Đại sứ Phạm Sanh Châu: “Mặc áo dài, tôi thấy mình khác biệt“

VOV.VN -  Khi mặc chiếc áo dài nam trên người, "tôi thấy mình khác với các bạn đến từ các nước khác, tôi thấy vô cùng tự hào", Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ.

Chiều 18/11, tại Trung tâm Văn hoá Phố cổ (50 Đào Duy Từ, Hà Nội) đã diễn ra buổi Toạ đàm  "Áo dài nam truyền thống và tính ứng dụng trong đời sống đương đại".

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2017) do Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội, phối hợp cùng nhóm Đình Làng Việt thực hiện.

Tới dự buổi toạ đàm có ông Phạm Sanh Châu  - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO; TS, Kiến trúc sư Tô Thị Toàn - Uỷ viên Thường trực Hội Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội; bà Trần Thị Thuý Lan - Phó trưởng ban Quản lý Phố cổ Hà Nội; nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo, hoạ sĩ Bùi Mạnh Đức; hoạ sĩ Nguyễn Đức Bình - trưởng nhóm Đình Làng Việt...

Hoạ sĩ Nguyễn Đức Bình chia sẻ về những nét độc đáo của trang phục áo dài nam truyền thống.

Ông Phạm Sanh Châu  - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO cho rằng: "Áo dài nam khẳng định bản sắc của người Việt Nam. Chúng ta đã nổi tiếng với chiếc áo dài nữ, bởi nó đã tôn vinh hình thể, tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

Các nước khác, nam giới cũng có bộ trang phục truyền thống, tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta ngồi lại, thảo luận với nhau để tìm trang phục truyền thống cho người đàn ông Việt Nam.

Theo tôi, áo dài nam là một sự lựa chọn hợp lý. Khi mặc nó trên người, tôi thấy mình khác với các bạn đến từ các nước khác, tôi thấy vô cùng tự hào".

Các thành viên nhóm Đình Làng Việt.

Trong buổi toạ đàm, đại diện thành viên nhóm Đình Làng Việt, bạn trẻ Nguyễn Đức Lộc cho rằng chiếc áo dài nam của ông cha ta vô cùng đẹp và tinh tế. "Từ đường kim mũi chỉ, đến cách chọn khuy áo... ông cha ta đã rất chăm chút. Tất cả những tinh hoa của tâm hồn người Việt được kết tinh trong chiếc áo dài".

Ra đời trước áo dài nữ và tồn tại cùng với bối cảnh của người đàn ông Việt, nhưng chiếc áo dài nam đã dần bị lãng quên cho đến ngày nay. 

Các vị diễn giả trong buổi toạ đàm.

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức cũng bày tỏ hy vọng, những sự kiện trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam cũng như sau buổi toạ đàm này sẽ giúp áo dài nam gần gũi trở lại với cuộc sống đời thường của người dân Việt chứ không còn là những thứ xa xưa, lạ lẫm.

“Tôi mong rằng áo dài nam truyền thống sẽ trở thành thứ trang phục quan trọng, giống như việc nam giới không thể thiếu bộ vest khi tham dự những sự kiện trọng đại, và ngay cả những hoạt động trong cuộc sống thường ngày” - hoạ sĩ chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vẹn nguyên tình yêu với trang phục áo dài truyền thống
Vẹn nguyên tình yêu với trang phục áo dài truyền thống

VOV.VN - Chuỗi hoạt động chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam đã giới thiệu tà áo dài nam truyền thống đến với du khách trong nước và nước ngoài.

Vẹn nguyên tình yêu với trang phục áo dài truyền thống

Vẹn nguyên tình yêu với trang phục áo dài truyền thống

VOV.VN - Chuỗi hoạt động chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam đã giới thiệu tà áo dài nam truyền thống đến với du khách trong nước và nước ngoài.

Đại sứ Nga tự tin trình diễn áo dài nam Việt Nam
Đại sứ Nga tự tin trình diễn áo dài nam Việt Nam

VOV.VN - Ông Konstatin Vnukov - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại Việt Nam tự tin mở màn trình diễn trang phục áo dài nam Việt Nam.

Đại sứ Nga tự tin trình diễn áo dài nam Việt Nam

Đại sứ Nga tự tin trình diễn áo dài nam Việt Nam

VOV.VN - Ông Konstatin Vnukov - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại Việt Nam tự tin mở màn trình diễn trang phục áo dài nam Việt Nam.