Kịch bản nào cho tái cơ cấu nền kinh tế?

VOV.VN - Theo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, có hai hướng thực hiện là tái cơ cấu rất quyết liệt, đột phá; và đẩy nhanh tái cơ cấu.

Hai khả năng thực hiện tái cơ cấu:

Trong báo cáo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu ra hai khả năng tái cơ cấu nền kinh tế trong gian đoạn tới, bao gồm khả năng thực hiện tái cơ cấu rất quyết liệt và có nhiều đột phá (kịch bản 1) và khả năng đẩy nhanh tái cơ cấu (kịch bản 2).

Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ trưởng cho hay, kết quả đánh giá định lượng cho thấy, việc thực hiện quyết liệt hoặc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn tới đều mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế và mô hình tăng trưởng, như làm gia tăng mạnh tốc độ tăng trưởng GDP, kìm giữ lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, gia tăng hiệu quả đầu tư và góp phần chuyển đổi mô hình kinh tế. Trong đó kịch bản tái cơ cấu quyết liệt tạo ra những kết quả rõ ràng hơn, đặc biệt trong trung hạn và dài hạn.

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, kế hoạch tái cơ cấu kinh tế 2016 – 2020 này, các mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế chủ yếu được đặt ra một cách thận trọng và thực tiễn theo kịch bản 2 (kịch bản đẩy nhanh tái cơ cấu), tuy nhiên có tiếp cận kịch bản 1 (tái cơ cấu quyết liệt) ở những nội dung tái cơ cấu kinh tế có khả năng đẩy nhanh tốc độ.

Về nguồn lực thực hiện kế hoạch này, Bộ trưởng dự kiến khoảng 10.567 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế. Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Dũng cũng nói rõ, khả năng huy động nguồn lực bổ sung là rất hạn chế, việc thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016–2020 được quán triệt theo các quan điểm: tập trung vào việc nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực phát triển, đồng thời hạn chế tối đa việc huy động các nguồn lực bổ sung từ ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng nhấn mạnh, cần tận dụng tối đa nguồn lực thu được từ các nhiệm vụ tái cơ cấu đặt ra, đặc biệt là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, để tái đầu tư thực hiện đột phá chiến lược, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Kịch bản nào phù hợp?

Trong Báo cáo thẩm tra kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – cho rằng, theo kịch bản tăng trưởng, kịch bản 1 tăng trưởng GDP cao nhất (7,01%/năm), kịch bản 2 (6,86%) và kịch bản cơ sở (6,55%); lạm phát bình quân hàng năm tương ứng là 3,5%; 4,5% và 5%.

Ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Theo ông Thanh, Chính phủ dự kiến tiếp cận theo kịch bản 2 (đẩy nhanh tái cơ cấu), tuy nhiên tiếp cận kịch bản 1 (tái cơ cấu quyết liệt) ở nội dung có khả năng đẩy nhanh tốc độ. Đối chiếu với chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, mức tăng trưởng kinh tế trong cả ba kịch bản đều phù hợp với mục tiêu mà Quốc hội đề ra (6,5-7%/năm) nhưng chỉ có kịch bản 1 có mức lạm phát đáp ứng được yêu cầu trong Kế hoạch (“phấn đấu kiểm soát lạm phát dưới 4% các năm đầu kỳ kế hoạch và 3% vào năm 2020”, nên lạm phát bình quân hàng năm sẽ trong khoảng 3-4%).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, trong khi tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đối với tăng trưởng của kịch bản 1 (32,38%) và kịch bản 2 (30,9%) đều đáp ứng mục tiêu đề ra (30-35%) thì chỉ có kịch bản 1 có mức bội chi ngân sách trung bình khoảng 4% (kịch bản 2 là quá cao, 4,89%) nhưng phản ánh rõ dự báo năm 2020 vì mục tiêu đề ra là “bội chi ngân sách nhà nước năm 2020 dưới 4% GDP”.

Do vậy, theo ông Vũ Hồng Thanh, việc tiếp cận chủ yếu theo kịch bản 2 và có tiếp cận kịch bản 1 ở một số nội dung tái cơ cấu kinh tế như đề xuất của Chính phủ chưa bảo đảm tính thuyết phục để đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020.

Về nguồn lực và phương thức huy động, ông Vũ Hồng Thanh yêu cầu bảo đảm cân đối trong các kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính 5 năm; cần nhấn mạnh hiệu quả phân bổ lại nguồn lực, gắn tái cơ cấu với thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường xã hội hóa.

Ngoài ra, có một số ý kiến đề nghị bổ sung về đánh giá tác động cụ thể, phân tích mức độ rủi ro, tính khả thi và nguồn lực thực hiện của các kịch bản tái cơ cấu nền kinh tế (cơ bản, quyết liệt, đẩy mạnh) để bảo đảm tính thuyết phục cao hơn trong việc lựa chọn phương án phù hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Quyết tâm chính trị rất cao mới tái cơ cấu thành công
Thủ tướng: Quyết tâm chính trị rất cao mới tái cơ cấu thành công

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Phải có quyết tâm chính trị rất cao mới có thể tái cơ cấu thành công.

Thủ tướng: Quyết tâm chính trị rất cao mới tái cơ cấu thành công

Thủ tướng: Quyết tâm chính trị rất cao mới tái cơ cấu thành công

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Phải có quyết tâm chính trị rất cao mới có thể tái cơ cấu thành công.

Tái cơ cấu nền kinh tế không phải ở việc huy động nguồn lực
Tái cơ cấu nền kinh tế không phải ở việc huy động nguồn lực

VOV.VN - Phân bố và sử dụng hiệu quả sẽ khơi thông dòng chảy nguồn lực cần thiết trong tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Tái cơ cấu nền kinh tế không phải ở việc huy động nguồn lực

Tái cơ cấu nền kinh tế không phải ở việc huy động nguồn lực

VOV.VN - Phân bố và sử dụng hiệu quả sẽ khơi thông dòng chảy nguồn lực cần thiết trong tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

5 trọng tâm,10 nhiệm vụ ưu tiên tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020
5 trọng tâm,10 nhiệm vụ ưu tiên tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020

VOV.VN - Một trong những trọng tâm tái cơ cấu kinh tế 5 năm tới là phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước, thu hút hợp lý nguốn vốn ngoại.

5 trọng tâm,10 nhiệm vụ ưu tiên tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020

5 trọng tâm,10 nhiệm vụ ưu tiên tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020

VOV.VN - Một trong những trọng tâm tái cơ cấu kinh tế 5 năm tới là phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước, thu hút hợp lý nguốn vốn ngoại.

Việt Nam cần có “đội đặc nhiệm” trong tái cơ cấu kinh tế
Việt Nam cần có “đội đặc nhiệm” trong tái cơ cấu kinh tế

Theo sát quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, vị Viện trưởng CIEM có nhiều phát ngôn được cho là rất thẳng thắn...

Việt Nam cần có “đội đặc nhiệm” trong tái cơ cấu kinh tế

Việt Nam cần có “đội đặc nhiệm” trong tái cơ cấu kinh tế

Theo sát quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, vị Viện trưởng CIEM có nhiều phát ngôn được cho là rất thẳng thắn...