Vụ thảm sát Khojaly: Azerbaijan không trả thù mà chỉ tìm kiếm công lý

VOV.VN - Tròn 1/4 thế kỷ sau vụ thảm sát này, đại diện của Azerbaijan vẫn day dứt vì những người gây ra tội ác vẫn chưa bị xét xử.

Tháng 2/2017 tròn 25 năm vụ thảm sát hàng trăm người Azerbaijan ở thị trấn Khojaly nằm tại vùng Nagorno-Karabakh (thuộc Azerbaijan nhưng vẫn bị “quân đội nước ngoài” chiếm đóng).

Nhân sự kiện này, Đại sứ quán Azerbaijan tại Hà Nội vào hôm 22/2 đã tổ chức hội thảo về thảm kịch Khojaly nói trên. Tham gia hội thảo còn có các cựu sinh viên Việt Nam từng học tại Azerbaijan, một số nhà nghiên cứu Việt Nam, và đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội.

Những người dự hội thảo dành 1 phút mặc niệm cho các nạn nhân vụ thảm sát Khojaly.

Theo Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov, các lực lượng quân sự thù địch với Azerbaijan đã sát hại 613 dân thường vô tội Azerbaijan, trong đó có 106 phụ nữ, 63 trẻ em và 70 người già trong các ngày 25-26/2/1992. Ngoài ra, ông nói, còn có 1.275 người nữa bị bắt làm con tin và hiện vẫn chưa rõ số phận của 150 người khác. Đại sứ khẳng định, trong số những người bị thảm sát đã được biết, có tới 56 người bị sát hại theo một cách thức hết sức tàn bạo.

Sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh Nagorno-Karabakh khi đó và mối hiềm khích phức tạp giữa Armenia và Azerbaijan từ đầu thế kỷ 20.

Phía Azerbaijan gọi vụ thảm sát kinh hoàng trên là tội ác diệt chủng. Truyền thông quốc tế đã phản ánh nhiều về thảm kịch này.

Đại sứ Imanov bày tỏ sự bất bình trước thực tế là các lực lượng gây ra vụ thảm sát nói trên vẫn chưa hề bị xét xử và trừng phạt.

Ông Imanov lý giải rằng đó là do cộng đồng quốc tế thiếu ý chí chính trị trong việc điều tra “tội ác” này. Từ đó, ông đề xuất “cải tổ hệ thống tư pháp quốc tế”. Ông cho rằng không chỉ các chỉ huy mà các cả quân nhân giết hại dân thường vô tội cũng phải bị đưa ra tòa và bị tống giam.

Đoạn video do Đại sứ quán Azerbajan trình chiếu tại hội thảo gửi đi thông điệp: Azerbaijan tìm kiếm công lý, chứ không phải sự trả thù cho vụ Khojaly.

Một đại diện (cầm micro) của Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh lớn của Azerbaijan, bày tỏ quan điểm với Đại sứ Imanov.

Các đại diện Việt Nam như Tiến sĩ Nghiêm Vũ Khải - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan, Tiến sĩ Lương Đình Hải – Giám đốc Viện Nghiên cứu Con người (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Tiến sĩ Đoàn Mạnh Phương - Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý, Tiến sĩ Đào Xuân Tiến – Tổng biên tập Tạp chí Thông tin Đối ngoại, và Tiến sĩ Đặng Dũng Chí - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quyền Con người (thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) đã chia sẻ với nhà ngoại giao Azerbaijan về nỗi đau Khojaly.

Các diễn giả Việt Nam bày tỏ sự đồng cảm khi cho biết nhân dân Việt Nam cũng trải qua nhiều đau thương trong chiến tranh và cũng hứng chịu nhiều vụ thảm sát dã man, như vụ Mỹ Lai (do quân đội Mỹ gây ra) ở miền Trung Việt Nam và vụ Tổng Chúp ở Cao Bằng do quân đội nước ngoài gây ra trong bối cảnh Chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979.

Liên quan đến các vụ thảm sát, Tiến sĩ Lương Đình Hải đã đề cập đến bối cảnh hiện nay, khi tình trạng khủng bố và trào lưu dân tộc cực đoan gia tăng với nhiều diễn biến nguy hiểm, và các tiến bộ về công nghệ có thể bị lợi dụng cho các mục đích xấu.

Từ các phân tích của mình, các diễn giả nhất trí rằng thế giới cần phải đồng tâm hiệp lực để xóa bỏ nguyên nhân gốc rễ của các vụ thảm sát, ngăn ngừa các thảm kịch tương tự tái diễn trong tương lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mối thâm thù phức tạp giữa Azerbaijan và Armenia
Mối thâm thù phức tạp giữa Azerbaijan và Armenia

VOV.VN - Tình hình căng thẳng hiện nay giữa hai nước Azerbaijan và Armenia không phải bây giờ mới có. Đó là cả mối thâm thù mang tính lịch sử.

Mối thâm thù phức tạp giữa Azerbaijan và Armenia

Mối thâm thù phức tạp giữa Azerbaijan và Armenia

VOV.VN - Tình hình căng thẳng hiện nay giữa hai nước Azerbaijan và Armenia không phải bây giờ mới có. Đó là cả mối thâm thù mang tính lịch sử.

Bức màn bí hiểm trong xung đột đẫm máu Armenia-Azerbaijan ở Karabakh
Bức màn bí hiểm trong xung đột đẫm máu Armenia-Azerbaijan ở Karabakh

VOV.VN - Xung đột đẫm máu vào đầu tháng 4/2016 ở Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan vẫn còn nhiều điều bí hiểm cần được làm rõ.

Bức màn bí hiểm trong xung đột đẫm máu Armenia-Azerbaijan ở Karabakh

Bức màn bí hiểm trong xung đột đẫm máu Armenia-Azerbaijan ở Karabakh

VOV.VN - Xung đột đẫm máu vào đầu tháng 4/2016 ở Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan vẫn còn nhiều điều bí hiểm cần được làm rõ.

Azerbaijan chia sẻ kinh nghiệm giữ độc lập trước các nước lớn
Azerbaijan chia sẻ kinh nghiệm giữ độc lập trước các nước lớn

VOV.VN - Là một nước dân không đông, lại nằm giữa các nước lớn của thế giới, Azerbaijan đã phải “xoay sở” rất nhiều để gìn giữ nền độc lập của mình.

Azerbaijan chia sẻ kinh nghiệm giữ độc lập trước các nước lớn

Azerbaijan chia sẻ kinh nghiệm giữ độc lập trước các nước lớn

VOV.VN - Là một nước dân không đông, lại nằm giữa các nước lớn của thế giới, Azerbaijan đã phải “xoay sở” rất nhiều để gìn giữ nền độc lập của mình.

Azerbaijan cho rằng “Cộng hòa Nagorno-Karabakh” là do Armenia dựng lên
Azerbaijan cho rằng “Cộng hòa Nagorno-Karabakh” là do Armenia dựng lên

VOV.VN - Phía Azerbaijan đưa bằng chứng chứng minh “Cộng hòa Nagorno-Karabakh” là chế độ do Armenia dựng lên nhằm chống phá Azerbaijan.

Azerbaijan cho rằng “Cộng hòa Nagorno-Karabakh” là do Armenia dựng lên

Azerbaijan cho rằng “Cộng hòa Nagorno-Karabakh” là do Armenia dựng lên

VOV.VN - Phía Azerbaijan đưa bằng chứng chứng minh “Cộng hòa Nagorno-Karabakh” là chế độ do Armenia dựng lên nhằm chống phá Azerbaijan.

Người Azerbaijan cũng “trọng tình và trọng gia đình” như người Việt
Người Azerbaijan cũng “trọng tình và trọng gia đình” như người Việt

VOV.VN - Cách xa nhau nghìn trùng nhưng hai nước Việt Nam và Azerbaijan có nhiều nét tương đồng về văn hóa như rất coi trọng tình cảm và yếu tố gia đình.

Người Azerbaijan cũng “trọng tình và trọng gia đình” như người Việt

Người Azerbaijan cũng “trọng tình và trọng gia đình” như người Việt

VOV.VN - Cách xa nhau nghìn trùng nhưng hai nước Việt Nam và Azerbaijan có nhiều nét tương đồng về văn hóa như rất coi trọng tình cảm và yếu tố gia đình.