh dòng phim chính luận, năm 2013 sẽ là năm dòng phim mang giá trị văn học lên ngôi. Điển hình như “Trò đời” của Vũ Trọng Phụng. Không khí xã hội thời 1930-1945 bị ảnh hưởng bởi Âu hóa đã tác động mạnh mẽ đến bản sắc văn hóa của người Việt. Cái xấu đôi khi bị tung hô một cách thái quá và cái tốt bị nhấn chìm, người ta không nhắc nhiều đến bởi cái xấu đang có bề nổi rất mạnh. Cho nên chúng tôi cũng lồng ghép vào đó câu chuyện của ngày xưa nhưng mang dáng dấp, tinh thần của cuộc sống ngày hôm nay.

Dù giải trí hay chính luận, chúng tôi vẫn đặt vấn đề cốt lõi nội dung lên hàng đầu. Nó phản ánh được hơi thở thời đại của cuộc sống và chỉ ra được những tích cực trong suy nghĩ của mỗi người xem phim.

PV: Xin cảm ơn đạo diễn Đỗ Thanh Hải./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cát nóng” – phim mới của Lê Hoàng gây thất vọng
“Cát nóng” – phim mới của Lê Hoàng gây thất vọng

(VOV) - “Cát nóng” (đạo diễn Lê Hoàng) là bộ phim được chọn chiếu khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ 2 nhưng đã gây thất vọng cho khán giả.

“Cát nóng” – phim mới của Lê Hoàng gây thất vọng

“Cát nóng” – phim mới của Lê Hoàng gây thất vọng

(VOV) - “Cát nóng” (đạo diễn Lê Hoàng) là bộ phim được chọn chiếu khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ 2 nhưng đã gây thất vọng cho khán giả.

“Cao hơn bầu trời” - phim xúc động về người lính không quân
“Cao hơn bầu trời” - phim xúc động về người lính không quân

(VOV) - Bộ phim kể câu chuyện về những người lính phòng không - không quân trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ gian khổ.

“Cao hơn bầu trời” - phim xúc động về người lính không quân

“Cao hơn bầu trời” - phim xúc động về người lính không quân

(VOV) - Bộ phim kể câu chuyện về những người lính phòng không - không quân trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ gian khổ.

“Cuộc đời của Pi” đứng đầu 5 thị trường phim thế giới
“Cuộc đời của Pi” đứng đầu 5 thị trường phim thế giới

(VOV) - Được quảng cáo mạnh, “Life of Pi” (Cuộc đời của Pi) có một sự khởi đầu suôn sẻ tại các phòng vé ở nước ngoài.

“Cuộc đời của Pi” đứng đầu 5 thị trường phim thế giới

“Cuộc đời của Pi” đứng đầu 5 thị trường phim thế giới

(VOV) - Được quảng cáo mạnh, “Life of Pi” (Cuộc đời của Pi) có một sự khởi đầu suôn sẻ tại các phòng vé ở nước ngoài.

"Số đỏ" thành "Trò đời" trên phim truyền hình
"Số đỏ" thành "Trò đời" trên phim truyền hình

(VOV) - Được chuyển thể từ “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, bộ phim truyền hình dài tập “Trò đời” hứa hẹn sẽ thu hút khán giả.

"Số đỏ" thành "Trò đời" trên phim truyền hình

"Số đỏ" thành "Trò đời" trên phim truyền hình

(VOV) - Được chuyển thể từ “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, bộ phim truyền hình dài tập “Trò đời” hứa hẹn sẽ thu hút khán giả.