Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông đưa văn hóa dân tộc đi xa hơn

VOV.VN -Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông cho rằng, người dân phải giữ được nét đẹp trong phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói để đưa văn hóa Việt Nam đi xa hơn.

Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông cho rằng, người dân phải giữ được nét đẹp trong phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói để đưa văn hóa Việt Nam đi xa hơn.

 “Nữ tiến sĩ của buôn làng” là cái tên được nhiều người yêu mến và đặt cho Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông, Trưởng Bộ môn Ngữ văn khoa Sư phạm, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Tây Nguyên, trường Đại học Tây Nguyên.

Với những đóng góp trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Ê Đê và các dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên, Tiến sĩ Tuyết Nhung đã góp phần đưa những giá trị văn hóa của dân tộc đến với công chúng một cách chính xác, đầy đủ hơn. Đây cũng là nỗ lực của chị trong việc bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa này. Phóng viên VOV có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông.

TS Tuyết Nhung Buôn Krông (ảnh: Tri thức & phát triển)
PV: Như vậy là năm 2015 đã khép lại. Nhìn lại công việc và những điều đã làm được trong năm qua, điều gì khiến chị tâm đắc nhất?

Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông: Ngoài công tác giảng dạy, tôi còn làm một số công việc liên quan đến đề cao giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có cả nhân vật và sự kiện. Trong đó có một điều tâm đắc nhất là tôi cùng với một đồng nghiệp, nghệ nhân Võ Văn Hải đã hoàn thành xong cuốn sách về thầy giáo Y Jut bằng 4 thứ tiếng: Ê Đê, Việt, Pháp, Anh. Đây là một công việc có ý nghĩa thực sự đối với bản thân tôi, tình cảm của tất cả các anh em dành cho thầy giáo Y Jut.

PV: Cuốn sách chị vừa nhắc đến đã được công bố và ra mắt công chúng hồi tháng 11 vừa qua. Từ khi nào mà chị hình thành nên ý tưởng để thực hiện cuốn sách này?

Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông: Thầy giáo Y Jut là một trong những nhân vật tiêu biểu mà đầu thế kỷ 20 đã cống hiến trong việc biên soạn, hình thành nên bảng chữ cái tiếng Ê Đê ổn định như chúng ta thấy ngày nay. Đồng thời, thầy giáo là một trong những nhà lão thành cách mạng đầu thế kỷ khi mà phong trào cách mạng mới hình thành, phát triển tại Tây Nguyên. Tên thầy giáo đã được đặt tên trường, tên đường.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ thấy tên thôi, chưa có họ. Chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở, muốn gửi một thông điệp nào đó đối với lãnh đạo, với chính quyền cũng như cộng đồng chúng ta chú ý hơn đến tên riêng cũng như sự cống hiến của các nhà lão thành cách mạng cũng như nhân vật và sự kiện liên quan đến sự phát triển của cộng đồng không chỉ ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk mà trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

PV: Tại sao chị chọn nghiên cứu về mảng đề tài văn hóa dân tộc thiểu số bản địa, nhất là văn hóa tộc người Ê Đê?

Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông: Trong thời kỳ hội nhập với các nước, điều đầu tiên là người dân tộc thiểu số phải tìm hiểu thông qua những việc nhỏ nhất. Ví dụ thông qua ngôn ngữ, chúng ta không chỉ nói tiếng phổ thông mà còn phải nói tiếng mẹ đẻ. Đối với tất cả các dân tộc, chúng ta phải hiểu rõ bản sắc văn hóa mình. 

Chúng ta phải đưa những nét đẹp văn hóa trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, muốn bảo tồn được thì tự chúng ta phải bảo tồn bằng những công việc nhỏ nhất. Ví dụ có những môi trường văn hóa chúng ta phải mặc trang phục của người Ê Đê. Kể cả trong ẩm thực cũng vậy. Tất cả những điều đó được quy định trong luật tục của người Ê Đê cũng như trong luật tục của các dân tộc đang có luật tục.

Chính vì thế, tôi cũng muốn gửi một thông điệp đến cho tất cả, cần phải hiểu bản sắc văn hóa của dân tộc mình để chúng ta tự hào và biến cái tự hào đó thành những công việc rất cụ thể hàng ngày để chúng ta cống hiến một chút sức nhỏ vào việc bảo tồn văn hóa.

Nơi nào chúng ta thấy các bạn trẻ hiểu về luật tục, vận dụng luật tục trong quản lý xã hội, trong quản lý cộng đồng thì chúng ta thấy nơi đó sống rất bài bản và trẻ em không bị va chạm với pháp luật. Còn nơi nào chúng ta không hiểu về văn hóa của mình, vứt bỏ hoàn toàn phong tục tập quán, kể cả luật tục, thì dường như các em thiếu hẳn kiến thức bản địa cũng như kiến thức về pháp luật, chính vì thế vi phạm pháp luật. Và khi đã mất hết tất cả thì ý thức dân tộc không còn nữa, đó là một điều hết sức nguy hiểm.

 PV: Trong quá trình nghiên cứu về văn hóa, đặc biệt là văn hóa Ê Đê, điều gì khiến chị băn khoăn, trăn trở nhiều nhất?

Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông: Tôi luôn day dứt, trăn trở làm thế nào để thế hệ trẻ và thế hệ mai sau hiểu rằng, mỗi một dân tộc, con người là quan trọng nhất, bản sắc văn hóa là quan trọng nhất. Ngoài việc chúng ta tiếp cận văn hóa của các dân tộc lân cận cũng như văn hóa của châu Âu, thì chúng ta cần phải giữ cái cốt lõi của mình, đó là phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói. Đặc biệt, chính từ lời ăn tiếng nói, trang phục cũng như những quy định trong cộng đồng trở thành bản sắc đối với một dân tộc. 

Chính vì thế, tôi cố gắng tìm hiểu những gì cho dù là nhỏ nhất, dù là phong tục nhỏ nhất nhưng nó có giá trị, phù hợp với thời đại chúng ta đang sống thì tôi cố gắng gửi thông điệp trên báo đài, trong tạp chí và đặc biệt thông qua những bài giảng của tôi trên lớp.

PV: Chị có thể chia sẻ đôi điều về những dự định của chị trong năm mới này?

Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông: Qua năm mới, tôi cũng muốn làm một số công việc mà đã lên ý tưởng. Đó là hoàn thành cuốn sách viết về các nhân vật, sự kiện tiêu biểu ở Tây Nguyên như thầy giáo Y Ngông Niê Kđăm, giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Y Tlam Kbuôr và một số nhân vật gắn với sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk.

Bên cạnh đó, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và gửi những thông điệp liên quan đến giá trị văn hóa và vai trò của phong tục tập quán người Tây Nguyên trong những bài viết, bài dạy. Tôi tiếp tục đầu tư những bài viết đăng trong tạp chí chuyên ngành và những công trình riêng mà tôi đã thai nghén và hiện tại đã có bản thảo để tôi công bố một cách rộng rãi.

Ngoài ra, tôi cũng muốn tiếp tục hoàn thành dự án do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Tây Nguyên về lĩnh vực xã hội nhân văn để kết nối với nhóm nghiên cứu của trường Đại học Pari 7 để chúng tôi được tham gia công bố, số hóa di sản sử thi Tây Nguyên nói riêng và di sản sử thi Việt Nam nói chung, quảng bá rộng rãi trong môi trường rộng hơn cấp quốc tế.

PV: Vâng, xin cảm ơn bà!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

479 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú
479 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú

VOV.VN - Trong đợt phong tặng lần này, có 102 nghệ sỹ được trao tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân và 377 nghệ sỹ được trao tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú.

479 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú

479 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú

VOV.VN - Trong đợt phong tặng lần này, có 102 nghệ sỹ được trao tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân và 377 nghệ sỹ được trao tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú.

Tâm sự của nghệ sĩ trẻ tuổi nhất được trao tặng NSƯT năm nay
Tâm sự của nghệ sĩ trẻ tuổi nhất được trao tặng NSƯT năm nay

“Khi trở về Việt Nam, show diễn đầu tiên của tôi là “Ra đi để trở về”, cũng chính câu này tôi luôn tự nhắc nhở với học sinh của mình"

Tâm sự của nghệ sĩ trẻ tuổi nhất được trao tặng NSƯT năm nay

Tâm sự của nghệ sĩ trẻ tuổi nhất được trao tặng NSƯT năm nay

“Khi trở về Việt Nam, show diễn đầu tiên của tôi là “Ra đi để trở về”, cũng chính câu này tôi luôn tự nhắc nhở với học sinh của mình"

Nghệ sĩ cắt giấy thành nhân vật hoạt hình cực dễ thương
Nghệ sĩ cắt giấy thành nhân vật hoạt hình cực dễ thương

VOV.VN -Nghệ sĩ cắt giấy 3D Jackie Huang chắc chắn sẽ khiến các họa sĩ của Disney phải nhạc nhiên khi nhìn thấy những bức tranh cắt giấy nhân vật hoạt hình rất có hồn.

Nghệ sĩ cắt giấy thành nhân vật hoạt hình cực dễ thương

Nghệ sĩ cắt giấy thành nhân vật hoạt hình cực dễ thương

VOV.VN -Nghệ sĩ cắt giấy 3D Jackie Huang chắc chắn sẽ khiến các họa sĩ của Disney phải nhạc nhiên khi nhìn thấy những bức tranh cắt giấy nhân vật hoạt hình rất có hồn.

Nghệ sĩ dâng trào cảm xúc tại Lễ vinh danh NSND, NSƯT lần 8
Nghệ sĩ dâng trào cảm xúc tại Lễ vinh danh NSND, NSƯT lần 8

Sáng 10/1, đã diễn ra buổi lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ 8 cho 479 cá nhân gồm 102 NSND và 377 NSƯT.

Nghệ sĩ dâng trào cảm xúc tại Lễ vinh danh NSND, NSƯT lần 8

Nghệ sĩ dâng trào cảm xúc tại Lễ vinh danh NSND, NSƯT lần 8

Sáng 10/1, đã diễn ra buổi lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ 8 cho 479 cá nhân gồm 102 NSND và 377 NSƯT.

Nghệ sĩ hải ngoại đua nhau về nước đón xuân
Nghệ sĩ hải ngoại đua nhau về nước đón xuân

Ngoài các show diễn, các phòng trà ca nhạc,…bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ hải ngoại cũng đã lên chương trình vui xuân tại quê nhà.

Nghệ sĩ hải ngoại đua nhau về nước đón xuân

Nghệ sĩ hải ngoại đua nhau về nước đón xuân

Ngoài các show diễn, các phòng trà ca nhạc,…bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ hải ngoại cũng đã lên chương trình vui xuân tại quê nhà.

Nghệ sĩ Quang Thắng: “Táo gì cũng diễn 200% sức lực”
Nghệ sĩ Quang Thắng: “Táo gì cũng diễn 200% sức lực”

NSƯT Quang Thắng chưa tiết lộ sẽ đóng vai Táo Giao thông hay Táo Kinh tế. Điều anh khẳng định là dù vào vai Táo nào cũng sẽ diễn với 200% sức lực.

Nghệ sĩ Quang Thắng: “Táo gì cũng diễn 200% sức lực”

Nghệ sĩ Quang Thắng: “Táo gì cũng diễn 200% sức lực”

NSƯT Quang Thắng chưa tiết lộ sẽ đóng vai Táo Giao thông hay Táo Kinh tế. Điều anh khẳng định là dù vào vai Táo nào cũng sẽ diễn với 200% sức lực.