BTC tour diễn của Khánh Ly liệu có tìm được tiếng nói chung với VCPMC?

BTC đêm diễn của Khánh Ly tại Bình Dương có sử dụng ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn  mong muốn đạt được thỏa thuận với VCPMC về mức giá tác quyền.

Tuyên bố tạm dừng chương trình tại Bình Dương vào tháng 10/2014, đồng thời gửi công văn đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) để tiếp tục thương lượng giá tác quyền ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao - BTC tour diễn của Khánh Ly liệu có tìm được tiếng nói chung với VCPMC để tiếp tục đưa những tình khúc lãng mạn của Trịnh đến với công chúng qua tiếng hát của “nữ hoàng chân đất”?

Trao đổi với phóng chí vào chiều 14/8, ông Nguyễn Ngọc Sơn, luật sư của Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao khẳng định: “Chúng tôi vẫn muốn được tiếp tục tổ chức đêm diễn của Khánh Ly tại Bình Dương cũng như các chương trình có sử dụng ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và mong muốn đạt được thỏa thuận với VCPMC về mức giá tác quyền.

Chúng tôi mong muốn Trung tâm trong khi bảo vệ tác quyền cho các nhạc sĩ thì cũng xem xét đến sự cân bằng với quyền lợi của đơn vị tổ chức biểu diễn. Các nhà tổ chức biểu diễn là những người đưa tác phẩm đến với công chúng, họ là bạn đồng hành của các nhạc sĩ để tạo dựng và phát triển một nền âm nhạc chứ không phải là “phe đối lập”.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn (trái), giám đốc công ty Đồng Dao và luật sư (phải) đối thoại với báo giới về vấn đề tác quyền chương trình Khánh Ly. - Ảnh: Vnexpress
P.V: Có thể coi việc chưa thỏa thuận được phí tác quyền nhạc Trịnh là lí do để Đồng Dao quyết định tạm dừng đêm diễn tới đây của Khánh Ly tại Bình Dương. Tại sao Đồng Dao không đưa ra quyết định tương tự với đêm diễn ở Đà Nẵng?

Luật sư Nguyễn Ngọc Sơn: Với đêm diễn ở Đà Nẵng, BTC chương trình đã ở trong tình thế bất khả kháng, không thể thay đổi được vì không còn thời gian. Cũng phải giải thích thêm là tôi được Công ty Đồng Dao mời tham gia vụ việc này khá muộn, khi việc đàm phán về tác quyền với VCPMC đã trở nên bế tắc. 

Các bạn có thể thấy BTC không hề thoái thác nghĩa vụ thanh toán tác quyền qua liveshow tại Hà Nội hồi tháng 5. Trong tour diễn lần này, chúng tôi cũng đã hoàn thành thỏa thuận về tác quyền với tất cả các tác giả khác có bài hát được sử dụng trong chương trình.

Riêng với ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng tôi không thể tiếp tục thanh toán theo mức giá mà VCPMC đưa ra, vì nó quá chênh lệch với mức giá mà các nhà tổ chức khác phải trả. Chúng tôi cũng ý thức được việc sử dụng tác phẩm khi chưa đạt được thỏa thuận tác quyền là sai luật nhưng đó là cực chẳng đã.

Nếu như VCPMC muốn bảo vệ quyền lợi của các nhạc sĩ, thì chúng tôi cũng muốn bảo vệ đêm diễn, bảo vệ cảm xúc của khán giả và nghệ sĩ tham gia chương trình. Khi làm sai, chúng tôi chấp nhận sự phán xét của công luận và của các cơ quan quản lí nhà nước. Rõ ràng, VCPMC hoàn toàn có thể kiện chúng tôi ra tòa.

Để bảo vệ quyền lợi của những người đã bỏ tiền mua vé xem đêm diễn, chúng tôi chấp nhận chịu hình phạt tại tòa án. Nhưng tôi không hiểu tại sao, VCPMC lại không chọn cách giải quyết ở tòa án theo đúng pháp luật mà lại gây sức ép tại đêm diễn để làm ảnh hưởng đến tâm lý của nghệ sĩ và cảm xúc của khán giả như vậy?

P.V: Tuyên bố tạm dừng đêm diễn ở Bình Dương phải chăng là một giải pháp đối phó của BTC trước công luận khi mà VCPMC đã đưa ra được các giấy tờ ủy quyền hợp pháp từ những người được thừa kế gia tài của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, điều mà VCPMC đã không làm được trong cuộc đàm phán tại Đà Nẵng? 

Luật sư Nguyễn Ngọc Sơn: Tôi phải khẳng định lại một lần nữa là đêm diễn ở Đà Nẵng là một tình huống cực chẳng đã của BTC, chúng tôi đã ở trong tình trạng không thể thay đổi được nên đã chấp nhận phải ra tòa nếu như VCPMC kiện. Có một điều chúng tôi không hiểu là tại sao mãi đến tận bây giờ VCPMC mới đưa ra các giấy tờ đó, trong khi đưa ra các văn bản để chứng minh quyền đại diện hợp pháp là chuyện đầu tiên mà VCPMC phải làm khi đi thu tác quyền theo hợp đồng ủy quyền.

Ngay cả khi chúng tôi nộp tác quyền đầy đủ theo yêu cầu của VCPMC thì họ vẫn phải đưa những hợp đồng ủy quyền đó ra cơ mà? Không thể nói là chúng tôi “làm khó” Trung tâm khi yêu cầu họ đưa ra các văn bản chứng minh tư cách đại diện hợp pháp. Đó là điều VCPMC cần rút kinh nghiệm khi làm việc với các đơn vị khác.

P.V: Được biết, Đồng Dao đang đề nghị VCPMC mức giá tác quyền nhạc Trịnh Công Sơn là 2 triệu/bài hát. Đâu là căn cứ để các ông đưa ra mức giá này? Và theo ông, cách tính tác quyền của VCPMC hiện nay không hợp lí ở điểm nào?

Luật sư Nguyễn Ngọc Sơn: Chúng tôi có tham khảo biểu giá tác quyền ở một số nước. Ở Mỹ chẳng hạn, trên mỗi đĩa nhạc bán được, người ta sẽ trả cho tác giả ca khúc là 1 cent/bài, còn với các chương trình biểu diễn nhạc sống, tác giả ca khúc sẽ nhận được từ 50-100 USD/ bài. Ngoài ra, chúng tôi cũng so sánh với mức giá tác quyền của một nhạc sĩ nổi tiếng khác là Phạm Duy. Mức tác quyền mà Phương Nam film (đơn vị đang nắm giữ bản quyền nhạc Phạm Duy - PV) đưa ra là 1 triệu/bài (chưa thuế). Chúng tôi đạt được thỏa thuận với Phương Nam mà không có bất cứ trở ngại nào, có lẽ vì Phương Nam cũng là đơn vị tổ chức biểu diễn, họ hiểu những rủi ro mà nhà tổ chức phải chịu.

Về cách tính giá của VCPMC, điểm không hợp lí thứ nhất là dựa vào trung bình giá vé. Rõ ràng, giá vé của mỗi chương trình biểu diễn là giá trị gia tăng ngoài nhạc phẩm như địa điểm biểu diễn, âm thanh, ánh sáng, sân khấu. Cùng là nhạc phẩm đó, nhưng hát ở phòng trà thì giá vé sẽ rất khác.

Mặt khác, VCPMC luôn nói là tính giá dựa trên Nghị định 61 về nhuận bút, nhưng thật ra, Nghị định 61 quy định mức nhuận bút từ 15% đến 21% doanh thu của chương trình cho các tác giả bao gồm tác giả ca khúc, nhạc sĩ phối khí, người biên tập âm nhạc...

Như vậy nghĩa là phải căn cứ theo số doanh thu thực mà chương trình thu được, chứ không phải là áp đặt số ghế và trung bình giá vé như cách tính của VCPMC. Với chương trình ở HN chẳng hạn, đại đa số vé chúng tôi bán được đều là hạng 900 ngàn đồng, làm sao có thể bắt chúng tôi thanh toán tác quyền theo giá vé trung bình được?

P.V: Ở góc độ là một luật sư, theo ông, đâu là giải pháp tốt nhất để việc thực thi tác quyền âm nhạc tại VN được hiệu quả và chấm dứt tình trạng lùm xùm như hiện nay?

Luật sư Nguyễn Ngọc Sơn:  Tôi nghĩ rằng, qua lần này, VCPMC cùng các nhạc sĩ và các nhà tổ chức biểu diễn nên nhìn lại và ngồi lại với nhau để có thể đưa ra một biểu giá phù hợp với lợi ích của cả nhạc sĩ và đơn vị tổ chức biểu diễn.

Cũng như các nhạc sĩ, nhà tổ chức biểu diễn cũng đang cống hiến cho công chúng và cho sự phát triển của nền âm nhạc theo cách của mình, cho nên quyền lợi của họ cũng phải được xem xét đến khi thực thi bảo hộ quyền tác giả. Và hơn nữa, cách thu tác quyền của VCPMC phải đảm bảo sự đồng nhất và công bằng giữa tất cả các đơn vị tổ chức biểu diễn chứ không nên tùy tiện như hiện nay.

P.V: Xin cảm ơn ông./. 


 

Không ai muốn nộp tiền cho người thu tiền không minh bạch 

Tác quyền cho liveshow Thanh Tuyền được VCPMC “đòi thách” từ 1,5 triệu/bài xuống 1 triệu rồi 800.000 đồng/bài

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hải Thụy, Giám đốc Công ty Giải trí Thụy Nguyễn, đơn vị từng tổ chức thành công các chương trình như đêm nhạc Vinh Sử, đêm nhạc kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, liveshow Thanh Tuyền 50 năm âm nhạc và cuộc đời.

“Tôi có thể lấy liveshow Thanh Tuyền 50 năm âm nhạc và cuộc đời làm ví dụ để chứng minh cho cách làm việc tùy tiện và không minh bạch của VCPMC” - ông Hải Thụy thẳng thắn - “Ban đầu, chuyên viên của VCPMC đến gặp và yêu cầu chúng tôi nộp tác quyền lên đến gần 40 triệu đồng.

Họ nói đây là cách tính tác quyền theo phần trăm doanh thu của chương trình được quy định ở Nghị định 61. Khi tôi không đồng ý vì thấy mức phí này quá cao, thì chuyên viên của VCPMC liền chuyển sang cách thu theo mức khoán là 1,5 triệu/bài.

Tôi vẫn không đồng ý vì nó quá chênh lệch so với mức tôi vẫn đóng cho những chương trình tổ chức tại các tỉnh (250 nghìn đồng/bài) thì người của VCMPC tự động giảm lần lượt xuống 1 triệu/bài, rồi 800 nghìn đồng/bài. Vậy thì câu hỏi đầu tiên tôi đặt ra là VCPMC thu tác quyền có theo cơ sở pháp lý nào không? Nếu là theo luật, thì tại sao lại có chuyện thêm bớt, thay đổi tùy tiện như vậy?”.

Cũng vẫn ở liveshow Thanh Tuyền, ông Thụy cho biết, danh mục ban đầu mà VCPMC định thu của BTC là 22 ca khúc, nhưng khi BTC tìm hiểu chi tiết, thì chỉ có 12 bài hát trong số đó là của các tác giả đã ủy quyền cho VCPMC. “Vậy nếu chúng tôi không làm rõ thì tác quyền 10 bài hát không được ủy quyền của VCPMC sẽ sao đây? Tại sao VCPMC lại cố tình thu tác quyền của cả những tác giả không ủy quyền?”.

Và cuối cùng là câu hỏi: Nếu chúng tôi nộp đủ số tiền như VCPMC yêu cầu, thì các tác giả sẽ nhận được bao nhiêu?

Đây là 3 câu hỏi mà ông Nguyễn Hải Thụy cho biết ông chưa bao giờ nhận được câu trả lời thỏa đáng từ các đại diện của VCPMC mỗi khi họ đến thu tiền. Đó là lí do mà theo ông Thụy, khiến Công ty Thụy Nguyễn cũng như nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn khác không hợp tác VCPMC./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu tác quyền âm nhạc: Trung tâm bảo hộ hay trung tâm đòi nợ?
Thu tác quyền âm nhạc: Trung tâm bảo hộ hay trung tâm đòi nợ?

VOV.VN - Trung tâm bảo hộ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là đơn vị duy nhất bảo vệ quyền lợi của các nghệ sĩ thì lại vận hành như một trung tâm đi đòi nợ.

Thu tác quyền âm nhạc: Trung tâm bảo hộ hay trung tâm đòi nợ?

Thu tác quyền âm nhạc: Trung tâm bảo hộ hay trung tâm đòi nợ?

VOV.VN - Trung tâm bảo hộ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là đơn vị duy nhất bảo vệ quyền lợi của các nghệ sĩ thì lại vận hành như một trung tâm đi đòi nợ.

Đêm diễn Khánh Ly: Trên hát, dưới cãi nhau đòi tiền tác quyền
Đêm diễn Khánh Ly: Trên hát, dưới cãi nhau đòi tiền tác quyền

NS Phó Đức Phương nhiều lần khẳng định, nếu chưa được VCPMC thông qua thì BTC và người hát không có quyền sử dụng các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Đêm diễn Khánh Ly: Trên hát, dưới cãi nhau đòi tiền tác quyền

Đêm diễn Khánh Ly: Trên hát, dưới cãi nhau đòi tiền tác quyền

NS Phó Đức Phương nhiều lần khẳng định, nếu chưa được VCPMC thông qua thì BTC và người hát không có quyền sử dụng các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Đêm diễn của Khánh Ly ở Bình Dương tạm hoãn... vì tác quyền?
Đêm diễn của Khánh Ly ở Bình Dương tạm hoãn... vì tác quyền?

Vụ việc lùm xùm này đã xảy ra trong 3 sô diễn của ca sĩ Khánh Ly tại Hà Nội và Đà Nẵng vừa qua.

Đêm diễn của Khánh Ly ở Bình Dương tạm hoãn... vì tác quyền?

Đêm diễn của Khánh Ly ở Bình Dương tạm hoãn... vì tác quyền?

Vụ việc lùm xùm này đã xảy ra trong 3 sô diễn của ca sĩ Khánh Ly tại Hà Nội và Đà Nẵng vừa qua.

Lùm xùm tiền tác quyền âm nhạc: Do có nhiều khuất tất?
Lùm xùm tiền tác quyền âm nhạc: Do có nhiều khuất tất?

VOV.VN - "Sử dụng ca khúc thì phải trả tiền tác quyền, nhưng thu tiền thì phải theo thông tư hướng dẫn chuẩn của Bộ VH-TT&DL”, luật sư Trần Đình Triển nói.

Lùm xùm tiền tác quyền âm nhạc: Do có nhiều khuất tất?

Lùm xùm tiền tác quyền âm nhạc: Do có nhiều khuất tất?

VOV.VN - "Sử dụng ca khúc thì phải trả tiền tác quyền, nhưng thu tiền thì phải theo thông tư hướng dẫn chuẩn của Bộ VH-TT&DL”, luật sư Trần Đình Triển nói.

Lùm xùm tiền tác quyền âm nhạc: Cục NTBD lên tiếng
Lùm xùm tiền tác quyền âm nhạc: Cục NTBD lên tiếng

VOV.VN - Cục Nghệ thuật biểu diễn ủng hộ quyền thực thi quyền tác giả trên cơ sở Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng ủng hộ dựa trên nguyên tắc, việc làm đúng.

Lùm xùm tiền tác quyền âm nhạc: Cục NTBD lên tiếng

Lùm xùm tiền tác quyền âm nhạc: Cục NTBD lên tiếng

VOV.VN - Cục Nghệ thuật biểu diễn ủng hộ quyền thực thi quyền tác giả trên cơ sở Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng ủng hộ dựa trên nguyên tắc, việc làm đúng.

Thu tác quyền âm nhạc: Mặc cả như mua rau ngoài chợ
Thu tác quyền âm nhạc: Mặc cả như mua rau ngoài chợ

VOV.VN - 170 triệu đồng là số tiền mà đơn vị tổ chức chương trình ca nhạc Khánh Ly phải trả cho (VCPMC) sau khi đã được "mặc cả".

Thu tác quyền âm nhạc: Mặc cả như mua rau ngoài chợ

Thu tác quyền âm nhạc: Mặc cả như mua rau ngoài chợ

VOV.VN - 170 triệu đồng là số tiền mà đơn vị tổ chức chương trình ca nhạc Khánh Ly phải trả cho (VCPMC) sau khi đã được "mặc cả".