Nhà văn Trần Mai Hạnh nhận Giải thưởng văn học ASEAN

VOV.VN - Với tác phẩm " Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75", lần đầu tiên 1 tác phẩm tiểu thuyết tư liệu lịch sử của Việt Nam đoạt Giải thưởng Văn học ASEAN

Đêm 14/12, tại Thủ đô Bangkok diễn ra lễ trao Giải thưởng văn học ASEAN (South East Asian Writers Awards) năm 2015 cho các nhà văn, nhà thơ xuất sắc của các nền văn học trong khu vực. Năm nay nhà văn Trần Mai Hạnh là đại diện của văn học Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng này.

Nhà văn Trần Mai Hạnh phát biểu tại buổi lễ.

Giải thưởng Văn học ASEAN (S.E.A Writers Awards) do Hoàng gia Thái Lan bảo trợ sáng lập từ năm 1979 và trao giải hàng năm nhằm tôn vinh các nhà văn, nhà thơ có sáng tác văn học tiêu biểu tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tại buổi lễ, Công chúa Thái Lan Sirivannavari Nariratana đã trao Giải thưởng văn học ASEAN năm 2015 cho 8 nhà văn, nhà thơ của các nước trong khu vực.

Tiểu thuyết "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" danh giá với giải thưởng văn học ASEAN 2015.

Năm nay, nhà văn Trần Mai Hạnh, đại diện cho Việt Nam có tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” dày gần 600 trang với những tài liệu nguyên bản, tuyệt mật do chính tác giả chứng kiến và thu thập được trong Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn. 

Đây là những tư liệu được công bố toàn văn, phục dựng lại trung thực sự thật đã diễn ra trong những ngày tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa và những giây phút lịch sử trưa 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập và được giới thiệu ra bạn bè quốc tế.

Nhà văn Trần Mai Hạnh cùng Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành (phải) bên Kỷ niệm chương Giải thưởng văn học ASEAN.

Nhà văn Trần Mai Hạnh chia sẻ, ông xây dựng Tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” trong gần 40 năm với khối lượng tư liệu đồ sộ do bản thân may mắn tiếp cận và chứng kiến trong suốt quá trình tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh cũng như những ngày đầu tiên Sài Gòn được giải phóng. Ông là phóng viên có mặt trên nhiều mặt trận, chiến trường ác liệt nhất nhưng cũng tự hào là người có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam về những giờ phút lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trước đó, tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” là tác phẩm duy nhất của thể loại văn xuôi đã giành được Giải thưởng Văn học năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam và được đề cử đại diện cho văn học Việt Nam vinh danh và nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Tác phẩm được Hội Nhà văn Việt Nam đánh giá là “viên kim cương của văn học tư liệu”, đậm chất phóng sự khách quan và cũng đầy phẩm chất văn học độc đáo.

Phát biểu tại buổi lễ, nhà văn Trần Mai Hạnh nhấn mạnh: "Cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của tôi  được vinh danh trong khung cảnh trang trọng của Lễ trao Giải thưởng Văn học ASEAN 2015, đã làm thức dậy ký ức về cuộc chiến tranh mà nhân dân Việt Nam đã phải trải qua những hy sinh to lớn với tinh thần quả cảm để có được nền hòa bình và thống nhất đất nước. Cuộc chiến tranh nào rồi cũng qua đi và trở thành một phần của lịch sử. Nhưng lịch sử không yên nghỉ, mà nó luôn thức với ánh sáng chiếu rọi mách bảo chúng ta cần phải làm gì trong cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm giá tốt đẹp của hiện tại và tương lai trong một thế giới đang trĩu nặng âu lo vì những tham vọng, chiến tranh và xung đột".

Với tác phẩm "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75", đây là lần đầu tiên một tác phẩm tiểu thuyết tư liệu lịch sử của Việt Nam đoạt Giải thưởng Văn học ASEAN. Công chúng Thái Lan cũng như trong khối ASEAN sẽ có điều kiện tiếp cận tác phẩm và qua đó, hiểu hơn về một thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam, thống nhất đất nước.

Các nhà văn nhận Giải thưởng văn học ASEAN và đại diện Thái Lan.

Việt Nam bắt đầu tham gia Giải thưởng Văn học ASEAN từ năm 1996 và trước đây đã có 18 nhà văn, nhà thơ Việt Nam được trao giải thưởng như Tố Hữu (1996), Ma Văn Kháng (1998), Hữu Thỉnh (1999), Nguyễn Khải (2000), Nguyễn Đức Mậu (2001), Nguyễn Kiên (2002), Bằng Việt (2003), Đỗ Chu (2004), Inrasana (2005), Lê Văn Thảo (2006), Trần Văn Tuấn (2007), Nguyễn Ngọc Tư (2008), Cao Duy Sơn (2009), Nguyễn Nhật Ánh (2010), Nguyễn Chí Trung (2011), Trung Trung Đỉnh (2012), Thái Bá Lợi (2013), Thanh Thảo (2014).

Giải thưởng Văn học ASEAN là sự tôn vinh đóng góp của nền văn hóa mỗi dân tộc, là biểu hiện đẹp đẽ của tinh thần cùng tồn tại trong hòa bình, cùng phát triển trong ổn định, cùng thịnh vượng trong hài hòa của cộng đồng các nước ASEAN. Trong mấy ngày tới, các nhà văn, nhà thơ nhận giải thưởng lần này sẽ có một loạt các hoạt động như dự các cuộc tham luận, sinh hoạt giao lưu và trao đổi về hoạt động sáng tác văn học ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sức hấp dẫn của một “Biên bản chiến tranh”
Sức hấp dẫn của một “Biên bản chiến tranh”

VOV.VN - Chân thực, sống động, gay cấn, thuyết phục và hấp dẫn - đấy là những nhận xét không quá hào phóng dành cho “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”.

Sức hấp dẫn của một “Biên bản chiến tranh”

Sức hấp dẫn của một “Biên bản chiến tranh”

VOV.VN - Chân thực, sống động, gay cấn, thuyết phục và hấp dẫn - đấy là những nhận xét không quá hào phóng dành cho “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”.

“Biên bản chiến tranh“: Cái nhìn nhân văn của người chiến thắng
“Biên bản chiến tranh“: Cái nhìn nhân văn của người chiến thắng

VOV.VN -Khi hạ bút viết hai chữ “Biên bản” tức là nhà báo Trần Mai Hạnh đã kí thác cả sinh mạng của mình vào tính trung thực của những sự kiện mình trình bày. 

“Biên bản chiến tranh“: Cái nhìn nhân văn của người chiến thắng

“Biên bản chiến tranh“: Cái nhìn nhân văn của người chiến thắng

VOV.VN -Khi hạ bút viết hai chữ “Biên bản” tức là nhà báo Trần Mai Hạnh đã kí thác cả sinh mạng của mình vào tính trung thực của những sự kiện mình trình bày. 

“Biên bản chiến tranh”: Viên kim cương của văn học tư liệu
“Biên bản chiến tranh”: Viên kim cương của văn học tư liệu

VOV.VN -Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” đã góp phần bỏ phiếu thuận cho những dự báo rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn học tư liệu.

“Biên bản chiến tranh”: Viên kim cương của văn học tư liệu

“Biên bản chiến tranh”: Viên kim cương của văn học tư liệu

VOV.VN -Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” đã góp phần bỏ phiếu thuận cho những dự báo rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn học tư liệu.

Tái bản Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75: Công bố 21 tài liệu tuyệt mật
Tái bản Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75: Công bố 21 tài liệu tuyệt mật

Những tài liệu tham khảo nguyên bản đã được công bố toàn văn trong phần Phụ lục cuốn “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”. 

Tái bản Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75: Công bố 21 tài liệu tuyệt mật

Tái bản Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75: Công bố 21 tài liệu tuyệt mật

Những tài liệu tham khảo nguyên bản đã được công bố toàn văn trong phần Phụ lục cuốn “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”.