Ra mắt cuốn sách hé lộ cuộc đời Dr Thanh

VOV.VN - “Chuyện nhà Dr Thanh” đem đến cho người đọc câu chuyện về tình cha con, tình cảm của người con gái dành cho người cha.

Chiều 14/6, tại TP.HCM, Nhà xuất bản Phụ nữ và tác giả Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã có buổi giao lưu và ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”.

Mặc dù là con cả của ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát – Trần Quí Thanh, một doanh nghiệp Việt Nam khá nổi tiếng nhưng bà Nguyễn Thái Thảo Nguyên - Đại diện Nhà xuất bản Phụ nữ đánh giá, khi viết và xuất bản cuốn sách này thì Trần Uyên Phương được xem là một nhà văn trẻ.

Bà Nguyễn Thái Thảo Nguyên - Đại diện Nhà xuất bản Phụ nữ.

Theo bà Thảo Nguyên, “Chuyện nhà Dr Thanh” sẽ đem đến cho người đọc những câu chuyện về tình cha con, tình cảm của người con gái dành cho người cha, qua đó thấy được những giá trị về tình cảm gia đình. Tại đó, chúng ta còn thấy một gia tộc dám nghĩ, dám làm để vươn ra biển lớn, khẳng định sức mạnh của những doanh nhân Việt. Những doanh nhân, dám nghĩ dám làm.

Còn nhà văn, nhà biên kịch Lê Chí Trung thì cho rằng tâm nguyện của tác giả được gửi gắm khá nhiều vào tác phẩm, và ông ấn tượng về đoạn miêu tả ông Dr Thanh bị quăng lên xe về trại trẻ mồ côi ở Đà Lạt.

Các diễn giả chia sẻ trong buổi giao lưu sách.

“Giá trị văn học của cuốn sách thì tôi xin dành cho độc giả cảm thụ văn học. Riêng tôi thì thấy cuốn tự truyện này đem đến giá trị gia đình lớn hơn. Nền tảng gia đình và đạo đức trong cuộc sống ngày nay đang bị đe dọa bởi sự thực dụng, bởi cuộc sống ảo ở trên mạng, ở sự sa đọa nhân cách con người. Tôi nghĩ rằng cuốn sách viết về gia đình là một đóng góp lớn cho xã hội, giá trị đó lớn hơn cả và điều đấy tràn ngập trong cuốn sách này”, nhà biên kịch Lê Chí Trung chia sẻ.

Từng đọc cuốn sách này từ khi còn là bản thảo đến ba lần, Đại tá - nhà văn Nguyễn Minh Ngọc thì cho rằng tác giả mặc dù không học văn nhưng lại biết sử dụng những cách hành văn, lối kể chuyện khá thú vị thông qua nghệ thuật đan cài, xẻ ngang, xẻ dọc để lột tả những con người thực, tình cảm thực.

“Tôi xếp cuốn sách vào hàng siêu thể loại vì nó chuyển tải khá nhiều thông điệp”, ông Ngọc bật mí và cho biết, hiện có nhiều người viết tự truyện nhưng nếu bỏ tiền ra thuê người có nghề viết lâm li, bi thiết cũng không chuyển tải hết được các nội dung mà tác giả Trần Uyên Phương gửi gắm trong tác phẩm đầu tay của mình bởi đây chính là tấm lòng người con viết về người mẹ, người cha, về gia tộc mình.

Sách “Chuyện nhà Dr Thanh”

Bỏ lại sau lưng một tuổi thơ cơ cực trong trại trẻ mồ côi, là mục tiêu bị săn đuổi, bị hãm hại chỉ vì gia sản, doanh nghiệp Tân Hiệp Phát ra đời sau bao chắt chiu gầy dựng của ông Thanh cùng “người đàn bà thép” Phạm Thị Nụ.

Ngay từ những dòng đầu tiên của cuốn sách, có lẽ người đọc sẽ ngỡ ngàng bởi tác giả Trần Uyên Phương từng có lần nghẹn ngào nói với má, “Li dị ba đi. Má định sống khổ như thế này cả đời à? Tại sao chứ? Bỏ đi và má có thể sống cuộc đời hạnh phúc của riêng mình”…

Lựa chọn lối hành văn tự sự đơn giản, Trần Uyên Phương chân thành kể lại những ấm ức, đau đớn, trăn trở cá nhân, những hiểu lầm và những cơn sốc tâm lý đã đi qua với từng thành viên trong gia đình. Và những góc khuất của gia tộc kinh doanh này dần “phát lộ”.

Tác giả Trân Uyên Phương và nhà văn, nhà biên kịch Lê Chí Trung.

Như một bài hát ru, thủ thỉ, mộc mạc, tác giả cuốn tự truyện cất công tìm kiếm tư liệu, xác minh, ghi chép, phỏng vấn, tiếp xúc các đối tượng từ quá khứ đến hiện tại để xác thực các chi tiết của cuộc đời ba mình. Quá trình này đã mất đến gần 10 năm.

Phương tâm sự, quá trình viết sách thì mất thời gian nhất để sưu tập dữ liệu.

“Và khi tôi nghe được câu chuyện gì đó của ba tôi từ những người xung quanh thì tôi lại đến nhà của họ hoặc mời họ ra quán café để nghe tiếp câu chuyện đó. Sau đó, tôi lại dùng những câu chuyện đó và những dữ liệu đó đi hỏi tiếp những người đã tham gia. Rồi tôi lại xác mình với ba để kiểm chứng và cho tôi biết những cái nào đúng, những cái nào là quan điểm cá nhân. Từ đó tôi từng bước, từng bước mà thu thập thông tin, tư liệu”, Phương bảo.

Tác giả Trân Uyên Phương bên những người thân yêu trong gia đình tại buổi giao lưu.

Năm 2014 như là một “định mệnh” với gia tộc này và càng thôi thúc Trần Uyên Phương “ra sách” khi mẹ cô, bà Phạm Thị Nụ mắc phải căn bệnh nặng. “Bây giờ thì có thể nói mẹ tôi đã bình phục 6,5 điểm trên thang điểm 10. Trải qua nhiều biến cố, tôi nghiệm ra rằng khi bố mẹ còn sống thì tôi còn có cơ hội thể hiện tình cảm của mình với bố mẹ”, Phương tâm sự./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tác giả Hoàng Anh Sướng: Nói sách của tôi dung tục là phiến diện
Tác giả Hoàng Anh Sướng: Nói sách của tôi dung tục là phiến diện

VOV.VN - Trước sự việc cuốn sách của mình bị cho là có ngôn ngữ dung tục, tác giả Hoàng Anh Sướng đã lên tiếng.

Tác giả Hoàng Anh Sướng: Nói sách của tôi dung tục là phiến diện

Tác giả Hoàng Anh Sướng: Nói sách của tôi dung tục là phiến diện

VOV.VN - Trước sự việc cuốn sách của mình bị cho là có ngôn ngữ dung tục, tác giả Hoàng Anh Sướng đã lên tiếng.

Cuộc đời của chú lính chì Thiện Nhân được viết thành sách
Cuộc đời của chú lính chì Thiện Nhân được viết thành sách

VOV.VN - “Không cha, không mẹ, không tên, một đứa bé vô danh", là những trang viết đau đáu được nhà báo Trần Mai Anh viết về Thiện  Nhân. 

Cuộc đời của chú lính chì Thiện Nhân được viết thành sách

Cuộc đời của chú lính chì Thiện Nhân được viết thành sách

VOV.VN - “Không cha, không mẹ, không tên, một đứa bé vô danh", là những trang viết đau đáu được nhà báo Trần Mai Anh viết về Thiện  Nhân. 

Thu hồi và hủy tập thơ "Thành phố dịu dàng"
Thu hồi và hủy tập thơ "Thành phố dịu dàng"

Đây là tập thơ xuất bản năm 2015, gồm 48 bài của nhà thơ Trần Nhuận Minh.

Thu hồi và hủy tập thơ "Thành phố dịu dàng"

Thu hồi và hủy tập thơ "Thành phố dịu dàng"

Đây là tập thơ xuất bản năm 2015, gồm 48 bài của nhà thơ Trần Nhuận Minh.

Nhạc sĩ Thụy Kha - 27 năm “mài chữ” với văn nghệ sĩ Việt Nam
Nhạc sĩ Thụy Kha - 27 năm “mài chữ” với văn nghệ sĩ Việt Nam

VOV.VN - 27 năm “mài chữ”, nhạc sĩ Thụy Kha đã cho ra mắt được tuyển tập 13 cuốn sách hiếm có về văn nghệ sĩ Việt Nam thế kỷ XX.

Nhạc sĩ Thụy Kha - 27 năm “mài chữ” với văn nghệ sĩ Việt Nam

Nhạc sĩ Thụy Kha - 27 năm “mài chữ” với văn nghệ sĩ Việt Nam

VOV.VN - 27 năm “mài chữ”, nhạc sĩ Thụy Kha đã cho ra mắt được tuyển tập 13 cuốn sách hiếm có về văn nghệ sĩ Việt Nam thế kỷ XX.

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói về việc từ chức Chủ tịch Hội NV Hà Nội
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói về việc từ chức Chủ tịch Hội NV Hà Nội

VOV.VN - “Khi từ chức Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, tôi không tiếc cho mình, mà tiếc và lo cho Hội”, nhà văn Phạm Xuân Nguyên chia sẻ.

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói về việc từ chức Chủ tịch Hội NV Hà Nội

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói về việc từ chức Chủ tịch Hội NV Hà Nội

VOV.VN - “Khi từ chức Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, tôi không tiếc cho mình, mà tiếc và lo cho Hội”, nhà văn Phạm Xuân Nguyên chia sẻ.