Cục NTBD nhầm lẫn khi cấp phép cho ca khúc nước ngoài có lời Việt?

VOV.VN - Theo luật sở hữu trí tuệ, việc cấp phép cho những ca khúc nước ngoài có lời Việt cần phải đáp ứng được các điều kiện cần có.

Phản ánh đến Báo Điện tử VOV.VN, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc Phan Phương, nguyên Chánh Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết, việc Cục NTBD cập nhật (hay thông báo phổ biến rộng rãi) những ca khúc nước ngoài, ca khúc không lời nước ngoài có lời Việt cần được xem xét, cân nhắc và giải thích rõ ràng.

Nhiều bài hát nhạc nước ngoài lời Việt được Cục NTBD cập nhật trong danh sách bài hát được phổ biến. Ảnh chụp màn hình

Ông cho hay: “Việt Nam tham gia công ước Berne từ năm 2004. Từ năm 2005, chúng ta có Luật Bản quyền (nằm trong Luật Sở hữu trí tuệ). Theo quy định, khi phổ nhạc cho thơ phải xin phép nhà thơ; những ca khúc nhạc ngoại đặt lời Việt không được cấp phép; chỉ cấp phép những ca khúc dịch sang lời Việt khi người đăng ký cấp phép xuất trình được giấy tác giả gốc cho phép dịch và đồng ý với bản dịch; chỉ cấp phép những ca khúc phổ thơ khi nhạc sĩ xuất trình được giấy tác giả thơ cho phép phổ nhạc. Vậy, những ca khúc sáng tác sau năm 2004 rơi vào những trường hợp trên mà không đủ điều kiện nghĩa là trái luật”.

“Tuy nhiên trên cổng thông tin của Cục NTBD hiện nay, nhiều ca khúc nhạc nước ngoài, lời việt lại được cấp phép và thông báo được phổ biến rộng rãi. Ví dụ, một số ca khúc của nhạc sĩ nước ngoài hoặc ca khúc nhạc không lời nước ngoài được nhạc sĩ Phạm Duy, Dương Thiệu Tước … đặt lời Việt hay chuyển soạn vẫn được phổ biến. Có thể, có những ngoại lệ trong quy định, vì những ca khúc này đã được chuyển lời cách đây rất lâu nhưng Cục NTBD vẫn cần phải giải thích rõ ràng”.

Trước đó, khi cập nhật những ca khúc nhạc đỏ, Cục NTBD cũng để xảy ra những nhầm lẫn và sai sót. Dù những bài hát đó đã được Cục NTBD gỡ bỏ, nhưng những sai sót vẫn khiến nhiều người trong giới âm nhạc bức xúc, khó hiểu.

Việc cập nhật những bài hát trước 1975 cũng có những thông tin thiếu chính xác liên quan đến các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy.

Nhà thơ Huyền Chi là tác giả thơ của ca khúc “Thuyền viễn xứ”. Đây là ca khúc duy nhất của tác giả này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Tuy nhiên trong một số bài hát khác do Phạm Duy viết lời phổ nhạc như “Bà mẹ Gio Linh”, “Bà mẹ quê”, “Nương chiều” bị nhầm là thơ của Huyền Chi.

Nhà thơ Huyền Chi, tác giả lời "Thuyền viễn xứ" được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Ảnh do nhạc sĩ Hồ Trí Quyền cung cấp.

Các ca khúc "Bài ca sao", "Bài ca trăng", "Con đường tình ta đi", "Còn gì nữa đâu", "Phượng yêu"... đều do Phạm Duy sáng tác cả nhạc và lời nhưng lại được ghi là phần thơ của Quang Dũng.

Ca khúc “Phượng yêu” thực chất là do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác cả nhạc và lời chứ không phải phổ nhạc từ thơ của nhà thơ Quang Dũng như thông tin trên website của Cục NTBD.

Hoặc "Cành hoa trắng", nhạc và lời của ông, lại được ghi phần lời từ ca dao Việt Nam; còn ca khúc "Chuyện tình" (nhạc Francis Lai) mà ông soạn lời Việt thì được ghi là nhạc của Andy Williams. 

Ca khúc "Cành hoa trắng" bị nhầm trên website của Cục NTBD.
Ca khúc "Chuyện tình" được ghi tác giả là Andy Williams.

Trước đó, ca khúc nổi tiếng "Đưa em tìm động hoa vàng" của nhạc sĩ Phạm Duy cũng bị ghi nhầm thành "Đưa em tìm mộng hoa vàng".

Ca khúc "Bà mẹ Gio Linh" được nhạc sĩ Phạm Duy viết lời và phổ nhạc bị nhầm là phổ thơ của tác giả Huyền Chi.

Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Phan Phương, các tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy đều được chính tác giả ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Việc để xảy ra sai sót như trên chỉ có thể là do cách làm cẩu thả, thiếu trách nhiệm, không chịu tìm hiểu và vận dụng ở các kho tư liệu đáng tin cậy.

Ca khúc "Bà mẹ Gio Linh" được nhạc sĩ Phạm Duy ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho thấy ông là người viết nhạc và lời ca khúc này.

“Lâu nay, danh mục ca khúc phổ biến được xem là cơ sở để người quan tâm tra cứu thông tin trước khi sử dụng, nên rất cần sự chính xác. Ngoài ra, tên người sáng tác còn liên quan đến tác quyền, nên nếu không được chuẩn hóa sẽ rất khó trong việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc. Việc Cục NTBD, đơn vị chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kiểm duyệt và cấp phép biểu diễn nghệ thuật lại để xảy ra những sai sót như thế là điều khó có thể chấp nhận”, nhà báo Phan Phương cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương xin lỗi về việc phổ biến ca khúc nhạc đỏ
Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương xin lỗi về việc phổ biến ca khúc nhạc đỏ

VOV.VN - “Việc rà soát, cập nhật danh mục các ca khúc nhạc đỏ đã gây ra sự hiểu nhầm trong dư luận”, ông Nguyễn Đăng Chương thừa nhận.

Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương xin lỗi về việc phổ biến ca khúc nhạc đỏ

Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương xin lỗi về việc phổ biến ca khúc nhạc đỏ

VOV.VN - “Việc rà soát, cập nhật danh mục các ca khúc nhạc đỏ đã gây ra sự hiểu nhầm trong dư luận”, ông Nguyễn Đăng Chương thừa nhận.

300 ca khúc nhạc đỏ vừa được cấp phép phổ biến
300 ca khúc nhạc đỏ vừa được cấp phép phổ biến

VOV.VN - Cục NTBD vừa cấp phép cho 300 ca khúc trong đó phần lớn là những ca khúc cách mạng truyền thống đã được nhiều thế hệ khán giả Việt Nam biết đến.

300 ca khúc nhạc đỏ vừa được cấp phép phổ biến

300 ca khúc nhạc đỏ vừa được cấp phép phổ biến

VOV.VN - Cục NTBD vừa cấp phép cho 300 ca khúc trong đó phần lớn là những ca khúc cách mạng truyền thống đã được nhiều thế hệ khán giả Việt Nam biết đến.

Cục NTBD thông tin về việc cấp phép 300 bài hát nhạc đỏ
Cục NTBD thông tin về việc cấp phép 300 bài hát nhạc đỏ

VOV.VN - Cục NTBD vừa chính thức phản hồi về thông tin cấp phép 300 ca khúc nhạc truyền thống mà báo chí đưa tin mới đây. 

Cục NTBD thông tin về việc cấp phép 300 bài hát nhạc đỏ

Cục NTBD thông tin về việc cấp phép 300 bài hát nhạc đỏ

VOV.VN - Cục NTBD vừa chính thức phản hồi về thông tin cấp phép 300 ca khúc nhạc truyền thống mà báo chí đưa tin mới đây.