Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Thư viện không phải chỗ giữ sách”

VOV.VN - Thư viện thời đại 4.0 không chỉ là một nơi mọi người đến đọc sách mà là cả một thiết chế mà ở đó mọi người không nhất thiết phải đến mới được đọc sách.

“Lúc tôi mới ra trường, học nước ngoài về nước, vào đây (Thư viện Quốc gia Việt Nam – PV) là không có mượn được sách, mình không mượn về nhà đâu mà chỉ rút ra đọc thôi cũng không được, khác hẳn ở nơi tôi học” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cởi mở chia sẻ tại Hội thảo “Phát triển và đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới” diễn ra tại Thư viện Quốc gia sáng 5/12.

Hội thảo “Phát triển và đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới” diễn ra tại Thư viện Quốc gia sáng 5/12.

Hội thảo chỉ ra rằng, hệ thống thư viện của Việt Nam đang đứng trước thách thức vô cùng to lớn khi công nghệ thông tin truyền thông không ngừng phát triển với tốc độ như vũ bão, thay đổi thói quen đọc và tiếp nhận kiến thức của con người.

Từ thực tế đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, không thể chỉ kéo người đọc đến thư viện mà vấn đề sống còn đối với ngành thư viện là phải đối mặt với thách thức và nắm bắt được cơ hội mà công nghệ mang lại trong thời đại 4.0.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thư viện không chỉ là chỗ để mọi người đến để mượn sách đọc.

Thư viện thời 4.0

“Thư viện không phải là chỗ giữ sách” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tán thành quan điểm của nhiều đại biểu tại Hội thảo. “Thư viện không chỉ là chỗ để mọi người đến để mượn sách đọc.”

Theo các báo cáo đưa ra tại hội thảo, hiện Việt Nam có 1 Thư viện Quốc gia, 63 thư viện cấp tỉnh, 663 thư viện cấp huyện và 3.257 thư viện cấp xã, 16727 phòng đọc sách làng, thôn, bản; hệ thống các thư viện đa ngành, chuyên ngành với gần 400 thư viện thuộc các trường cao đẳng và đại học, 25915 thư viện trường phổ thông, 100 thư viện thuộc các bộ ngành, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học, hơn 500 thư viện, hơn 4.500 phòng đọc sách thuộc lực lượng vũ trang.

Đến nay, 100% thư viện cấp tỉnh, 80% thư viện đại học, viện nghiên cứu đã triển khai ứng dụng CNTT với các mức độ khác nhau; nhiều thư viện đã chú trọng xây dựng nguồn lực thông tin điện tử, thành lập phòng đọc đa phương tiện, kết nối internet, xây dựng cổng thông tin điện tử của thư viện…; đặc biệt, ứng dụng CNTT đã bước đầu triển hai ở thư viện cấp huyện, thư viện trường phổ thông.

Tuy nhiên, “thư viện Quốc gia Việt Nam có hàng triệu cuốn sách đang được lưu trữ mà không được số hóa thì độc giả phải đến tận đây mới đọc được. Rõ ràng, hiệu quả phục vụ rất kém” – đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, người lâu nay gắn bó với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định. Ông cho rằng số hóa tư liệu phải là nhiệm vụ chính của ngành thư viện trong tương lai. Ông thẳng thắn đánh giá, dù Thư viện Quốc gia Việt Nam là một trong những nơi sớm nhất số hóa, nhưng còn khó sử dụng và rất vụn vặt, không có lịch trình số hóa và không biết đến bao giờ số hóa xong.

Là người thường xuyên khai thác tư liệu nước ngoài, đại biểu Dương Trung Quốc cũng chia sẻ rằng, điều những học giả như ông đánh giá cao nhất là việc thư viện các nước số hóa tài sản tri thức của họ như thế nào, ví dụ như việc Thư viện Quốc gia Pháp cập nhật lịch trình, tiến độ số hóa của họ hàng ngày, hàng giờ, giúp những nhà nghiên cứu ở Hà Nội hay bất cứ đâu đều có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.

Từ thành công của chương trình số hóa thư viện ở Đại học Quốc gia mà đại biểu chia sẻ tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, lượt người tiếp cận với sách thư viện có thể tăng lên đến hàng trăm triệu so với gần 30 triệu lượt và 60 triệu bản sách như hiện nay.

Muốn làm được điều đó, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thiết chế thư viện phải thay đổi, nghĩa là cán bộ thư viện, cách quản lý, quản trị thư viện phải thay đổi và Bộ chủ quản cũng phải thay đổi. Nhân viên thư viện phải là những chuyên gia về lưu trữ và tra cứu, là những người rất hiểu biết, những chuyên gia hướng dẫn cho người đọc.

“Sẽ không còn những sự thật rất đáng buồn như một đồng chí vừa chia sẻ ở đây rằng, người không biết làm gì thì đưa xuống làm thư viện” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong tương lai, có thể sẽ không còn thư viện công hay tư nữa mà việc số hóa sẽ biến thư viện trở thành kho tàng kiến thức mà tất cả mọi người có thể tiếp cận được ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, không cần phải trực tiếp đến nữa.

Phải làm gì với không gian thư viện truyền thống?

Sự phát triển của các thư viện trực tuyến không có nghĩa là thu hẹp không gian của hệ thống thư viện truyền thống bởi đây vẫn là nơi lưu trữ và cho phép tra cứu những tài liệu quan trọng.

Nhưng trong bối cảnh nhà nước đang tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy, sáp nhập những đầu mối cơ quan có chức năng tương tự như nhau, hệ thống thư viện cũng không thể nằm ngoài guồng quay đó.

Bên cạnh đó, hiện các thư viện đang được đặt ở những vị trí đắc địa nhất của địa phương với tư duy truyền thống là để tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với kho tàng tri thức. Tuy nhiên, khi thói quen đọc thay đổi, người dân ưa sử dụng thư viện trực tuyến hơn thì lượng người thực sự đến đọc sách và tra cứu sẽ không còn đông đảo như trước kia. Điều này đặt ra bài toán về hiệu quả kinh tế rằng, phải làm gì với không gian của thư viện để khỏi lãng phí.

Câu trả lời mở ra cơ hội cho các thư viện vừa làm văn hóa, vừa làm kinh tế.

Đại biểu Dương Trung Quốc chia sẻ tại Hội thảo.

“Tôi cho rằng lúc này phải khai thác đúng nhu cầu” – đại biểu Dương Trung Quốc cho biết. “Không phải tự nhiên mà hiện nay xuất hiện nhiều mô hình vừa là văn hóa, vừa là kinh tế, kinh doanh. Chúng ta xây dựng ở những không gian có vị trí rất tốt. Bên cạnh thư viện, chúng ta tạo ra một không gian, đầu tư hạ tầng công nghệ, làm dịch vụ cho tốt, trong đó khai thác tư liệu của chính thư viện mình. Tôi cho đấy là mô hình khai thác không gian thư viện tốt nhất.”

Hiện nay, hệ thống thư viện Việt Nam, đi đầu là Thư viện Quốc gia đang từng bước chuyển đổi, không chỉ hướng tới số hóa tư liệu mà còn mở ra hướng kinh doanh với việc tổ chức các hoạt động triển lãm, hội thảo, hội nghị, những sự kiện gần gũi với cuộc sống, thu hút sự quan tâm của mọi người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng mô hình thư viện thân thiện, khuyến khích sinh viên đọc sách
Xây dựng mô hình thư viện thân thiện, khuyến khích sinh viên đọc sách

VOV.VN - Nhiều trường đại học trong cả nước đã xây dựng mô hình thư viện với không gian mở, tạo không gian đọc thuận tiện, thân thiện cho sinh viên.

Xây dựng mô hình thư viện thân thiện, khuyến khích sinh viên đọc sách

Xây dựng mô hình thư viện thân thiện, khuyến khích sinh viên đọc sách

VOV.VN - Nhiều trường đại học trong cả nước đã xây dựng mô hình thư viện với không gian mở, tạo không gian đọc thuận tiện, thân thiện cho sinh viên.

Sửng sốt trước vẻ đẹp cổ kính và hoành tráng của các thư viện thế giới
Sửng sốt trước vẻ đẹp cổ kính và hoành tráng của các thư viện thế giới

VOV.VN - Các thư viện nổi tiếng sau không chỉ là kho tri thức mà còn là những công trình kiến trúc cổ kính, độc đáo và rất ấn tượng.

Sửng sốt trước vẻ đẹp cổ kính và hoành tráng của các thư viện thế giới

Sửng sốt trước vẻ đẹp cổ kính và hoành tráng của các thư viện thế giới

VOV.VN - Các thư viện nổi tiếng sau không chỉ là kho tri thức mà còn là những công trình kiến trúc cổ kính, độc đáo và rất ấn tượng.

Đưa 1.001 thư viện đến bản xa
Đưa 1.001 thư viện đến bản xa

VOV.VN -Thích làm việc thiện nguyện và đam mê đọc sách, một nhóm bạn trẻ tại TP HCM đã bắt tay vào việc hiện thực hóa dự án 1.001 thư viện cho trẻ em ở bản xa

Đưa 1.001 thư viện đến bản xa

Đưa 1.001 thư viện đến bản xa

VOV.VN -Thích làm việc thiện nguyện và đam mê đọc sách, một nhóm bạn trẻ tại TP HCM đã bắt tay vào việc hiện thực hóa dự án 1.001 thư viện cho trẻ em ở bản xa

Chùm ảnh: Mê mẩn trước những thư viện đẹp nhất thế giới
Chùm ảnh: Mê mẩn trước những thư viện đẹp nhất thế giới

VOV.VN - Không chỉ là nơi lưu trữ những cuốn sách quý giá, những thư viện này còn là công trình nghệ thuật bởi kiến trúc đẹp và độc đáo nhất thế giới.

Chùm ảnh: Mê mẩn trước những thư viện đẹp nhất thế giới

Chùm ảnh: Mê mẩn trước những thư viện đẹp nhất thế giới

VOV.VN - Không chỉ là nơi lưu trữ những cuốn sách quý giá, những thư viện này còn là công trình nghệ thuật bởi kiến trúc đẹp và độc đáo nhất thế giới.