Sắp ra mắt phim "Xẩm đỏ 2" về nghệ nhân Hà Thị Cầu

VOV.VN - Bộ phim là lời tri ân của đạo diễn Lương Đình Dũng nhằm lưu giữ lại tài sản vô giá về một "báu vật nhân văn sống" – Hà Thị Cầu.

Hai năm sau khi bộ phim "Xẩm đỏ" dài 35 phút ra mắt công chúng, đạo diễn Lương Đình Dũng - Giám đốc sáng tạo của Công ty Tứ Vân Media đang chuẩn bị cho ra mắt bộ phim tư liệu "Xẩm đỏ 2", với độ dài 70 phút.

Bộ phim "Xẩm đỏ 2" với đạo diễn Lương Đình Dũng như một lời tri ân với nghệ nhân Hà Thị Cầu, đồng thời là khát khao của chính bản thân anh đối với việc lưu giữ lại tài sản vô giá về một "báu vật nhân văn sống".

Đạo diễn Lương Đình Dũng và cố nghệ nhân Hà Thị Cầu

PV: Thưa đạo diễn Lương Đình Dũng, phim "Xẩm đỏ 2" sẽ là sự tiếp nối hay là sự mở rộng của "Xẩm đỏ 1"?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Thực ra, phim "Xẩm đỏ 2" là sự mở rộng, đi sâu, chi tiết hơn về nghệ nhân Hà Thị Cầu, gồm nhiều bài hát, các góc đời sống, sinh hoạt đời sống thông thường mà cụ mà trước đây trong phim "Xẩm đỏ 1" chúng tôi không đưa vào.

Chúng tôi cũng đưa ra tiêu chí là phải dựng thật hấp dẫn, mặc dù là tính tư liệu nhiều hơn, tạo ra cho người xem sự cuốn hút để họ không có cảm giác dài lê thê, hoặc nhàm chán.

PV: "Xẩm đỏ 1" là phim không có lời bình, vậy, "Xẩm đỏ 2" có tiếp tục như vậy không?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: "Xẩm đỏ 2" vẫn giữ nguyên phong cách đó, tức là không có lời bình để cho nghệ nhân thể hiện chia sẻ, nói với khán giả. "Xẩm đỏ 2" có sự khác biệt là có những tâm tư, tình cảm đặc biệt của nghệ nhân mà trong "Xẩm đỏ 1" chúng tôi không có ý định đưa vào, nhưng khi bà mất đi thì trong "Xẩm đỏ 2" chúng tôi sẽ bộc lộ ra hết, để cho khán giả nhìn nhận thêm về nghệ nhân Hà Thị Cầu.

PV: Khi làm phim "Xẩm đỏ 1", trong vòng 2 năm, anh có được 1.200 phút tư liệu. Đây là những tư liệu rất qúy giá. Chắc hẳn trong phim "Xẩm đỏ 2", anh cũng chắt lọc trong số lượng tư liệu mà anh tích lũy được ấy?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Vâng, trong 2 năm, không phải lúc nào chúng tôi cũng đến quay, nhưng lúc nào thuận là chúng tôi đến quay ngay, đi lại rất nhiều trong quá trình đó. Có những sự thay đổi, có những khoảnh khắc về mặt thời gian trong bộ phim này được chúng tôi tái hiện trong bộ phim dài 70 phút "Xẩm đỏ 2".

Đạo diễn Lương Đình Dũng

PV: Khi anh làm phim "Xẩm đỏ 1", nghệ nhân Hà Thị Cầu vẫn còn sống và đến khi anh làm phim "Xẩm đỏ 2", nghệ nhân đã ra đi vĩnh viễn. Điều này thêm một lần nhắc nhở chúng ta rằng sự tồn tại của các nghệ nhân - những "báu vật nhân văn sống" như UNESCO suy tôn - nhiều khi rất mong manh và ngắn ngủi. Qua câu chuyện về nghệ nhân Hà Thị Cầu mà anh đã làm phim cũng thấy rằng nếu chúng ta không nhanh chóng giữ lại những hình ảnh, tư liệu về các nghệ nhân có thể chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi những kho báu?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Khi chúng tôi làm phim "Xẩm đỏ 1" nghệ nhân vẫn còn sống. Nhưng đến giai đoạn cuối của cuộc đời cụ, tôi có quay thêm một số phần, đoạn. Ý đồ dựng "Xẩm đỏ 2" chỉ xuất hiện khi nghệ nhân đã mất.

Chúng tôi dựng để muốn chia sẻ với tất cả khán giả những tư liệu quý. Tuy nhiên, trong "Xẩm đỏ 2", chúng tôi không đưa hình ảnh nào tang thương về sự ra đi của bà. Bởi vì, tôi muốn người xem cảm giác rằng bà Cầu và tiếng hát của bà vẫn còn mãi. Giá như các nghệ nhân đang còn sống được quan tâm hơn, cố gắng có các công trình nghiên cứu, ghi lại sâu về cuộc đời của họ.

Tôi không phải là người có chuyên môn sâu về âm nhạc cổ truyền, nhưng qua bộ phim tôi hiểu có những giá trị không phải lúc nào cũng có, mà người ta phải chắt lọc cả đời. Những nghệ nhân đó phải chắt lọc qua cuộc sống, qua thăng trầm cuộc đời và chúng ta cần lưu truyền về mai sau. Riêng tôi, tôi cảm nhận rằng trong các bài hát Xẩm, ý nghĩa nhân văn rất nhiều.

PV: Trong phim "Xẩm đỏ 1" khi xem, tôi rất thích rằng anh đã khắc họa được chân dung nghệ nhân Hà Thị Cầu chân thực thể hiện ở những lời lẽ hết sức dân dã, hóm hỉnh. Không biết là trong phim "Xẩm đỏ 2" anh có tiếp tục khắc họa thêm tính cách đó của nghệ nhân Hà Thị Cầu không?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Tính cách của bà vẫn thế, vẫn hóm hỉnh, vui vẻ, bà kể về cuộc đời của mình - người vợ thứ 18 không có gì cay nghiệt, mà có gì đó rất đời.

Cách nói của bà rất hóm hỉnh và tôi vẫn giữ nguyên cách nói đó và chỉ có nhân rộng nó ra mà thôi. Tôi cũng xin được chia sẻ thêm là tôi đã dựng phim này xong gần 1 tháng. Cũng phải nói là tôi cũng dự định in 500 đến 1.000 đĩa để đi phát, nhưng việc làm đó không có hiệu quả mạnh và không phải công chúng nào cũng tiếp xúc được với sản phẩm của mình. Chính vì thế, bây giờ, chúng tôi cũng đang tìm kiếm các nhà đầu tư để có thể in được 50.000 đĩa DVD, bán với giá rẻ, để mọi người tiếp cận với tiếng hát của cụ.

 PV: Về phim "Xẩm đỏ 1", anh có nói trong phim anh sử dụng màu đỏ để nêu lên thông điệp rằng nghệ thuật hát Xẩm có thể mất nếu không gìn giữ. Với phim "Xẩm đỏ 2", thông điệp anh muốn gửi tới công chúng là gì?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Thực ra thông điệp chính khi tôi đặt tên là "Xẩm đỏ" mang tính phác họa. Theo quan điểm của tôi khi phác họa về màu sắc, âm nhạc của Xẩm sẽ thiên về màu nóng. Hơn nữa nó cũng là một cái tôi cảnh báo rằng nghệ thuật hát Xẩm có thể bị thất truyền nếu chúng ta không nhanh chóng bảo vệ. Còn ở Xẩm đỏ 2, thông điệp chính cũng là cuộc đời của cụ, mang tính đời nhiều hơn và thông điệp cũng không khác gì Xẩm đỏ 1.

PV: Sau "Xẩm đỏ 2", liệu đạo diễn có tiếp tục cho ra đời các tập phim tiếp theo hay không?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Với "Xẩm đỏ 2", thời lượng của nó vừa đủ để khán giả xem và hiểu về một nghệ nhân hát Xẩm tuyệt vời của chúng ta. Nếu với những nhà nghiên cứu, tôi cũng sẽ sẵn sàng cống hiến tư liệu đó cho mọi người nghiên cứu, chứ không làm phim thứ 3.

Tôi nghĩ thế là vừa đủ cho người xem và người nghe. Còn về cuộc đời của nghệ nhân Hà Thị Cầu, vẫn còn nhiều tư liệu mà trong bản thân trong bộ phim này không thể diễn tả và quay hết được. Tôi sẽ làm hết sức mình để khán giả được thưởng thức tiếng hát của bà.

PV: Phim "Xẩm đỏ 2" dự kiến ra mắt công chúng khi nào?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Hiện, phim đã dựng xong phần 1 được 1 tháng. Tôi đang trau chuốt thêm. Bây giờ chúng tôi đang tiếp cận nguồn kinh phí để in số lượng lớn.

PV: Xin cảm ơn đạo diễn Lương Đình Dũng./.

Đạo diễn Lương Đình Dũng sinh năm 1973 tại Sơn Dương, Tuyên Quang.

Anh đã tốt nghiệp Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội và Thạc sĩ Nghệ thuật Điện ảnh.

Hiện là Giám đốc sáng tạo của Công ty Tứ Vân Media - chuyên sản xuất phim. Các phim đã thực hiện: "Đồng tiền", "Đêm tối", "Bạn già", "Bánh đa bánh đúc", "Người chiếu đèn", "Hạnh phúc đỏ", "Xẩm đỏ".

Phim "Cha cõng con" do Lương Đình Dũng viết kịch bản và làm đạo diễn dự kiến khởi quay vào tháng 9 tới và ra mắt vào tháng 4/2014.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo
Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo

(VOV) - Lối hát nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc, cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả... bà Hà Thị Cầu vẫn một lòng theo Đảng.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo

Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo

(VOV) - Lối hát nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc, cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả... bà Hà Thị Cầu vẫn một lòng theo Đảng.

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời
Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

(VOV) - Sau thời gian ốm kéo dài, Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã tạ thế lúc 12h30 trưa nay (3/3) tại nhà riêng.

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

(VOV) - Sau thời gian ốm kéo dài, Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã tạ thế lúc 12h30 trưa nay (3/3) tại nhà riêng.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu và lần cuối cùng trẩy kinh
Nghệ nhân Hà Thị Cầu và lần cuối cùng trẩy kinh

Tối 4/1, chương trình Xẩm Hà Nội do Trung tâm Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc tổ chức diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu và lần cuối cùng trẩy kinh

Nghệ nhân Hà Thị Cầu và lần cuối cùng trẩy kinh

Tối 4/1, chương trình Xẩm Hà Nội do Trung tâm Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc tổ chức diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Các nghệ sỹ dân gian tiếc thương nghệ nhân Hà Thị Cầu
Các nghệ sỹ dân gian tiếc thương nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Sự ra đi của nghệ nhân Hà Thị Cầu là mất mát lớn của nền âm nhạc dân tộc truyền thống nói chung và nghệ thuật hát Xẩm nói riêng.

Các nghệ sỹ dân gian tiếc thương nghệ nhân Hà Thị Cầu

Các nghệ sỹ dân gian tiếc thương nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Sự ra đi của nghệ nhân Hà Thị Cầu là mất mát lớn của nền âm nhạc dân tộc truyền thống nói chung và nghệ thuật hát Xẩm nói riêng.

“Xẩm đỏ” - 35 phút về cuộc đời nghệ nhân Hà Thị Cầu
“Xẩm đỏ” - 35 phút về cuộc đời nghệ nhân Hà Thị Cầu

Hoàn thành sau 2 năm bấm máy, bộ phim tài liệu “Xẩm đỏ” sẽ ra mắt khán giả vào ngày 18/8 tới đây.  

“Xẩm đỏ” - 35 phút về cuộc đời nghệ nhân Hà Thị Cầu

“Xẩm đỏ” - 35 phút về cuộc đời nghệ nhân Hà Thị Cầu

Hoàn thành sau 2 năm bấm máy, bộ phim tài liệu “Xẩm đỏ” sẽ ra mắt khán giả vào ngày 18/8 tới đây.  

Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu
Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Bà Hà Thị Cầu là người đầu tiên hát xẩm trong chương trình “Dân ca và nhạc cổ truyền” trên làn sóng phát thanh quốc gia.

Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Bà Hà Thị Cầu là người đầu tiên hát xẩm trong chương trình “Dân ca và nhạc cổ truyền” trên làn sóng phát thanh quốc gia.