Tránh thảm họa trượt đất gây chết người nhờ hệ thống cảnh báo sớm

VOV.VN - Dự án phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do sụt trượt đất dọc các tuyến giao thông chính tại Việt Nam sẽ góp phần cảnh báo sớm các thảm họa.

Theo số liệu của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, trong vòng 15 năm (từ năm 2000-2014), tại Việt Nam xảy ra 250 trận lũ quét, sụt trượt đất làm khoảng 650 người thiệt mạng, thiệt hại tài sản 150 triệu USD. Địa hình, địa chất của miền núi phức tạp, lượng mưa hàng năm lớn, Việt Nam phải sống chung với sụt trượt đất.
“Dự án phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do sụt trượt đất dọc các tuyến giao thông chính tại Việt Nam" giai đoạn 2011-2016 do Bộ Giao thông Việt Nam phối hợp Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện góp phần cảnh báo sớm giúp cơ quan chức năng, người dân có phương án đối phó. 

Hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm các điểm trượt đất tại ga đường sắt đỉnh đèo Hải Vân.

Đèo Hải Vân là một trong nhiều khu vực có nguy cơ sụt trượt đất, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tại đây đã từng xảy ra sự cố trượt đất khiến giao thông đường sắt Bắc - Nam tê liệt nhiều ngày.
Trong khuôn khổ “Dự án phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do sụt trượt đất dọc theo các tuyến giao thông chính tại Việt Nam”, Bộ Giao thông Vận tải chọn ga đường sắt ở đỉnh đèo Hải Vân để lắp đặt hệ thống quan trắc cảnh báo sớm sụt trượt đất theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản.
Ông Đinh Văn Tiến, Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, hệ thống quan trắc này tích hợp nhiều thiết bị đo mưa, gương quét, máy quay, đo lượng giãn đất.
Trên cơ sở các dữ liệu thu thập sẽ được đưa ra cảnh báo phạm vi, mức độ và thời gian xảy ra trượt đất, giúp cơ quan chức năng chủ động dừng tàu, ứng phó khi sự cố xảy ra, tránh thảm họa trượt đất nhờ cảnh báo sớm. “Trượt đất bao phủ rất rộng từ khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung Việt Nam, nhưng chúng ta không đủ kinh phí để làm nghiên cứu cho tất cả các khu vực trên. Cho nên khu vực lựa chọn là điển hình có tác động trực tiếp hệ thống giao thông chính. Đây là được chọn ra làm dự án thử nghiệm, tương lai chúng ta phải phát triển tiếp áp dụng công nghệ ấy trên phạm vi toàn quốc”.
Giáo sư -Tiến sỹ Kyoji Sassa, Giám đốc điều hành Hội trượt đất quốc tế, Trưởng Dự án phía Nhật Bản cho biết, phạm vi nguy cơ sụt trượt đất ở Việt Nam rất rộng, thảm họa sụt trượt đất là khôn lường. Trong khi Việt Nam thiếu nguồn lực đầu tư các công trình chống sụt trượt thì cảnh báo sớm là giải pháp cần thiết.
Công nghệ quan trắc cảnh báo sớm tại đèo Hải Vân hiện đã được ứng dụng khá nhiều tại Nhật Bản và các nước trên thế giới. Giáo sư - Tiến sỹ Kyoji Sassa đánh giá: “Hệ thống cảnh báo sớm này đã áp dụng rất hiệu quả tại nhiều nơi ở Nhật Bản, đặc biệt là dọc các tuyến đường sắt quốc gia. Với công nghệ mới này có thể quan trắc, cảnh báo sớm trước khi sự cố xảy từ vài ngày đến vài giờ. Căn cứ vào dữ liệu đó, giúp cơ quan chức năng địa phương chủ động dừng tàu, sơ tán hành khách và người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm”.

Ga đường sắt đỉnh đèo Hải Vân.
Vào mùa mưa bão, đường sắt qua đèo Hải Vân thường xảy ra sụt trượt đất, mất an toàn giao thông. Đợt mưa lớn xảy ra vào tháng 10/2008, một khối lượng đất đá lớn từ trên núi đã đổ ập xuống vùi lấp miệng hầm số 10, khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam qua đèo Hải Vân bị ách tắc.
Ông Trịnh Văn Thành, Trưởng ga đường sắt đỉnh đèo Hải Vân cho biết, hệ thống cảnh báo sớm giúp ngành đường sắt chủ động đối phó, dừng tàu trước khi xảy ra sự cố: “Sau khi dự án hoàn thành đã cảnh báo cho ga Hải Vân khi xảy ra sạt lở thì cần làm như thế nào. Có phương án bảo vệ cảnh báo cho người lao động đang làm việc tại khu vực đèo Hải Vân, có biện pháp để dừng các đoàn tàu”.
“Dự án phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do sụt trượt đất dọc theo các tuyến giao thông chính tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016" do Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện. Kinh phí thực hiện dự án hơn 5 triệu USD do Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ. Sau 5 năm triển khai, cùng với lắp đặt hệ thống cảnh báo sụt trượt đất tại đèo Hải Vân, các chuyên gia Nhật Bản đã đào tạo cho Việt Nam đội ngũ cán bộ, kỹ thuật có thể làm chủ hoàn toàn công nghệ mới này. Ngoài ra, Dự án xây dựng 6 tấm bản đồ thống kê các điểm trượt đất dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 7.
Thành công của dự án là đã nghiên cứu phương án tích hợp hệ thống quan trắc cảnh báo động đất, sóng thần và trượt đất. Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Xuân Khang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Bộ giao thông Vận tải cho biết, gần 3/4 chiều dài các tuyến quốc lộ và đường sắt đi qua khu vực đồi núi, thường xuyên xảy ra hiện tượng sụt trượt đất đá. Dự án này hoàn thành góp phần cảnh báo sớm, đảm bảo an toàn cho các tuyến giao thông
“Đây là dự án được tiếp nhận công nghệ hiện đại từ Nhật Bản. Mục đích chúng ta làm sao có thể nắm rõ ảnh hưởng của thiên tai và chúng ta làm chủ công nghệ mà dự án đang thực hiện phối hợp có hiệu quả trong thời gian tới. Ngoài ra chúng ta cũng muốn để tiếp tục phát triển cho nhiều công trình giao thông, thủy lợi, nông nghiệp nông thôn trong phạm vi cả nước” - Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Xuân Khang nhận định.

3/4 lãnh thổ Việt Nam thuộc khu vực miền núi, có địa hình sườn dốc cao. Hiện tượng sụt trượt đất đá, lũ quét thường xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi nước ta chưa đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án chống sạt lở đất đá thì xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, góp phần hạn chế rủi ro do thảm họa trượt đất, lũ quét xảy ra vào mùa mưa bão là việc làm cần thiết./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lũ quét bất ngờ khiến 2 người chết và 5 người mất tích
Lũ quét bất ngờ khiến 2 người chết và 5 người mất tích

VOV.VN - Lũ quét, sạt lở bất ngờ ở Thanh Hoá khiến 7 người đi hái măng trong rừng bị chết và mất tích.

Lũ quét bất ngờ khiến 2 người chết và 5 người mất tích

Lũ quét bất ngờ khiến 2 người chết và 5 người mất tích

VOV.VN - Lũ quét, sạt lở bất ngờ ở Thanh Hoá khiến 7 người đi hái măng trong rừng bị chết và mất tích.

Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa to, đề phòng lũ quét
Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa to, đề phòng lũ quét

VOV.VN -Đêm nay và sáng mai (25/9), ở các tỉnh từ Thanh Hóa - Hà tĩnh tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to.

Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa to, đề phòng lũ quét

Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa to, đề phòng lũ quét

VOV.VN -Đêm nay và sáng mai (25/9), ở các tỉnh từ Thanh Hóa - Hà tĩnh tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to.

Xác định danh tính 2 trong 4 nạn nhân sau trận lũ quét kinh hoàng
Xác định danh tính 2 trong 4 nạn nhân sau trận lũ quét kinh hoàng

VOV.VN - Hiện tại đã nhận diện được 2 trong số 4 thi thể nữ giới được tìm thấy sau trận lũ quét kinh hoàng, hai nạn nhân còn lại đang được giám định ADN

Xác định danh tính 2 trong 4 nạn nhân sau trận lũ quét kinh hoàng

Xác định danh tính 2 trong 4 nạn nhân sau trận lũ quét kinh hoàng

VOV.VN - Hiện tại đã nhận diện được 2 trong số 4 thi thể nữ giới được tìm thấy sau trận lũ quét kinh hoàng, hai nạn nhân còn lại đang được giám định ADN

Miền Bắc mát mẻ, đề phòng mưa lớn, lũ quét ở Trung Bộ, Tây Nguyên
Miền Bắc mát mẻ, đề phòng mưa lớn, lũ quét ở Trung Bộ, Tây Nguyên

VOV.VN - Dự báo thời tiết hôm nay (20/9), mưa giông tiếp diễn ở Tây Nguyên và Nam Bộ trong khi Bắc Bộ đón tiết trời mát mẻ của mùa thu.

Miền Bắc mát mẻ, đề phòng mưa lớn, lũ quét ở Trung Bộ, Tây Nguyên

Miền Bắc mát mẻ, đề phòng mưa lớn, lũ quét ở Trung Bộ, Tây Nguyên

VOV.VN - Dự báo thời tiết hôm nay (20/9), mưa giông tiếp diễn ở Tây Nguyên và Nam Bộ trong khi Bắc Bộ đón tiết trời mát mẻ của mùa thu.