Đã 'mua' được chức, người ta phải tìm mọi cách 'thu hồi vốn'

VOV.VN - PGS.TS Phạm Xanh: Những người có tham vọng quyền lực không trong sáng thì họ cũng sẽ sử dụng quyền lực có được không trong sáng.

Nói về vấn đề không để lọt vào BCH Trung ương những người có “tham vọng quyền lực” như trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11, khóa XI của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch Sử - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội) cho rằng phải phân biệt rành mạch giữa tham vọng quyền lực với việc sử dụng quyền lực vào những mục đích khác nhau. Những người có tham vọng quyền lực không trong sáng thì họ cũng sẽ sử dụng quyền lực có được không trong sáng.

PV: Bài học đầu tiên Bác Hồ để lại cho các thế hệ cán bộ, đảng viên đó là phải biết lấy dân làm gốc. Bác từng nói: “Mục đích của Đảng là phụng sự nhân dân, làm đầy tớ cho dân, là người học trò của dân trước khi làm thầy của dân”. Liên hệ với thực tế hiện nay, ông thấy bài học này được cán bộ, đảng viên vận dụng ra sao?

PGS.TS Phạm Xanh: Bác Hồ nhắc đi nhắc lại lời dạy đó trong rất nhiều văn kiện cũng như trong các buổi nói chuyện. Có thể hiểu bài học đó như là mong ước của Bác muốn truyền lại cho đội ngũ cán bộ, đảng viên sau này không bao giờ được xa dân, phải hiểu rõ giá trị có dân là có tất cả.

PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch Sử - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQH Hà Nội)

Học tập lời dạy của Bác, có những thời điểm, có những cán bộ “không thuộc bài”. Có thể nói, đội ngũ cán bộ gần với Bác, hay lớp “khai quốc công thần” với những tên tuổi như Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Giám, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt… là những cán bộ được Bác đặt lòng tin, họ hiểu được rất rõ giá trị những lời dạy của Bác nên họ gần với dân và được người dân tin yêu.

Hình ảnh người dân cả nước bày tỏ sự tiếc thương khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm xuống đã cho thấy sự đánh giá tuyệt vời của người dân dành cho vị cán bộ biết lấy dân làm gốc, coi việc phục vụ nhân dân là trọng trách hàng đầu. Dưới góc nhìn của người nghiên cứu lịch sử, tôi cho rằng đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lẽ là đám tang lớn thứ hai sau đám tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự tri ân xứng đáng dành cho những vị công bộc của nhân dân.

Theo tôi, bài học đó luôn giữ nguyên giá trị. Đảng muốn cầm quyền phải lấy bài học đó làm chuẩn, không được xa dân, lấy dân làm gốc.

PV: Cả cuộc đời mình Bác đã chứng minh chân lý muốn làm dân vận tốt người cán bộ, đảng viên phải luôn tâm niệm “Lo thì trước thiên hạ, hưởng thì sau thiên hạ”. Bác nói rằng “không phải chúng ta ham chuộng bần cùng, khổ hạnh mà chúng ta phải hy sinh là vì muốn phấn đấu xây dựng xã hội ấm no, sung sướng. Muốn cải thiện đời sống trước hết phải thi đua sản xuất, trước hết phải nâng cao mức sống của nhân dân rồi mới nâng cao mức sống cá nhân mình…”. Theo ông, lời dạy của Bác có còn phù hợp với thực tế hiện nay không?

PGS.TS Phạm Xanh: Có thể nói rằng, lời dạy đó của Bác là một bài học, một luận điểm luôn đi cùng năm tháng chứ không mang tính lịch sử ở một thời điểm nào đó. Có thể coi lời dạy của Bác như thước đo cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi vị lãnh đạo ở tất cả các cấp về sự chăm lo đối với người dân. Cán bộ, đảng viên và đặc biệt những nhà lãnh đạo phải coi việc phục vụ nhân dân, lấy hạnh phúc của người dân làm trọng. Cán bộ nào cũng làm được như vậy đất nước sẽ phát triển, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.

PV: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khi nói về tiêu chuẩn nhân sự Trung ương có nhấn mạnh phải kiên quyết không để lọt vào BCH Trung ương những người có 1 trong các khuyết điểm: tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm… Về khái niệm “tham vọng quyền lực” theo ông phải hiểu như thế nào?

PGS.TS Phạm Xanh: Trong xã hội hiện nay, đa số cán bộ xác định vào Đảng đều nhằm tới một mục đích rõ ràng trong tương lai, đó là “phấn đấu” tới cái đích quyền lực, để được cất nhắc từ vị trí thấp lên vị trí cao. Dư luận nhân dân hiểu rất rõ vấn đề người ta có thể mua chức, mua quyền, chạy chức, chạy quyền. Khi đã “mua” được một vị trí rồi, người ta phải làm mọi cách để “thu hồi vốn”. Vì vậy nếu không có sự minh bạch, không công khai, dân chủ chắc chắn tệ nạn mua bán chức quyền, sử dụng quyền lực cho mục đích cá nhân sẽ làm hủy hoại niềm tin của người dân vào các cấp lãnh đạo.

Có thể nói, thực tế “tham vọng quyền lực” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên lần đầu tiên được Tổng Bí thư nêu ra cho thấy Đảng hiểu rõ vấn đề tham vọng quyền lực và những vấn đề đằng sau khát vọng quyền lực. Người không có quyền lực không thể tham nhũng, người có chức nhỏ thì tham nhũng nhỏ, có quyền lực lớn tham nhũng lớn.

Nhưng cũng phải nói rằng một đất nước không thể thiếu những cán bộ có tham vọng quyền lực, nhưng biết sử dụng quyền lực để phục vụ dân tộc. Nếu thiếu họ đất nước sẽ không thể tiến xa, tiến nhanh hơn được. Chúng ta cần cổ vũ những người dám xả thân, dám nhận trách nhiệm để phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, phải phân biệt rành mạch giữa tham vọng quyền lực với việc sử dụng quyền lực vào những mục đích khác nhau. Những người có tham vọng quyền lực không trong sáng thì họ cũng sẽ sử dụng quyền lực có được không trong sáng, chủ yếu sử dụng quyền lực cho mục đích cá nhân, cho gia đình, chứ không sử dụng cho mục đích chung.

PV: Những ngày qua, dư luận bày tỏ nhiều thiện cảm với hình ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lội suối vào hang Sơn Đoòng, trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ về hang Sơn Đoòng và du lịch Việt Nam bằng tiếng Anh. Ông có bình luận gì về câu chuyện này?

PGS.TS Phạm Xanh: Với tôi, hình ảnh đó hết sức bình thường bởi Phó Thủ tướng đang làm chức phận của mình. Người làm chính trị phải biết gần dân, sát dân chứ không chỉ ngồi trong văn phòng.

Hình ảnh Cụ Hồ đạp xe nước, đi cấy với người dân là tấm gương rất lớn cho cán bộ lãnh đạo, nhưng tiếc rằng nhiều cán bộ lãnh đạo chưa học được Bác.

Hình ảnh người dân Đà Nẵng khóc trước sự ra đi của ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng, hay hình ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về hàng Sơn Đoòng và du lịch Việt Nam bằng tiếng Anh khiến người dân, đặc biệt là giới trẻ thích thú, ngưỡng mộ đã cho thấy sự kính trọng, nể phục của người dân dành cho những vị công bộc.

Lẽ ra, việc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xuất hiện giản dị, gần gũi không tiền hô hậu ủng là rất bình thường nhưng bởi có lẽ lâu lắm rồi người dân mới được chứng kiến thế nên mới có sự thể hiện tình cảm đặc biệt. Qua đó để thấy rằng người dân cần sự gần gũi của cán bộ lãnh đạo đến mức nào, tình cảm đó thể hiện sự đánh giá của người dân đối với các vị cán bộ, lãnh đạo vì dân, gần dân.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cán bộ chỉ lo “phấn đấu” nhà mới, xe đẹp nói làm sao dân nghe?
Cán bộ chỉ lo “phấn đấu” nhà mới, xe đẹp nói làm sao dân nghe?

VOV.VN - Bác Hồ từng nói cán bộ đảng viên không thanh liêm mà bảo người ta chống tham nhũng thì chống làm sao!

Cán bộ chỉ lo “phấn đấu” nhà mới, xe đẹp nói làm sao dân nghe?

Cán bộ chỉ lo “phấn đấu” nhà mới, xe đẹp nói làm sao dân nghe?

VOV.VN - Bác Hồ từng nói cán bộ đảng viên không thanh liêm mà bảo người ta chống tham nhũng thì chống làm sao!

Phát hiện cán bộ giàu nhanh bất thường: Liệu có làm được không?
Phát hiện cán bộ giàu nhanh bất thường: Liệu có làm được không?

VOV.VN - “Nếu chúng ta quyết tâm thì sẽ làm được, miễn là các cấp ủy, các tổ chức Đảng phải sâu sát, tôn trọng ý kiến nhân dân…”, ông Lê Quang Thưởng nói.

Phát hiện cán bộ giàu nhanh bất thường: Liệu có làm được không?

Phát hiện cán bộ giàu nhanh bất thường: Liệu có làm được không?

VOV.VN - “Nếu chúng ta quyết tâm thì sẽ làm được, miễn là các cấp ủy, các tổ chức Đảng phải sâu sát, tôn trọng ý kiến nhân dân…”, ông Lê Quang Thưởng nói.

"Mỗi cán bộ, đảng viên cố gắng xứng đáng là công bộc của dân..."
"Mỗi cán bộ, đảng viên cố gắng xứng đáng là công bộc của dân..."

VOV.VN -Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 125 năm ngày sinh Bác Hồ, đã nhắc lại những lời dạy của Người

"Mỗi cán bộ, đảng viên cố gắng xứng đáng là công bộc của dân..."

"Mỗi cán bộ, đảng viên cố gắng xứng đáng là công bộc của dân..."

VOV.VN -Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 125 năm ngày sinh Bác Hồ, đã nhắc lại những lời dạy của Người

'Phải tránh là 'cái túi' đựng cán bộ yếu ở nơi khác đưa về“
'Phải tránh là 'cái túi' đựng cán bộ yếu ở nơi khác đưa về“

VOV.VN - “Phải tránh cho được việc như 'cái túi' đựng cán bộ thừa, cán bộ yếu hoặc cán bộ sắp nghỉ hưu từ nơi khác đưa về”

'Phải tránh là 'cái túi' đựng cán bộ yếu ở nơi khác đưa về“

'Phải tránh là 'cái túi' đựng cán bộ yếu ở nơi khác đưa về“

VOV.VN - “Phải tránh cho được việc như 'cái túi' đựng cán bộ thừa, cán bộ yếu hoặc cán bộ sắp nghỉ hưu từ nơi khác đưa về”

Tinh giản biên chế: 'Có người trong cả một khoá không làm được gì'
Tinh giản biên chế: 'Có người trong cả một khoá không làm được gì'

VOV.VN - “Đông nhưng ít người làm được việc thì  lấy đâu ra mạnh, có phải đánh giặc đâu mà cần quân đông. Tôi nghĩ trên cơ sở phải dám nhìn vào sự thật, thấy được hạn chế đó”

Tinh giản biên chế: 'Có người trong cả một khoá không làm được gì'

Tinh giản biên chế: 'Có người trong cả một khoá không làm được gì'

VOV.VN - “Đông nhưng ít người làm được việc thì  lấy đâu ra mạnh, có phải đánh giặc đâu mà cần quân đông. Tôi nghĩ trên cơ sở phải dám nhìn vào sự thật, thấy được hạn chế đó”

Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội “mổ xẻ” chuyện cán bộ cửa quyền, xa dân...
Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội “mổ xẻ” chuyện cán bộ cửa quyền, xa dân...

VOV.VN - Góc nhìn của Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về một trong những thực trạng đáng lo ngại hiện nay.

Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội “mổ xẻ” chuyện cán bộ cửa quyền, xa dân...

Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội “mổ xẻ” chuyện cán bộ cửa quyền, xa dân...

VOV.VN - Góc nhìn của Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về một trong những thực trạng đáng lo ngại hiện nay.

Học Bác, cán bộ trước hết hãy gần dân, lắng nghe dân
Học Bác, cán bộ trước hết hãy gần dân, lắng nghe dân

VOV.VN - “Chưa nói anh làm được gì nhưng gần dân là tôn trọng dân, lắng nghe ý kiến để tự sửa mình thì đã quý lắm rồi! Nhưng có cán bộ “sợ” tiếp xúc với dân”.

Học Bác, cán bộ trước hết hãy gần dân, lắng nghe dân

Học Bác, cán bộ trước hết hãy gần dân, lắng nghe dân

VOV.VN - “Chưa nói anh làm được gì nhưng gần dân là tôn trọng dân, lắng nghe ý kiến để tự sửa mình thì đã quý lắm rồi! Nhưng có cán bộ “sợ” tiếp xúc với dân”.