Đổi mới giáo dục: Cần trao quyền tự chủ cho nhà trường và hiệu trưởng

VOV.VN -Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm: Cần phải thay đổi cơ chế quản lý các nhà trường và cách đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho hiệu trưởng.

Phát biểu tại hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - từ tầm nhìn đến hiện thực” do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển” tổ chức ngày 5/11 tại Hà Nội, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, để đổi mới giáo dục phổ thông thành công, giáo viên là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Tuy nhiên, giáo viên giỏi cũng cần người học tốt. Thầy giỏi mà trò không chịu học thì kết quả cũng không thể tốt. Để có thầy giỏi, vai trò của người đứng đầu nhà trường hết sức quan trọng.

Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tùng Lâm

Hiệu trưởng giỏi, giáo viên và học sinh mới giỏi

Theo nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm, nếu mỗi hiệu trưởng là một nhà giáo dục, một nhà sư phạm, biết khích lệ giáo viên, là tấm gương về đạo đức, trình độ thì chắc chắn chất lượng ở trường học đó có sự khác biệt. 

Để mỗi nhà giáo trong mỗi nhà trường hoàn thành trọng trách của mình, hiệu trưởng, chứ không ai khác phải là người hỗ trợ đắc lực để mỗi nhà giáo thành công trong sự nghiệp đổi mới giáo dục.

“Làm thế nào để hiệu trưởng thành công trong lãnh đạo giáo viên dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh, một công việc hết sức cụ thể cho bất cứ người hiệu trưởng nào hiện nay? 

Tôi nghĩ mỗi hiệu trưởng nên thấy rõ vị trí, vai trò của mình đối với mỗi nhà trường và những khó khăn, rào cản trước mặt cần phải vượt qua, từ đó căn cứ hoàn cảnh mỗi nhà trường, với tài năng, tính cách, cá tính riêng của mỗi người chúng ta sẽ tìm được những bước đi phù hợp với mỗi hiệu trưởng ở từng trường” – thầy Tùng Lâm đặt vấn đề.

Hiệu trưởng phải được “cởi trói”

Để hiệu trưởng có thể thành công trong công việc xây dựng bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo trong mỗi nhà trường, theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Bộ GD-ĐT cần sớm kiến nghị nhà nước phải thay đổi cơ chế quản lý các nhà trường và cần phải thay đổi cách đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho hiệu trưởng.

Đó là việc cần thay đổi cơ chế chỉ đạo cho các nhà trường từ mầm non đến các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên được tự chủ, dân chủ như dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ XII đã nêu: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch”.

Thầy Tùng Lâm dẫn chứng: Nhiều khi hiệu trưởng có sáng kiến nhưng không chịu làm, phải chờ cấp trên có chỉ thị, hướng dẫn mới được làm. Lấy ví dụ trường THPT Đinh Tiên Hoàng nơi ông làm Hiệu trưởng, chương trình giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống đã làm từ năm 2001. Trong khi đó Bộ GD-ĐT giờ mới “bật đèn xanh” cho các trường triển khai.

“Tôi thấy cái gì tốt cho học trò thì tôi làm. Vì tôi là trường dân lập, không làm sai mà chỉ tốt cho học trò. Hay chương trình tâm lý học đường chúng tôi cũng có từ 2001. Tức là tôi chủ động, sáng tạo và được trao quyền. Trong khi đó nếu chờ biên chế thì chưa biết đến bao giờ.

Chỉ khi nào các trường được tự chủ, khoán toàn bộ biên chế, tiền lương; còn lấy giáo viên nào là việc của trường. Bên cạnh đó, trường được tự chủ về chương trình phù hợp với học trò của mình. Người hiệu trưởng là phải được tự chủ như vậy” – TS Tùng Lâm nói.

TS. Nguyễn Tùng Lâm phân tích thêm: Hiện nay quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo, Đảng, nhà nước, Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản để phát huy dân chủ trong các nhà trường. Nhưng thực hiện không được là bao. Theo quy luật kinh tế thị trường mỗi cơ sở giáo dục đào tạo phải được tự chủ như các doanh nghiệp.

Trước hết các nhà trường phải được phân cấp triệt để về công tác tổ chức và tài chính, cả chương trình giáo dục. Nếu các nhà trường không được tự chủ về 3 khâu then chốt thì công cuộc đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ còn nan giải./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới giáo dục: Cần nêu rõ định hướng phân luồng học sinh
Đổi mới giáo dục: Cần nêu rõ định hướng phân luồng học sinh

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, khung chương trình tổng thể của Bộ GD-ĐT nên làm rõ hơn vấn đề phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

Đổi mới giáo dục: Cần nêu rõ định hướng phân luồng học sinh

Đổi mới giáo dục: Cần nêu rõ định hướng phân luồng học sinh

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, khung chương trình tổng thể của Bộ GD-ĐT nên làm rõ hơn vấn đề phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

Đổi mới giáo dục: Giáo viên không còn là “diễn viên” nói một chiều
Đổi mới giáo dục: Giáo viên không còn là “diễn viên” nói một chiều

VOV.VN -Với chương trình GDPT mới, người thầy không còn là một “diễn viên” truyền giảng kiến thức, mà là người tổ chức các hoạt động.

Đổi mới giáo dục: Giáo viên không còn là “diễn viên” nói một chiều

Đổi mới giáo dục: Giáo viên không còn là “diễn viên” nói một chiều

VOV.VN -Với chương trình GDPT mới, người thầy không còn là một “diễn viên” truyền giảng kiến thức, mà là người tổ chức các hoạt động.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trải lòng về làm đổi mới giáo dục
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trải lòng về làm đổi mới giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: “Trong năm học mới, toàn ngành cần có một sự thay đổi mạnh mẽ hơn, rõ rệt hơn về phương pháp dạy và học”.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trải lòng về làm đổi mới giáo dục

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trải lòng về làm đổi mới giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: “Trong năm học mới, toàn ngành cần có một sự thay đổi mạnh mẽ hơn, rõ rệt hơn về phương pháp dạy và học”.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Cần đổi mới cách đào tạo người thầy
Đổi mới giáo dục phổ thông: Cần đổi mới cách đào tạo người thầy

VOV.VN -Trường sư phạm phải đổi mới đồng bộ chương trình đào tạo giáo viên, nâng cao năng lực của giảng viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Cần đổi mới cách đào tạo người thầy

Đổi mới giáo dục phổ thông: Cần đổi mới cách đào tạo người thầy

VOV.VN -Trường sư phạm phải đổi mới đồng bộ chương trình đào tạo giáo viên, nâng cao năng lực của giảng viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đổi mới giáo dục: 3 tháng bồi dưỡng giáo viên không thể dạy tích hợp
Đổi mới giáo dục: 3 tháng bồi dưỡng giáo viên không thể dạy tích hợp

VOV.VN -Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cần bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

Đổi mới giáo dục: 3 tháng bồi dưỡng giáo viên không thể dạy tích hợp

Đổi mới giáo dục: 3 tháng bồi dưỡng giáo viên không thể dạy tích hợp

VOV.VN -Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cần bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên.