Bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều: Đưa Kiều vào mỗi nhà

VOV.VN - Làm bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều có thể chuyển hóa được tác phẩm này đến với công chúng một cách gần gũi, trực diện nhất.

Với Truyện Kiều - một tác phẩm có giá trị lớn của đại thi hào Nguyễn Du, chỉ có làm bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều mới có thể chuyển hóa được tác phẩm này đến với công chúng một cách gần gũi, trực diện nhất. Và bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều đã ra đời từ suy nghĩ ấy.

Bộ lịch có thể tra cứu tới 9 năm

Bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều là loại lịch cửu niên (2018 - 2026) lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Cả bộ lịch dày 56 trang in trên nền giấy couchematt nhập từ Nhật, khổ lớn 1,28m và khổ nhỏ 0,9m.

“Sự độc đáo của bộ lịch nằm ở chỗ vừa có giá trị tra cứu cùng lúc 5 loại lịch: Dương lịch, Âm lịch, Can chi, Tiết khí (24 khí tiết của năm), và Lịch 28 chòm sao (Nhị thập bát tú), vừa có giá trị thưởng thức hội họa từ các bức tranh Truyện Kiều. Đó là 27 bức tranh vẽ về cuộc đời và số phận nàng Kiều dựa theo tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Dưới mỗi bức tranh đều có trích dẫn 6 câu Kiều “đắt giá”, phù hợp nội dung tranh vẽ”, TS. Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học công nghệ, chủ biên bộ lịch này cho hay.

TS. Nguyễn Hoàng Điệp (bìa phải) và họa sĩ Trương Quang Vũ trao đổi về bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều. Ảnh: N.V

TS. Nguyễn Hoàng Điệp khẳng định, quá trình thực hiện để cho ra bộ lịch này rất cẩn trọng - từ lựa chọn từng bức tranh tới duyệt thơ đều có Hội đồng khoa học thẩm định rất khắt khe.

Những thành viên uy tín trong Hội đồng thẩm định gồm: GS.NGND Nguyễn Đình Chú - người giảng dạy Truyện Kiều suốt mấy chục năm nay; nhà phê bình Trần Đình Sử, GS. Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học, đánh giá cao sự nỗ lực trong suốt 10 năm của những người biên soạn, kể từ khi ý tưởng làm bộ lịch được nhen nhóm.

Về phần trích dẫn những câu thơ, TS. Hoàng Điệp cho biết, hiện có nhiều dị bản Truyện Kiều nên những câu thơ trích dẫn được lấy từ bộ Kiều của Hội Kiều học có bản chữ Nôm đối sách và được thẩm định khoa học.

Ý nghĩa của lịch cửu niên xuất phát từ quan niệm về con số 9 - mang lại hạnh phúc và trường thọ. Đây là con số mà cả phương Đông và phương Tây đều ưa chuộng.

Vẻ đẹp nàng Kiều hiện hữu trong bộ lịch

TS. Nguyễn Hoàng Điệp cho hay: Một trong những lý do bộ lịch mất tới 10 năm mới ra đời được là do quá trình lựa chọn 27 bức vẽ. “Khó khăn nhất chính là chọn họa sĩ vẽ tranh.

Chúng tôi đã vào cả trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đặt thầy và trò vẽ, nhưng thời gian trôi qua, không ai làm được”. Ban soạn thảo cuối cùng ưng tác phẩm của 4 họa sĩ: Trịnh Quang Vũ, Trương Thảo, Lê Trí Dũng và Vũ Như Quân.

“Nguyên tắc của chúng tôi là tranh trung thành với thời đại lịch sử sản sinh ra tác phẩm Truyện Kiều và cốt truyện để Nguyễn Du tái tạo ra tác phẩm này. Không thể chấp nhận vẽ Kiều mặc áo mớ bảy mớ ba, đi guốc cao gót được, vừa phản cảm, vừa không đúng thời đại”, TS. Hoàng Điệp khẳng định.

Theo TS. Nguyễn Hoàng Điệp, điều khó nhất khi vẽ Kiều là Nguyễn Du tả Kiều đẹp quá, nên vẽ thế nào để lột tả cho đúng vẻ đẹp ấy? Trong khi đó hình dung của mỗi người về vẻ đẹp của nàng Kiều mỗi khác. Và vẽ thế nào để nhìn vào biết ngay ai là Thúy Kiều, ai là Thúy Vân và lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên trong những câu Kiều?

Chia sẻ về quá trình vẽ minh họa tác phẩm Truyện Kiều, họa sĩ Trương Quang Vũ, người đã thực hiện 19/27 bức tranh trong bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều cho hay: “Việc vẽ Kiều đòi hỏi họa sĩ phải am hiểu về lịch sử, những phong tục cổ, cách tả, cách dùng từ của cụ Nguyễn Du.

Trước khi đặt bút vẽ, tôi đã phải dụng công nghiên cứu rất kỹ về phục trang, đồ vật, cảnh sắc thời nhà Minh. Cái khó là vẽ tranh mà bối cảnh, nội dung là của Trung Quốc nhưng lại mang hồn vía của Việt Nam, nhìn vào bức tranh biết đó là câu chuyện của người Việt, do họa sĩ người Việt thực hiện”. Theo họa sĩ Trương Quang Vũ, TS.

Hoàng Điệp đã ra đề rất khó cho họa sĩ: Ông lọc 162 câu trong toàn bộ Truyện Kiều, và đặt hàng họa sĩ vẽ 27 bức tranh, mỗi bức tương ứng với 6 câu thơ. Như vậy, họa sĩ không thể vẽ phóng khoáng, tung tẩy mà phải nương theo đề tài bắt buộc.

Họa sĩ Trương Thảo, người vẽ 6/27 bức tranh trong bộ lịch, trong đó có bức nàng Kiều tắm. Ông kể: “Bức tranh vẽ nude Kiều là bức mà Hội đồng khoa học thẩm định nâng lên đặt xuống rất nhiều lần. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người ta nhìn qua vai Thúc Sinh để ngắm nàng Kiều tắm khỏa thân.

Qua khảo sát ý kiến của hơn 100 cô giáo dạy Văn, cũng không ai phản đối bức tranh đó và đều thừa nhận đẹp, không dung tục. Thế nhưng cũng có ý kiến rằng: “Thôi anh che đi một tí cho xuôi mắt!”. Và tôi đành lòng để mái tóc bay che bớt.

Để bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều có độ bền trong suốt 9 năm, những người biên soạn đã phải dày công nghiên cứu về những chất liệu làm lịch, phù hợp khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.

Và TS. Nguyễn Hoàng Điệp - người đau đáu với bộ lịch nghệ thuật đặc biệt này suốt 10 năm qua, thì nay chính ông đã thức trắng 5 đêm theo dõi khâu in chỉ với mong muốn “mỗi gia đình sẽ có bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều độc đáo hiện hữu trong suốt 9 năm và hơn thế nữa”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ra mắt sách “Truyện Kiều” song ngữ Đức – Việt
Ra mắt sách “Truyện Kiều” song ngữ Đức – Việt

VOV.VN - Hai dịch giả Irene và Franz Faber đã dành 7 năm trời ròng rã để học tiếng Việt và dịch “Truyện Kiều” từ nguyên tác sang tiếng Đức cách đây 50 năm.

Ra mắt sách “Truyện Kiều” song ngữ Đức – Việt

Ra mắt sách “Truyện Kiều” song ngữ Đức – Việt

VOV.VN - Hai dịch giả Irene và Franz Faber đã dành 7 năm trời ròng rã để học tiếng Việt và dịch “Truyện Kiều” từ nguyên tác sang tiếng Đức cách đây 50 năm.

Nhà hát Kịch Việt Nam khoác áo mới cho “Truyện Kiều“
Nhà hát Kịch Việt Nam khoác áo mới cho “Truyện Kiều“

VOV.VN - Nghệ sĩ Diễm Hương chia sẻ: "Khi xem vở kịch Kiều mọi người sẽ giật mình bởi Kiều sẽ khác với những gì mọi người tưởng tượng".

Nhà hát Kịch Việt Nam khoác áo mới cho “Truyện Kiều“

Nhà hát Kịch Việt Nam khoác áo mới cho “Truyện Kiều“

VOV.VN - Nghệ sĩ Diễm Hương chia sẻ: "Khi xem vở kịch Kiều mọi người sẽ giật mình bởi Kiều sẽ khác với những gì mọi người tưởng tượng".

Truyện Kiều: Từ văn chương đến đời sống dân dã
Truyện Kiều: Từ văn chương đến đời sống dân dã

VOV.VN -Truyện Kiều ngày càng lan tỏa, ăn sâu vào đời sống, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.

Truyện Kiều: Từ văn chương đến đời sống dân dã

Truyện Kiều: Từ văn chương đến đời sống dân dã

VOV.VN -Truyện Kiều ngày càng lan tỏa, ăn sâu vào đời sống, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.

Người Việt ở Lào với Truyện Kiều của Nguyễn Du
Người Việt ở Lào với Truyện Kiều của Nguyễn Du

VOV.VN - Tại Lào, hiện vẫn còn nhiều người Việt, chủ yếu là người lớn tuổi, thuộc và lưu giữ Truyện Kiều. 

Người Việt ở Lào với Truyện Kiều của Nguyễn Du

Người Việt ở Lào với Truyện Kiều của Nguyễn Du

VOV.VN - Tại Lào, hiện vẫn còn nhiều người Việt, chủ yếu là người lớn tuổi, thuộc và lưu giữ Truyện Kiều.