Vì sao cầu Long Biên chưa là di tích quốc gia?

VOV.VN -Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, cầu Long Biên hội tụ đầy đủ giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử và văn hóa để xếp hạng là di tích quốc gia.

Hình ảnh cây cầu Long Biên vắt qua sông Hồng từ hơn 100 năm nay vốn đã in đậm trong tâm trí biết bao thế hệ người dân Thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung. Cầu Long Biên là một trong những biểu tượng của Hà Nội, có thể coi là di sản kiến trúc đô thị, là di tích lịch sử văn hoá cần bảo vệ…Tuy vậy cho đến nay chưa có văn bản nào chính thức ghi nhận. Chính vì vậy, việc bảo tồn cầu Long Biên trở nên cấp bách trước 3 phương án làm đường sắt qua sông Hồng mà bộ GTVT đưa ra mới đây.

Hơn một trăm năm, Long Biên soi bóng nước sông Hồng... (Ảnh: Hà Thành)

PV VOV online đã có cuộc trao đổi ngắn với Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam về giá trị lịch sử, văn hóa của cầu Long Biên.

PV: Thưa GS.TS Ngô Đức Thịnh, nhiều ý kiến cho rằng không thể coi cầu Long Biên là phương tiện giao thông thông thường mà phải nhìn nhận đó như một di tích quốc gia, ông nghĩ sao về điều này?

GS.TS Ngô Đức Thịnh: Cầu Long Biên được xây dựng từ thời Pháp thuộc cách đây hơn 100 năm, cùng với các công trình kiến trúc khác tại Thủ đô Hà Nội như Nhà hát Lớn, Phủ Chủ tịch và hàng trăm ngôi biệt thự của khu Ba Đình hiện nay… Tuy vậy, trong khi các công trình kiến trúc đó đã được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc cấp quốc gia thì cầu Long Biên vẫn chưa có được vinh dự đó. Nhưng từ lâu người ta đã vẫn coi cầu Long Biên là di tích.


GS.TS Ngô Đức Thịnh (Ảnh: GDVN)

Cầu Long Biên là chứng tích từ thời Pháp thuộc, cũng như các công trình kiến trúc khác, cầu Long Biên được coi là sản phẩm của giao lưu hội, nhập văn hóa giữa Việt Nam và văn hóa Phương Tây mà đại diện là văn hóa Pháp. Quá trình đó để lại dấu ấn, đóng góp vào sự phát triển của lịch sử Việt Nam.

Cầu Long Biên do người Pháp xây dựng, nhưng cũng góp vào đó là công sức lao động, sự sáng tạo của bản thân người thợ Việt Nam chứ không hoàn toàn là cây cầu của Thực dân Pháp. Cho nên không thể nghĩ như một số người quan niệm cầy cầu là của Đế quốc phong kiến…

Thật khó hình dung nếu Hà Nội không có cầu Long Biên sẽ mang một diện mạo khác như thế nào. Trải qua hơn 100 năm, cây cầu là nhân chứng của rất nhiều những sự kiện lịch sử, từ quá khứ cho đến hiện tại, Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, mặc dù bị bom đạn tàn phá, cầu Long Biên mang trên mình đầy thương tích nhưng vẫn đứng vững. Điều đó chứng tỏ sự bất khuất, là chứng nhân của lịch sử.

Cầu Long Biên mang nhiều giá trị như vậy, giải quyết vấn đề cầu Long Biên phải đặt trong bối cảnh rộng và nhiều vấn đề chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề giao thông mà phải coi đó là di sản văn hóa lịch sử. Xây cầu để làm phương tiện lưu thông có thể làm ở nhiều chỗ khác. Nếu chúng ta có tiền, không khó để xây những cây cầu mới khang trang hơn, bền vững hơn. Nhưng những ký ức tồn tại trong cầu Long Biên, giá trị văn hóa lịch sử của cây cầu thì không số tiền nào có thể mua lại được.

Hà Nội hiện nay cũng có nhiều cầu vắt qua sông Hồng, cầu Long Biên với tư cách là phương tiện lưu thông cũng đã được giảm tải rất nhiều. Quan điểm của tôi là phải nhìn nhận cây cầu như một di sản văn hóa. Giải quyết vấn đề cầu Long Biên không chỉ đơn thuần là vấn đề giao thông.

Cầu Long Biên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn là di tích quốc gia (Ảnh: Hà Thành)

PV: Vậy theo ông, vì sao cầu Long Biên chưa được xếp hạng di tích? Những tiêu chí để xếp hạng di tích là gì và cầu Long Biên có đủ tiêu chuẩn để trở thành di tích quốc gia?

GS.TS Ngô Đức Thịnh: Cầu Long Biên hoàn toàn đủ điều kiện trở thành di tích quốc gia cần được bảo vệ. Bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa mà tôi đã nêu ở trên, về mặt kiến trúc, mỹ thuật, không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của cây cầu. Những cây cầu hiện tại ở Hà Nội hiện nay, liệu có cầu nào mang một vẻ đẹp lịch sử như cầu Long Biên?

Việc cầu Long Biên chưa được xếp hạng di tích, theo tôi vì Hà Nội chưa làm hồ sơ để trình lên Bộ VHTT&DL. Đó là về mặt giấy tờ thôi, còn đối với tôi cũng như biết bao người dân Thủ đô khác, cầu Long Biên từ lâu đã xứng đáng là di tích lịch sử, văn hóa.

Tiêu chí xếp hạng di tích dựa trên giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử và giá trị văn hóa, được phân thành 3 cấp là cấp thành phố, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Theo tôi, cầu Long Biên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn trở thành di tích cấp quốc gia. Điều chúng ta còn thiếu để chính thức công nhận điều đó là việc làm hồ sơ.

3 phương án Bộ GTVT đưa ra về cơ bản là phá cầu hay làm biến dạng nó. Có người nói với tôi, đó là một tội ác. Vì vậy, để bảo tồn cầu Long Biên, chúng ta phải thực sự coi đó là di sản và giữ nguyên hiện trạng của cây cầu

PV: Xin cảm ơn ông./.

>> Cầu Long Biên, tháp Eiffel và cú lừa siêu đẳng

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bao nhiêu đề án bảo tồn cầu Long Biên coi như bỏ đi?
Bao nhiêu đề án bảo tồn cầu Long Biên coi như bỏ đi?

VOV.VN - Ý kiến của PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục - Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư về các phương án di dời cầu Long Biên của Bộ GTVT.

Bao nhiêu đề án bảo tồn cầu Long Biên coi như bỏ đi?

Bao nhiêu đề án bảo tồn cầu Long Biên coi như bỏ đi?

VOV.VN - Ý kiến của PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục - Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư về các phương án di dời cầu Long Biên của Bộ GTVT.

Đừng chỉ nhìn cái lợi trước mắt khi "nâng cấp" cầu Long Biên
Đừng chỉ nhìn cái lợi trước mắt khi "nâng cấp" cầu Long Biên

VOV.VN - Cầu Long Biên, khu phố Pháp, khu phố cổ và Hoàng thành được coi là 4 điểm nhấn trong cấu trúc đô thị Hà Nội.

Đừng chỉ nhìn cái lợi trước mắt khi "nâng cấp" cầu Long Biên

Đừng chỉ nhìn cái lợi trước mắt khi "nâng cấp" cầu Long Biên

VOV.VN - Cầu Long Biên, khu phố Pháp, khu phố cổ và Hoàng thành được coi là 4 điểm nhấn trong cấu trúc đô thị Hà Nội.

Bảo tồn cầu Long Biên: Thiếu cả tâm và tầm?
Bảo tồn cầu Long Biên: Thiếu cả tâm và tầm?

VOV.VN - Tại sao người ta có thể tuỳ tiện đối xử với một cây cầu đặc biệt như vậy là câu hỏi nhiều người đặt ra.

Bảo tồn cầu Long Biên: Thiếu cả tâm và tầm?

Bảo tồn cầu Long Biên: Thiếu cả tâm và tầm?

VOV.VN - Tại sao người ta có thể tuỳ tiện đối xử với một cây cầu đặc biệt như vậy là câu hỏi nhiều người đặt ra.

Cầu Long Biên, tháp Eiffel và cú lừa siêu đẳng
Cầu Long Biên, tháp Eiffel và cú lừa siêu đẳng

VOV.VN - Nếu như tháp Eiffel từng bị rao bán sắt vụn mà vẫn có người tin và bỏ tiền ra mua thì việc biến cầu Long Biên thành bảo tàng sắt vụn có thể thành hiện thực 

Cầu Long Biên, tháp Eiffel và cú lừa siêu đẳng

Cầu Long Biên, tháp Eiffel và cú lừa siêu đẳng

VOV.VN - Nếu như tháp Eiffel từng bị rao bán sắt vụn mà vẫn có người tin và bỏ tiền ra mua thì việc biến cầu Long Biên thành bảo tàng sắt vụn có thể thành hiện thực 

Phương án nào cũng phải bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên
Phương án nào cũng phải bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên

VOV.VN - Bộ GTVT cần phải hiểu rõ giá trị cầu Long Biên trước khi đưa ra những quyết định mang tính sống còn với cây cầu đặc biệt này.

Phương án nào cũng phải bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên

Phương án nào cũng phải bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên

VOV.VN - Bộ GTVT cần phải hiểu rõ giá trị cầu Long Biên trước khi đưa ra những quyết định mang tính sống còn với cây cầu đặc biệt này.

 Phá cầu Long Biên là phá một đường về...
Phá cầu Long Biên là phá một đường về...

VOV.VN - Mỗi cư dân Hà Nội, dù là dân gốc hay những người nhập cư, đều mang trong mình một hình ảnh ấm áp, thân thuộc hay một kỷ niệm nào đó về cầu Long Biên.

 Phá cầu Long Biên là phá một đường về...

Phá cầu Long Biên là phá một đường về...

VOV.VN - Mỗi cư dân Hà Nội, dù là dân gốc hay những người nhập cư, đều mang trong mình một hình ảnh ấm áp, thân thuộc hay một kỷ niệm nào đó về cầu Long Biên.

Lận đận như số phận cầu Long Biên
Lận đận như số phận cầu Long Biên

VOV.VN - Giải quyết thoả đáng được một vấn đề văn hoá - lịch sử - xã hội khó hơn nhiều so với một bài toán về giao thông và kinh tế.

Lận đận như số phận cầu Long Biên

Lận đận như số phận cầu Long Biên

VOV.VN - Giải quyết thoả đáng được một vấn đề văn hoá - lịch sử - xã hội khó hơn nhiều so với một bài toán về giao thông và kinh tế.