Nhạc sĩ Phó Đức Phương nói gì về việc thu tiền tác quyền qua tivi?

VOV.VN - “Ở Hà Nội và Sài Gòn chúng tôi đã thu hơn 10 năm nay. Nếu các đơn vị Đà Nẵng thắc mắc thì phải tự đi tìm hiểu”, nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết.

Liên quan đến vấn đề Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thu tiền tác quyền âm nhạc qua tivi ở Đà Nẵng gây tranh cãi mới đây, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã lên tiếng chia sẻ và giải thích.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương. Ảnh: TL

Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, việc thu tiền sử dụng âm nhạc ở các khách sạn tại Đà Nẵng đã được tiến hành từ 3,4 năm nay. Riêng Hà Nội và TP HCM đã được thu hơn 10 năm.

“Điều này rất dễ hiểu thôi. Toàn bộ cá nhân, tập thể, kinh doanh ở lĩnh vực nào không biết nhưng đã sử dụng âm nhạc trong lĩnh vực của mình nhằm phục vụ cho công việc kinh doanh thì phải trả tiền tác quyền. Sử dụng tác phẩm nghĩa là sử dụng tài sản của tác giả để kinh doanh thì phải nghĩ đến chủ nhân của chúng chứ”.

Nguyên tắc rất đơn giản vậy nhưng tại sao không hiểu. Mà không cứ là khách sạn, đến cả việc siêu thị dùng âm nhạc để phục vụ khách hàng cũng phải trả tiền tác quyền. Kể cả bệnh viện, nếu có hoạt động kinh doanh, dùng bài hát phục vụ cho việc kinh doanh thì tùy vào việc dùng nhiều hay ít cũng phải trả tiền tác quyền cho tác giả. Vì đó là tài sản của người ta”, nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết.

Theo tác giả “Trên đỉnh Phù Vân”, việc các chủ khách sạn ở Đà Nẵng phản ánh đến báo chí là do không hiểu thật hay cố tính không hiểu. “Có thể là do họ chưa hiểu hết nhưng trách nhiệm của người sử dụng là phải tự đi tìm hiểu để sử dụng làm sao cho đúng và tuân thủ đúng quy định. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm làm rõ thông tin nhưng trách nhiệm trước hết vẫn là của họ. Trước khi triển khai, văn phòng của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam phía Nam đã có cuộc họp với các chủ khách sạn, nhà nghỉ trong đó. Qua cuộc họp, Trung tâm cũng đã thông báo các nội dung quy định trong việc thu tiền tác quyền âm nhạc. Những chủ khách sạn vừa phản ánh với báo chí mới đây, có thể không tham gia cuộc họp đó cho nên không nắm hết được tình hình.

Liên quan đến việc thu tiền tác quyền qua tivi, nhạc sĩ Phó Đức Phương lý giải: “Tivi mà dùng riêng ở gia đình thì không có vấn đề gì nhưng ở đây là dùng trong kinh doanh thì phải trả tiền tác quyền. Chỉ cần làm một phép so sánh thế này, nếu không có tivi, dịch vụ của khách sạn sẽ bị giảm. Việc sử dụng tivi là để nâng cao chất lượng dịch vụ. Qua tivi có âm nhạc thì có nghĩa là âm nhạc đã được các chủ khách sạn sử dụng vào mục đích kinh doanh. Như vậy thì việc phải trả tiền tác quyền là đương nhiên”.

Trước đó, một số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vừa nhận được công văn của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc chi nhánh phía Nam yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả khi sử dụng âm nhạc trong kinh doanh. Trong đó, có thu cả phí tác quyền âm nhạc đối với phòng ngủ có sử dụng ti vi.

Việc thu tiền tác quyền qua tivi được nhạc sĩ Phó Đức Phương khẳng định là hoàn toàn hợp lý. 

Cụ thể, văn bản của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc chi nhánh phía Nam nêu Luật sở hữu trí tuệ quy định khi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ quyền tác giả phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Và đề nghị các chủ doanh nghiệp/ cơ sở kinh doanh khẩn trương thực hiện nghĩa vụ trả nhuận bút khi sử dụng quyền tác giả.

Đồng thời, Sở Du lịch Đà Nẵng gửi công văn đến các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố đề nghị các cơ sở có sử dụng âm nhạc (thông qua các hình thức sử dụng âm nhạc bao gồm nhạc nền thông qua bản ghi âm, ghi hình và nhạc sống tại sảnh lễ tân, nhà hàng, karaoke, phòng ngủ của khách, dịch vụ hội nghị hội thảo...) liên hệ với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Đà Nẵng để được hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền.

Đính kèm công văn của Sở Du lịch Đà Nẵng là bảng mức nhuận bút sử dụng tác phẩm âm nhạc. Trong đó, có quy định mức thu cụ thể đối với nhà hàng, cà phê, quầy rượu, phòng hội nghị, sảnh lễ tân, phòng karaoke... Đáng chú ý, trong đó có cả quy định mức nhuận bút cho phòng ngủ/phòng khách ở các cơ sở lưu trú có sử dụng ti vi là 25.000 đồng/phòng/năm.

Nhận được các văn bản này, nhiều chủ cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều không đồng thuận, đặc biệt khoản thu đối với phòng nghỉ của khách sạn có sử dụng ti vi là vô lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh doanh karaoke sắp phải nộp phí tác quyền 2.000 đồng 1 bài hát
Kinh doanh karaoke sắp phải nộp phí tác quyền 2.000 đồng 1 bài hát

Phí tác quyền của hơn 10.000 tác phẩm âm nhạc sẽ được thu với mức 2.000 đồng một bài tính trên mỗi đầu máy karaoke.

Kinh doanh karaoke sắp phải nộp phí tác quyền 2.000 đồng 1 bài hát

Kinh doanh karaoke sắp phải nộp phí tác quyền 2.000 đồng 1 bài hát

Phí tác quyền của hơn 10.000 tác phẩm âm nhạc sẽ được thu với mức 2.000 đồng một bài tính trên mỗi đầu máy karaoke.

“Nóng” tác quyền liên quan karaoke
“Nóng” tác quyền liên quan karaoke

Cần phải có sự thống nhất để thu phí tác quyền trong kinh doanh karaoke cho hợp lý.

“Nóng” tác quyền liên quan karaoke

“Nóng” tác quyền liên quan karaoke

Cần phải có sự thống nhất để thu phí tác quyền trong kinh doanh karaoke cho hợp lý.

Vụ "Anh thì không" của Mỹ Tâm và những ồn ào về tác quyền nhạc Việt
Vụ "Anh thì không" của Mỹ Tâm và những ồn ào về tác quyền nhạc Việt

VOV.VN - Không chỉ Mỹ Tâm mà nhiều ca sĩ khác cũng vướng vào lùm xùm khi sử dụng ca khúc mà không xin phép. 

Vụ "Anh thì không" của Mỹ Tâm và những ồn ào về tác quyền nhạc Việt

Vụ "Anh thì không" của Mỹ Tâm và những ồn ào về tác quyền nhạc Việt

VOV.VN - Không chỉ Mỹ Tâm mà nhiều ca sĩ khác cũng vướng vào lùm xùm khi sử dụng ca khúc mà không xin phép.