Nàng Kiều khỏa thân trên bìa sách: Đẹp hay dung tục?

VOV.VN - Việc đưa bức tranh nàng Kiều khỏa thân lên bìa cuốn sách “Truyện Thúy Kiều” của NXB Nhã Nam đã làm dấy lên tranh cãi về tính nghệ thuật và dung tục.

Theo Nhà xuất bản Nhã Nam, cuốn “Truyện Thúy Kiều” được giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 250 ngày sinh của Nguyễn Du. Ấn bản do hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo. Trước đó, ấn bản này cũng được Vĩnh Hưng Long thư quán in lần đầu năm 1925 và tái bản 1927 sau khi hiệu đính chi tiết.

Trong số các bản Kiều quốc ngữ, bản “Truyện Thúy Kiều” do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo đã được công nhận là bản được phổ biến sâu rộng hơn cả qua các thế hệ người đọc gần một thế kỷ nay. Lần này, NXB Nhã Nam phát hành bản in mới vẫn với nội dung cũ.

Bìa cuốn sách "Truyện Thúy Kiều" của NXB Nhã Nam

Tuy nhiên, điều khiến cuốn sách này gây tranh cãi chính là phần trang bìa được in bức tranh nàng Kiều đang khỏa thân tắm. Theo nhiều ý kiến trên trang chủ của NXB Nhã Nam, ảnh bìa không lột tả được toàn bộ câu chuyện về nàng Thúy Kiều, cũng như ảnh đứng tắm có phần dung tục, gây phản cảm và khiến cho khán giả hiểu lầm về nội dung cuốn sách.

Song, theo giải thích của Nhà xuất bản Nhã Nam, bìa cuốn sách “Truyện Thúy Kiều” là một bức tranh trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du, do ông Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng, được đào tạo cả ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương lẫn Đại học Mỹ thuật Paris, vẽ. Đây là một bức tranh đẹp, dùng nhiều màu đen, có nhiều không gian cho thiết kế, vẽ theo phong cách như tranh khắc, rất khỏe khoắn. Bức vẽ minh họa cho câu thơ: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà/Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”, tả vẻ đẹp Thúy Kiều khi tắm.

NXB Nhã Nam khẳng định: “Họa sĩ Lê Văn Đệ vốn là họa sĩ hàng đầu Việt Nam. Ở bức tranh này, ông không đi theo lối tả thực mà lại chọn vẽ theo lối tượng trưng, ước lệ, theo phong cách tranh khắc. Tựu trung lại, đây là một bức vẽ khá gián cách, không hề có một chút tả chân nào, và dĩ nhiên càng không nhuốm điều gì có thể coi là dung tục”.

Lời giải thích của Nhã Nam và thông tin về nguồn gốc ảnh bìa “Truyện Thúy Kiều” đã phần nào giúp độc giả hiểu rõ hơn về “Truyện Thúy Kiều”. Nhiều ý kiến sau đó cũng đồng ý với Nhã Nam rằng, đây là một ấn bản mới, có cái nhìn hiện đại hơn chứ không phải những gì đã quen thuộc, phải sao y bản chính như các tác phẩm truyện Kiều đã in trước đó.

Độc giả Ngọc Trà chia sẻ: “Truyện Kiều mà các bạn tưởng là mình "biết" và quen thuộc thông qua các giờ phân tích ở nhà trường, người Việt Nam đã đọc, yêu, minh họa... hai trăm năm có lẻ rồi. Đây chỉ là một trong vô số cách nhìn khác thôi. Xấu đẹp tùy mắt nhìn, nhưng đừng độc quyền thẩm mỹ”.

Để khen ảnh bìa Thúy Kiều đứng tắm là một tác phẩm đẹp hay chê nó là dung tục, đôi khi còn phụ thuộc vào mắt thẩm mỹ của từng người. Song, độc giả đọc cuốn sách này không chỉ là những người đã trưởng thành mà còn có cả học sinh. Liệu một bức ảnh khỏa thân của nàng Kiều có phù hợp với những đối tượng học sinh hay không?

Được biết, trong cuốn sách “Truyện Thúy Kiều” tái bản lần này có bổ sung thêm một số phụ bản tranh minh họa lấy từ Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du do Hội Quảng Trị - Huế xuất bản năm 1942. Đây là tập sách bao gồm 11 bức tranh màu in trên giấy dó, của các họa sĩ Vịệt Nam hàng đầu thời bấy giờ, như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung… được xuất bản để lấy tiền sửa mộ, dựng bia kỷ niệm nhà văn Nguyễn Du vào năm 1942.

Tranh của Tôn Thất Đào trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du

Trong số 11 bức tranh này, có rất nhiều bức “kín đáo” hơn mà vẫn thể hiện được chân dung về Thúy Kiều và câu chuyện về nàng Kiều, hoàn toàn có thể đưa lên làm bìa sách. Nếu như Nhã Nam thận trọng hơn trong việc lựa chọn ảnh bìa và suy nghĩ rộng hơn đến đối tượng đọc thì sẽ không để xảy ra tranh cãi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguyễn Du, Truyện Kiều và thơ ca Việt Nam đến với thính giả Hungary
Nguyễn Du, Truyện Kiều và thơ ca Việt Nam đến với thính giả Hungary

VOV.VN -Chị Phan Bích Thiện đã giới thiệu cho thính giả về sự phong phú, giàu chất thơ chất nhạc của tiếng Việt, về thơ ca Việt Nam.

Nguyễn Du, Truyện Kiều và thơ ca Việt Nam đến với thính giả Hungary

Nguyễn Du, Truyện Kiều và thơ ca Việt Nam đến với thính giả Hungary

VOV.VN -Chị Phan Bích Thiện đã giới thiệu cho thính giả về sự phong phú, giàu chất thơ chất nhạc của tiếng Việt, về thơ ca Việt Nam.

Truyện Kiều được dịch ra hơn 20 thứ tiếng
Truyện Kiều được dịch ra hơn 20 thứ tiếng

Theo ghi nhận (chưa đầy đủ) của PGS.TS Đoàn Lê Giang thì Truyện Kiều được dịch ra “hơn 20 thứ tiếng với trên 60 bản dịch khác nhau”.

Truyện Kiều được dịch ra hơn 20 thứ tiếng

Truyện Kiều được dịch ra hơn 20 thứ tiếng

Theo ghi nhận (chưa đầy đủ) của PGS.TS Đoàn Lê Giang thì Truyện Kiều được dịch ra “hơn 20 thứ tiếng với trên 60 bản dịch khác nhau”.

“Truyện Kiều” bằng tiếng Nga – cầu nối văn hóa giữa 2 nước
“Truyện Kiều” bằng tiếng Nga – cầu nối văn hóa giữa 2 nước

VOV.VN -Việc dịch và xuất bản bản dịch tiếng Nga thi phẩm “Truyện Kiều” là niềm mong mỏi của nhiều thế hệ dịch giả tiếng Nga say mê "Truyện Kiều".

“Truyện Kiều” bằng tiếng Nga – cầu nối văn hóa giữa 2 nước

“Truyện Kiều” bằng tiếng Nga – cầu nối văn hóa giữa 2 nước

VOV.VN -Việc dịch và xuất bản bản dịch tiếng Nga thi phẩm “Truyện Kiều” là niềm mong mỏi của nhiều thế hệ dịch giả tiếng Nga say mê "Truyện Kiều".

Truyện Kiều đã thành nét văn hóa ngoại giao
Truyện Kiều đã thành nét văn hóa ngoại giao

Truyện Kiều đã thành nét văn hóa ngoại giao, mới đây phó Tổng thống Joe Biden Mỹ đã lẩy Kiều để nói về quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.

Truyện Kiều đã thành nét văn hóa ngoại giao

Truyện Kiều đã thành nét văn hóa ngoại giao

Truyện Kiều đã thành nét văn hóa ngoại giao, mới đây phó Tổng thống Joe Biden Mỹ đã lẩy Kiều để nói về quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.

Dịch “Truyện Kiều” và câu chuyện của chàng trai trẻ người Séc
Dịch “Truyện Kiều” và câu chuyện của chàng trai trẻ người Séc

VOV.VN -23 tuổi, anh Jan Komárek sinh viên trường đại học Charles, Praha, Cộng hòa Séc đã dịch được 200 câu Kiều từ nguyên bản Tiếng Việt sang tiếng Séc.

Dịch “Truyện Kiều” và câu chuyện của chàng trai trẻ người Séc

Dịch “Truyện Kiều” và câu chuyện của chàng trai trẻ người Séc

VOV.VN -23 tuổi, anh Jan Komárek sinh viên trường đại học Charles, Praha, Cộng hòa Séc đã dịch được 200 câu Kiều từ nguyên bản Tiếng Việt sang tiếng Séc.