Cấm xe máy chỉ là 1 giải pháp, không phải duy nhất

VOV.VN - Đây là ý kiến của ông Yano Takeshi, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam trước đề xuất cấm xe máy tại TP. Hà Nội và TP HCM.

Trước vấn đề cấm xe máy tại hai thành phố lớn – Hà Nội và TP HCM vào năm 2030, trả lời trên báo VTC News, ông Yano Takeshi, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho biết, Hiệp hội đã có đề xuất hạn chế, tiến tới cấm xe máy ở các quận, huyện nội thành của 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, điều đầu tiên cần xem xét mục đích của chính sách đó là gì?

“Theo chúng tôi hiểu đề xuất nhằm giảm thiểu tắc đường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các thành phố lớn. Do đó, đề xuất cấm xe máy chỉ là 1 giải pháp, không phải duy nhất.

Những con đường ở Hà Nội luôn lâm vào cảnh quá tải của phương tiện cá nhân vào giờ cao điểm. (ảnh: Zing)
Hơn nữa, những chính sách, những đề xuất này mang tính tổng quan, chưa có kế hoạch cụ thể, lộ trình chi tiết. Việc này còn cần thêm nhiều Bộ, ngành tham gia, cũng như thêm nhiều thời gian nghiên cứu để đi đến thực hiện. Cần nhiều giải pháp đồng bộ chứ không phải chỉ mỗi giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân” - ông Yano Takeshi nói.

Cũng theo ông Yano Takeshi, xe máy vẫn là phương tiện thiết yếu của người dân tại Hà Nội cũng như các khu đô thị, thành phố lớn vì tính kinh tế, tính tiện lợi, phù hợp với điều kiện hạ tầng, thói quen… Bên cạnh đó, Cơ sở hạ tầng của Hà Nội và các thành phố lớn so với các nước lân cận vẫn còn cũ kỹ, nhỏ, khu dân cư sinh sống nhiều ngóc ngách, quỹ đất hạn chế, chậm phát triển. Đó là những lý do khiến cho tình trạng tắc đường trở nên cấp bách, song cũng lại phù hợp với phương tiện đi lại là xe máy.

Trước đó, đầu tháng 7/2017, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2017- 2030", với tỷ lệ trên 91% tổng số đại biểu HĐND TP tán thành.

Theo nghị quyết, thành phố sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận nội thành vào năm 2030; tổ chức thống kê, phân loại theo khu vực (quận, huyện), niên hạn, chủng loại toàn bộ xe máy trên địa bàn thành phố; phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Hà Nội cũng sẽ cấm ôtô hoạt động theo giờ, theo ngày trên một số tuyến phố; thí điểm cấm đỗ theo ngày chẵn lẻ; ban hành quy định hoạt động của xe taxi ngoại tỉnh.

Nhiều ý kiến cho rằng, xe máy quá nhiều là nguyên nhân khiến giao thông Hà Nội quá tải.
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người dân, nghị quyết này không khả thi, khó thực hiện. Bởi, hạ tầng giao thông hiện nay của thành phố thiếu đồng bộ. Trong khi đó, phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn thành phố như xe buýt vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, tình trạng chen chúc, bỏ chuyến...

Trả lời vấn đề này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, đề án của thành phố là phấn đấu đến năm 2030 sẽ hạn chế phương tiện cá nhân, chứ chưa cấm hẳn.

Còn tại TP HCM, tháng 10 tới, Sở GTVT TP HCM cũng sẽ trình UBND TP đề án kiểm soát xe cá nhân, trong đó tính tới lộ trình kiểm soát xe máy dựa trên ý kiến phản biện của người dân.

Vì theo sô liệu từ Công an TP HCM, tới 15/4/2017, TP HCM có khoảng 8 triệu phương tiện, trong đó 642.000 xe ô tô và 7,4 triệu mô tô. Trung bình mỗi ngày có thêm 169 ô tô và 816 mô tô được đăng ký mới.

Theo đại diện Sở GTVT TP HCM, nếu số lượng xe cứ phát triển như hiện nay mà hạ tầng không tăng trưởng kịp thì ùn tắc ngày càng nặng và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã ký hợp đồng thực hiện đề án Hạn chế xe cá nhân và phát triển giao thông công cộng với Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT).

Đầu năm 2017, Việt Nam tiêu thụ hơn 1,5 triệu xe máy

Thị phần xe máy tại Việt Nam thời điểm giữa năm 2017. (Ảnh: Zing).
Theo báo cáo Hiệp hội các nhà sản xuất Xe máy Việt Nam (VAMM), doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm 2017 với kết quả đạt hơn 1,5 triệu xe máy được bán ra, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo kết quả báo cáo, trung bình, mỗi ngày có tới hơn 8.000 xe máy được bán ra thị trường.

Đây là doanh số bán hàng thực tế của 5 thành viên là các thương hiệu - Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha, chứ không phải là số liệu sản xuất và bao gồm số lượng xe xuất khẩu. Theo kết quả này, Honda Việt Nam vẫn dẫn đầu với thị phần khoảng 68%. Yamaha Việt Nam xếp thứ 2 với 29%. Ba liên doanh Piaggio, SYM và Suzuki chỉ chiếm khoảng 3% còn lại.

Trong đó,  Honda Việt Nam hiện đang sản xuất 15 mẫu xe từ xe số bình dân đến xe tay ga cao cấp, còn lại Yamaha - 13 mẫu xe, SYM - 11 mẫu xe, Piaggio - 10 mẫu xe và Suzuki - 6 mẫu xe.

Theo các chuyên gia dự đoán, thì thị trường xe máy cuối năm 2017 sẽ có những thay đổi bởi Chính phủ cũng như Hà Nội đã chính thức thông qua lộ trình hạn chế xe máy. Điều này không ít nhiều cũng tác động tới chính tâm lý người dân. Đồng thời buộc các hãng cũng phải có những chiến lược mới phù hợp để đảm bảo sự phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn chế, cấm xe máy nội đô: Điều chỉnh giờ học, giờ làm theo nhóm
Hạn chế, cấm xe máy nội đô: Điều chỉnh giờ học, giờ làm theo nhóm

VOV.VN - Ông Vũ Văn Viện: Việc phân ra thành các đối tượng sinh hoạt ra ở các nhóm giờ làm, giờ học khác nhau nhằm giảm mật độ giao thông trong giờ cao điểm.

Hạn chế, cấm xe máy nội đô: Điều chỉnh giờ học, giờ làm theo nhóm

Hạn chế, cấm xe máy nội đô: Điều chỉnh giờ học, giờ làm theo nhóm

VOV.VN - Ông Vũ Văn Viện: Việc phân ra thành các đối tượng sinh hoạt ra ở các nhóm giờ làm, giờ học khác nhau nhằm giảm mật độ giao thông trong giờ cao điểm.

Có nên lạc quan vào Đề án cấm xe máy vào nội đô Hà Nội?
Có nên lạc quan vào Đề án cấm xe máy vào nội đô Hà Nội?

VOV.VN - Hà Nội đã thống nhất đến 2030 sẽ dừng hoạt động xe máy khu vực nội đô, nhiều người dân lo lắng, các chuyên gia băn khoăn, còn TP. Hà Nội nói làm được.

Có nên lạc quan vào Đề án cấm xe máy vào nội đô Hà Nội?

Có nên lạc quan vào Đề án cấm xe máy vào nội đô Hà Nội?

VOV.VN - Hà Nội đã thống nhất đến 2030 sẽ dừng hoạt động xe máy khu vực nội đô, nhiều người dân lo lắng, các chuyên gia băn khoăn, còn TP. Hà Nội nói làm được.

Nên hay không nên cấm xe máy theo lộ trình tại Hà Nội?
Nên hay không nên cấm xe máy theo lộ trình tại Hà Nội?

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân, các chuyên gia về chủ trương cấm dần xe máy vào nội đô theo lộ trình đến năm 2030. 

Nên hay không nên cấm xe máy theo lộ trình tại Hà Nội?

Nên hay không nên cấm xe máy theo lộ trình tại Hà Nội?

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân, các chuyên gia về chủ trương cấm dần xe máy vào nội đô theo lộ trình đến năm 2030. 

Hà Nội thông qua lộ trình cấm xe máy vào nội đô
Hà Nội thông qua lộ trình cấm xe máy vào nội đô

VOV.VN -Hà Nội thông qua Nghị quyết về Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông"

Hà Nội thông qua lộ trình cấm xe máy vào nội đô

Hà Nội thông qua lộ trình cấm xe máy vào nội đô

VOV.VN -Hà Nội thông qua Nghị quyết về Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông"

Cấm xe máy vào nội đô người dân di chuyển bằng gì?
Cấm xe máy vào nội đô người dân di chuyển bằng gì?

VOV.VN - ĐB Phạm Đình Đoàn: Vấn đề quan trọng là khi chuyển sang các phương tiện công cộng thì giá cả và chất lượng sẽ như thế nào?

Cấm xe máy vào nội đô người dân di chuyển bằng gì?

Cấm xe máy vào nội đô người dân di chuyển bằng gì?

VOV.VN - ĐB Phạm Đình Đoàn: Vấn đề quan trọng là khi chuyển sang các phương tiện công cộng thì giá cả và chất lượng sẽ như thế nào?