Trần Thụ người sáng tác và hát trên làn sóng điện

VOV.VN -Trần Thụ là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho âm nhạc trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

20h ngày 19/12/1946, toàn quốc kháng chiến, đại bác chuyển rung từ pháo đài Láng. Điện Hà Nội tắt. Bản tin cuối cùng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Một Đài phát thanh non trẻ mới qua tuổi thôi nôi-phát từ Bạch Mai loan tin trọng đại: “Tiếng súng kháng chiến ở Thủ đô đã bùng nổ”. Sáng 20/12/1946 dù nhạc hiệu “Diệt phát xít” vẫn vang lên hùng tráng ở các máy thu thanh với lời phát thanh viên: “Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh gần Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa” thì tất cả hiểu rằng Đài Tiếng nói Việt Nam đã rút ra khỏi Hà Nội. Cái địa điểm “Gần Hà Nội” ấy là hang chùa Trầm, cách Hà Nội 40 cây số.

8 năm sau, ngày 10/10/1954 ngày giải phóng Thủ đô. Mặc dù khi ấy ở máy thu thanh, mọi người vẫn nghe giọng nữ phát thanh viên Dương Thị Ngân: “ Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa” thì cái địa điểm “từ Hà Nội” ở đây là Phùng. Lúc ấy toàn bộ Đài đã rời Việt Bắc nhưng chưa vào tiếp nhận Đài Pháp Á ở 56 Quán Sứ được vì bên cạnh đó nhà 58 Quán Sứ là Bộ Tổng tham mưu ngụy. 10 ngày sau khi giải phóng - ngày 20/10/1954, Đài Tiếng nói Việt Nam mới chuyển về 58 Quán Sứ.

Ngày 10/10/1954, dù làn sóng điện của Đài phát đi từ Phùng thì sau những bản tin vẫn có các chương trình ca nhạc. Những giọng hát của các ca sĩ ở Đài: Thương Huyền, Mai Khanh và Trần Thụ lại vang lên trong các máy thu thanh.

Cùng với Mai Khanh và Thương Huyền, Trần Thụ về Đài năm 1949. Cũng năm đó, nhóm ca nhạc Đài thành lập. Với giọng nam trung ấm áp, nghệ sĩ Trần Thụ kể biết bao kỷ niệm về những năm Việt Bắc. Anh xúc động khi kể lại việc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao được thu dây và từng bao lần vang trên làn sóng điện, bao lần ngân vọng niềm lạc quan trước ngày về Hà Nội, thì trong ngày 10/10/1954 nghe sao lay động lòng người đến vậy. Mặc dù khi ấy Đài ở Phùng, giữa một không khí nhân dân còn phải có thời gian để hiểu rõ sự thắng lợi của kháng chiến.

Cũng trong ngày đó, khi giọng hát của mình trên làn sóng điện đến với mọi người thì Thương Huyền và Mai Khanh đang thu đĩa ở Trung Quốc, còn Trần Thụ thì xuống xã tham gia cải cách ruộng đất. Sau đó ít lâu, anh trở về Ban Ca nhạc của Đài sát cánh cùng các ca sĩ, nhạc công, nhạc sĩ ở Đài Nam Bộ ra tập kết như: Lưu Cầu, Hoàng Mãnh, Văn Viễn, Kim Nhụy, Xuân Mai, Khánh Vân, Quốc Hương… và với ban nhạc “Lúa vàng” ở Hà Nội tạm chiếm với các nhạc công điệu nghệ như: Nguyễn Văn Dậu, Nguyễn Văn Sợi, Hoàng Xuân Tiến, Trần Dư, Nguyễn Văn Cách, Nguyễn Quang Khải, Huy Thư ... Đồng thời Trần Thụ tham gia tuyển lựa các diễn viên mới: Kim Oanh, Tuấn Kỳ, Văn Hạnh, Thịnh Trường… đặc biệt là Trần Khánh- Chàng ca sĩ giọng nam cao sau này trở thành “Cặp bài trùng” với anh trong các song ca nổi tiếng .

Mùa thu 1954, mùa thu giải phóng Thủ đô đã thực sự tạo nguồn cảm hứng cho Trần Thụ. Sau đó hai năm, mùa thu 1956, Trần Thụ đã sáng tác ca khúc “Chiều Hồ Gươm” dịu dàng và trữ tình: “Hồ Gươm hôm nay chiều về thu-làn nước trong xanh lững lờ trôi…”. Mười năm sau, trong chiến tranh chống Mỹ, anh còn viết “Nhanh tay lưới chắc tay súng”  và “Hát mừng chiến thắng Tây Bắc”.  Anh và Trần Khánh cùng Quốc Hương tạo ra một bộ ba ca sĩ khá tài hoa vừa hát, vừa sáng tác bài hát. Ở giữa thời gian này, Trần Thụ và Quốc Hương có đi tu nghiệp ở Hunggari. Họ ở cùng một phòng và cùng trở về nước.

Bây giờ, Trần Khánh và Quốc Hương đã ở cõi xa xăm. Trần Thụ sau nhiều năm về hưu, lặng lẽ nhớ về một thời say hát cũng đã lên đường gặp bạn ở cõi xa xăm./.

 

Nghệ sĩ Trần Thụ sinh ngày 26/10/1929, quê Thanh Trì, Hà Nội. Nguyên công tác tại Đoàn Ca Nhạc Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Là một ca sĩ nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho âm nhạc trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông mất năm 2009 tại Hà Nội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NS Đỗ Hồng Quân tiếp tục làm Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam
NS Đỗ Hồng Quân tiếp tục làm Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam

VOV.VN - Theo đó, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân sẽ giữ chức Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam trong nhiệm kỳ 2015 – 2020.

NS Đỗ Hồng Quân tiếp tục làm Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam

NS Đỗ Hồng Quân tiếp tục làm Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam

VOV.VN - Theo đó, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân sẽ giữ chức Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam trong nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Nhạc sĩ Cầm Phong ra đi: Đã ngừng im một “cây đàn gió”
Nhạc sĩ Cầm Phong ra đi: Đã ngừng im một “cây đàn gió”

VOV.VN - Nhỏ nhẹ, dịu dàng và đa cảm, cây đàn gió Cầm Phong lướt nhẹ những giai điệu trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Cầm Phong ra đi: Đã ngừng im một “cây đàn gió”

Nhạc sĩ Cầm Phong ra đi: Đã ngừng im một “cây đàn gió”

VOV.VN - Nhỏ nhẹ, dịu dàng và đa cảm, cây đàn gió Cầm Phong lướt nhẹ những giai điệu trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Một thời sóng điện
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Một thời sóng điện

VOV.VN -Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã tạo ra một bước phát triển của  Âm nhạc trên sóng Phát thanh, nâng tầm cho truyền thông âm nhạc riêng biệt.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Một thời sóng điện

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Một thời sóng điện

VOV.VN -Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã tạo ra một bước phát triển của  Âm nhạc trên sóng Phát thanh, nâng tầm cho truyền thông âm nhạc riêng biệt.

Nghe “Tiến về Sài Gòn”, nhớ nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Nghe “Tiến về Sài Gòn”, nhớ nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

VOV.VN - Tiếng nhạc của Lưu Hữu Phước độc đáo và thần kỳ, làm rực sáng tâm hồn yêu quê hương đất nước, hun đúc tâm hồn cho mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ…

Nghe “Tiến về Sài Gòn”, nhớ nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

Nghe “Tiến về Sài Gòn”, nhớ nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

VOV.VN - Tiếng nhạc của Lưu Hữu Phước độc đáo và thần kỳ, làm rực sáng tâm hồn yêu quê hương đất nước, hun đúc tâm hồn cho mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ…

Nhạc sĩ Hồ Bắc với “Sài Gòn quật khởi”
Nhạc sĩ Hồ Bắc với “Sài Gòn quật khởi”

VOV.VN - 34 năm công tác ở Đài TNVN (1956 – 1990) đã đưa nhạc sĩ Hồ Bắc lên hàng những nhạc sĩ nổi tiếng của đất nước.

Nhạc sĩ Hồ Bắc với “Sài Gòn quật khởi”

Nhạc sĩ Hồ Bắc với “Sài Gòn quật khởi”

VOV.VN - 34 năm công tác ở Đài TNVN (1956 – 1990) đã đưa nhạc sĩ Hồ Bắc lên hàng những nhạc sĩ nổi tiếng của đất nước.