Cần làm trong sạch thị trường đồ uống

(VOV)-Tình trạng buôn lậu, chuyển giá, trốn thuế… đang gây hại môi trường kinh doanh và thương hiệu của sản phẩm đồ uống Việt chân chính.

Thị trường đồ uống mấy năm qua có bước phát triển vượt bậc, duy trì mức tăng trưởng sản xuất bình quân trên 10%/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu của người tiêu dùng, đóng góp trên 20.000 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường đồ uống như: buôn lậu, chuyển giá, trốn thuế, tung tin phá hoại… đang làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và thương hiệu của sản phẩm Việt chân chính.

DN chuyển giá, gây thất thu cho Nhà nước

Cạnh tranh là sự tất yếu, các doanh nghiệp ngành đồ uống thường xuyên phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong nước cũng như từ nước ngoài. Tuy nhiên, những biểu hiện về cạnh tranh không lành mạnh như: vi phạm đạo đức, làm hàng giả, hàng nhái; vi phạm pháp luật như: buôn lậu, chuyển giá, trốn thuế… đang làm các doanh nghiệp Việt chân chính điêu đứng.

Sản phẩm đồ uống rất đa dạng trên thị trường

Câu chuyện về Coca cola có biểu hiện chuyển giá vẫn trong quá trình điều tra, vẫn chưa được làm sáng tỏ để người tiêu dùng hiểu và sử dụng sao cho đúng cách, đúng lương tâm mình. Sau 18 năm hoạt động ở Việt Nam, không những không có lãi  mà con số lỗ lũy kế của công ty Coca cola Việt Nam theo báo cáo lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30%/năm.

Lỗ lớn như vậy, nhưng doanh nghiệp này tuyên bố trong 3 năm tới sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư thêm 300 triệu USD. Theo các ngành chức năng, không riêng gì Coca cola mà nhiều doanh nghiệp khác cũng có biểu hiện đáng ngờ về chuyển giá, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu - Nước giải khát, đề nghị: “Quan điểm của Hiệp hội Bia Rượu- nước giải khát Việt Nam là Hợp tác- Bình đẳng- Cùng phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường. Chính sách của Nhà nước cũng đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng. Nhưng chúng ta không ủng hộ bất cứ doanh nghiệp nào sử dụng những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh, cũng như mọi hình thức độc quyền để độc chiếm thị trường hơn 80 triệu dân Việt Nam, mà không hướng tới sự phát triển chung, không vì quyền lợi người tiêu dùng”.

Sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo cho thị trường đồ uống trong nước thêm sôi động. Tuy nhiên, “nhập gia tùy tục”, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như khi tham gia Hiệp hội thì tuân thủ các quy chế chung của ngành”.

Các nhà khoa học cũng rất bức xúc trước tình trạng một số doanh nghiệp đồ uống làm ăn gian dối như chuyển giá, trốn thuế, coi thường người tiêu dùng. Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, giá sản phẩm của họ chủ yếu là hương liệu, mà giá hương liệu quốc tế hoàn toàn có thể kiểm tra được. Cho nên phải thật khách quan, không có doanh nghiệp nước ngoài nào được độc quyền, đã vào Việt Nam, ban lãnh đạo DN đó phải có thành phần Việt Nam, như thế có thể kiểm soát được.

Phải hợp sức chống hành vi phản cạnh tranh

Trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường đồ uống xuất hiện nhiều chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh. Theo ông Trần Anh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp cần chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng và người tiêu dùng để chống hành vi phản cạnh tranh. Đây là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp Việt, họ e ngại trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, khiến cho các hành vi gian dối như sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn, sản phẩm, tên nhãn hiệu na ná nhau, quảng cáo gian dối… vẫn tồn tại trên thị trường và không đủ căn cứ để xử lý các doanh nghiệp vi phạm.

Bàn về câu chuyện chống các doanh nghiệp có hiện tượng chuyển giá, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: Vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI không phải chuyện mới, các nước có đầu tư nước ngoài đều có tình trạng này. Nguyên nhân của chuyển giá do doanh nghiệp FDI có nguồn cung ứng từ các công ty mẹ nằm ở nước ngoài và sản phẩm sau khi hoàn thành ở nước sở tại cũng được xuất ra thị trường công ty mẹ. Đây là chu kỳ khép kín của doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, chính vì chu kỳ khép kín nên việc kiểm tra chi phí đầu vào và giá đầu ra không đơn giản.

Trước sự cạnh tranh của các “đại gia” nước ngoài, hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp trong nước còn tồn tại, trong đó lớn nhất là Tập đoàn Tân Hiệp Phát với các sản phẩm như trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước tăng lực Number One…

Ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát kiến nghị, các hiệp hội ngành hàng cần tư vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo vệ thương hiệu Việt, cần có quy định trong quy hoạch nếu đã lỗ thì không được mở rộng thị trường, cần có giới hạn công suất trong quy hoạch. Nếu doanh nghiệp FDI tiếp tục mở rộng sản xuất, trong khi đó họ lại báo lỗ thêm 15 năm nữa thì người tiêu dùng sẽ chịu thiệt thòi, bởi khi không có đối thủ cạnh tranh nữa thì họ sẽ tăng giá.

Để giúp các doanh nghiệp trong ngành đồ uống phát triển và canh tranh lành mạnh, theo ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại cũ (nay là Bộ Công Thương), đầu tiên là phải làm lành mạnh được môi trường cạnh tranh của ngành. Theo đó, phải sửa đổi một số văn bản pháp luật. Chẳng hạn, chính sách quy định trần chi cho marketting không quá 10% thực chi; hoàn chỉnh một số hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước.

Đồng thời, phải tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý để kiểm tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm các doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh, làm hàng nhái, hàng giả. Các doanh nghiệp trong nước phải có chiến lược phát triển thị trường, thương hiệu và đăng ký thương hiệu những nước mình sẽ xuất khẩu trước mắt và tương lai.

Đã đến lúc, người tiêu dùng hãy tỏ rõ quan điểm của mình, đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với quyền lợi của chính mình và sẵn sàng tẩy chay những doanh nghiệp và sản phẩm vi phạm Luật Cạnh tranh, góp phần lành mạnh hóa thị trường đồ uống, tránh thất thu cho Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật cạnh tranh chưa thực sự đi vào cuộc sống
Luật cạnh tranh chưa thực sự đi vào cuộc sống

Thứ trưởng Trần Danh Vĩnh sáng nay 22/9 cho biết, ở Việt Nam mới chỉ có một số ít vụ điều tra và xử lý liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh.

Luật cạnh tranh chưa thực sự đi vào cuộc sống

Luật cạnh tranh chưa thực sự đi vào cuộc sống

Thứ trưởng Trần Danh Vĩnh sáng nay 22/9 cho biết, ở Việt Nam mới chỉ có một số ít vụ điều tra và xử lý liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh.

Việt Nam chưa phát hiện đồ uống chứa chất DEHP
Việt Nam chưa phát hiện đồ uống chứa chất DEHP

Khi vào cơ thể, chất DEHP có thể gây ra các nguy cơ giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới…

Việt Nam chưa phát hiện đồ uống chứa chất DEHP

Việt Nam chưa phát hiện đồ uống chứa chất DEHP

Khi vào cơ thể, chất DEHP có thể gây ra các nguy cơ giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới…

Ngành đồ uống của Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Ngành đồ uống của Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Nhận định trên là của trang mạng  www.companiesandmarkets.com chuyên cung cấp thông tin về nghiên cứu thị trường.

Ngành đồ uống của Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Ngành đồ uống của Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Nhận định trên là của trang mạng  www.companiesandmarkets.com chuyên cung cấp thông tin về nghiên cứu thị trường.

Luật Cạnh tranh: Bốn năm vẫn… quá mới!
Luật Cạnh tranh: Bốn năm vẫn… quá mới!

Sau một năm có hiệu lực, chỉ có 30% doanh nghiệp biết là có Luật Cạnh tranh, 70% doanh nghiệp không hề biết gì về Luật này

Luật Cạnh tranh: Bốn năm vẫn… quá mới!

Luật Cạnh tranh: Bốn năm vẫn… quá mới!

Sau một năm có hiệu lực, chỉ có 30% doanh nghiệp biết là có Luật Cạnh tranh, 70% doanh nghiệp không hề biết gì về Luật này