Nhân dân tệ tiếp tục đứng ngoài giỏ dự trữ ngoại tệ của IMF

VOV.VN -IMF cho rằng nên trì hoãn việc đưa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ tiền tệ dự trữ quốc tế SDR - Quyền rút vốn đặc biệt.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo còn rất nhiều vấn đề cần đánh giá trước khi ra quyết định cuối cùng về việc đưa đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vào giỏ dự trữ ngoại tệ SDR. IMF cho rằng thời hạn trì hoãn có thể kéo dài cho tới tháng 9/2016.

IMF đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc trong việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ để đưa vào rổ tiền tệ của IMF nhằm giảm sự phụ thuộc vào USD. Tuy nhiên, tại thời điểm này tổ chức này vẫn tỏ ra nghi ngại nên chưa đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ dự trữ ngoại tệ SDR.

Trung Quốc có tham vọng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. (Ảnh: Bloomberg)

Trong báo cáo công bố ngày 4/8, IMF nhận định đồng Nhân dân tệ đã đạt tiêu chí về tính phổ biến trong xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. So với lần đánh giá trước đó, việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong các giao dịch quốc tế đang ngày càng tăng.

Tuy nhiên, theo IMF, vẫn còn nhiều điều kiện khác cần được xem xét. Thể chế tài chính đa phương với 188 nước thành viên này nêu rõ mục tiêu chính của đánh giá lần này là nhằm xác định liệu Nhân dân tệ có là một đồng tiền có thể sử dụng tự do hay không.

Theo IMF, tiêu chí trên được đánh giá qua hoạt động sử dụng và trao đổi tiền tệ thực chất trên thị trường quốc tế chứ không dựa vào việc đồng tiền đó có được thả nổi hay có thể tự do chuyển đổi hay không.

Một số quốc gia châu Âu như Đức, Anh, Pháp ủng hộ việc cho phép đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vào giỏ tiền tệ SDR, nhưng Mỹ lại kịch liệt phản đối.

Nhân dân tệ hiện là đồng tiền được sử dụng phổ biến thứ 5 trong các thanh toán quốc tế. Trung Quốc đang nỗ lực để đồng nội tệ của mình được sử dụng một cách tự do trên các thị trường tài chính toàn cầu.

Việc đưa Nhân dân tệ vào giỏ dự trữ ngoại tệ của IMF sẽ giúp nâng cao vị thế toàn cầu của Trung Quốc, cũng như khuyến khích các ngân hàng trung ương tăng cường dự trữ đồng tiền này.

Lần cuối cùng IMF chỉnh sửa giỏ dự trữ ngoại hối SDR là năm 2000 với việc đưa Euro vào thay thế đồng tiền của Đức và Pháp. Hiện trong giỏ dự trữ ngoại hối SDR có đồng USD, Euro, yen Nhật và bảng Anh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc và tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ vào cuối 2015
Trung Quốc và tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ vào cuối 2015

VOV.VN -Nhân dân tệ vẫn chỉ đóng góp 1,4% trong thanh toán toàn cầu, trong khi tỷ lệ này của USD là 60,7%.

Trung Quốc và tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ vào cuối 2015

Trung Quốc và tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ vào cuối 2015

VOV.VN -Nhân dân tệ vẫn chỉ đóng góp 1,4% trong thanh toán toàn cầu, trong khi tỷ lệ này của USD là 60,7%.

Nhiều ngân hàng Nga bỏ USD, chuyển sang “xài” nhân dân tệ
Nhiều ngân hàng Nga bỏ USD, chuyển sang “xài” nhân dân tệ

VOV.VN - Nhiều ngân hàng, công ty năng lượng của Nga đang có ý định từ bỏ USD và chuyển sang sử dụng Nhân dân tệ.

Nhiều ngân hàng Nga bỏ USD, chuyển sang “xài” nhân dân tệ

Nhiều ngân hàng Nga bỏ USD, chuyển sang “xài” nhân dân tệ

VOV.VN - Nhiều ngân hàng, công ty năng lượng của Nga đang có ý định từ bỏ USD và chuyển sang sử dụng Nhân dân tệ.

Tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc
Tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc

VOV.VN -Khả năng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là vấn đề kinh tế đang được dư luận quan tâm

Tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc

Tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc

VOV.VN -Khả năng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là vấn đề kinh tế đang được dư luận quan tâm

Trung Quốc đang nỗ lực đẩy giá đồng nhân dân tệ
Trung Quốc đang nỗ lực đẩy giá đồng nhân dân tệ

VOV.VN -Trung Quốc ưu tiên cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy vai trò của đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế.

Trung Quốc đang nỗ lực đẩy giá đồng nhân dân tệ

Trung Quốc đang nỗ lực đẩy giá đồng nhân dân tệ

VOV.VN -Trung Quốc ưu tiên cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy vai trò của đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế.