10 di sản hàng đầu thế giới du khách khó lòng đặt chân đến

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Anh đã lập danh sách những di sản hàng đầu thế giới của UNESCO mà du khách được khuyến cáo không nên đến do quá nguy hiểm.

Trung tâm buôn bán Sabratha do người Phoenician thành lập vào khoảng thế kỷ 6-7 TrCN ở Libya. Ảnh AFP

Khu phế tích thị trấn cổ Loropeni tại Burkina Fao (Tâu Phi). Thị trấn này được cho là do người Lohron hoặc Koulango xây dựng từ thế kỷ 11. Ảnh AFP. 

Lâu đài Krak des Chevaliers được xây dựng trên một vách đá cao 650m cách thành phố Homs của Syria khoảng 65km. Các trận động đất và nội chiến đã phá hủy một phần công trình này. Ảnh Sputnik

Thị trấn Timbuktu miền Trung Mali được người Tuareg xây dựng vào thế kỷ thứ 12 làm trung tâm buôn bán. UNESCO đang tìm cách bảo tồn các công trình có giá trị tại đây như nhà thờ Hồi giáo  Djingareyber và Sankore, vườn treo và tháp nước. Ảnh Sputnik

Trung tâm tôn giáo Baalbek được xây dựng từ thế kỷ 4 TrcCN cách Beirut khoảng 80km và là nơi thờ cúng các vị thần La Mã. Nhiều khối đá xây dựng công trình này có trọng lượng lên đến 100 tấn. Các nhà khoa học hiện vẫn đau đầu về việc những người xây dựng công trình này vận chuyển các khối đá này như thế nào. Ảnh Sputnik

Thị trấn Derbent thuộc Cộng hòa Dagestan nổi tiếng với tòa thành Naryn-Kala và là nơi có nhà thờ Hồi giáo đầu tiên tại Nga. Ảnh Sputnik

Nhà hát El Jem ở Tunisia là biểu tượng cho các công trình của Đế chế La Mã và là công trình lớn thứ 3 của Đế chế này. Nhà hát được xây vào thế kỷ thứ 3 và có sức chứa 35.000 khán giả. Ảnh Sputnik

Thị trấn Lamu được xây dựng trên một hòn đảo cùng tên ở Kenya vào năm 1370. Thị trấn cổ Lamu được UNESCO công nhận là khu định cư lâu đời và được bảo tồn tốt nhất tại Đông Phi của người Swahili. Trong đó, đáng kể nhất là tòa thành Lamu xây dựng vào năm 1820 và Nhà thờ Hồi giáo Riyadha vào năm 1900. Ảnh Sputnik

Thủ phủ Ashur của người Assyria nằm cách Baghdad của Iraq khoảng 260km về phía bờ Tây sông Tigris. Vùng đất này có người sinh sống từ khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 3 TrCN. Năm 2015, vùng đất này rơi vào tay IS và bị chúng dùng thuốc nổ phá hủy. Ảnh Wikipedia 

Thành phố Shibam ở Yemen được mệnh danh là "Thành phố của những tòa nhà chọc trời cổ nhất trên thế giới" hay“Manhattan của sa mạc”. Các tòa nhà trong thành phố này được xây bằng các khối đất và cao tới 30m với khoảng 5-11 tầng, mỗi tầng có một gia đình sinh sống. Ảnh Sputnik

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

UNESCO và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông
UNESCO và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Công hàm của UNESCO và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ đều quan ngại đối với việc căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông.

UNESCO và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông

UNESCO và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Công hàm của UNESCO và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ đều quan ngại đối với việc căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông.

ASEAN và UNESCO ký thỏa thuận khung hợp tác trên 7 lĩnh vực
ASEAN và UNESCO ký thỏa thuận khung hợp tác trên 7 lĩnh vực

VOV.VN -Thỏa thuận là dấu mốc lịch sử đối với ASEAN khi các nước Đông Nam Á đang hướng tới xây dựng cộng đồng chung

ASEAN và UNESCO ký thỏa thuận khung hợp tác trên 7 lĩnh vực

ASEAN và UNESCO ký thỏa thuận khung hợp tác trên 7 lĩnh vực

VOV.VN -Thỏa thuận là dấu mốc lịch sử đối với ASEAN khi các nước Đông Nam Á đang hướng tới xây dựng cộng đồng chung

UNESCO hỗ trợ Syria khôi phục thành phố cổ Palmyra
UNESCO hỗ trợ Syria khôi phục thành phố cổ Palmyra

VOV.VN - Tại cuộc gặp, các đại diện của UNESCO cho biết, các chuyên gia từ Pháp và Lebanon đang chuẩn bị tới Palmyra để đưa ra kế hoạch tu sửa.

UNESCO hỗ trợ Syria khôi phục thành phố cổ Palmyra

UNESCO hỗ trợ Syria khôi phục thành phố cổ Palmyra

VOV.VN - Tại cuộc gặp, các đại diện của UNESCO cho biết, các chuyên gia từ Pháp và Lebanon đang chuẩn bị tới Palmyra để đưa ra kế hoạch tu sửa.