Theo dòng kí ức cùng tác phẩm “Hồi kí Nguyễn Hiến Lê”

VOV.VN - Nhà xuất bản VH-TT vừa tái bản cuốn “Hồi ký Nguyễn Hiến Lê” - một học giả nổi tiếng ở miền Nam nước ta.

Đây là lần xuất bản thứ 9 cuốn hồi ký này. Chín lần xuất bản trong 22 năm, quả là một hiện tượng hiếm thấy trong hoạt động xuất bản ở nước ta.

Với Nguyễn Hiến Lê, tôi có một kỷ niệm nhỏ. Đầu năm 1974 ở Hà Nội, đang nuôi mộng “nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ”, tôi được thầy Đinh Văn Đức (hiện là Giáo sư - Tiến sĩ ngôn ngữ học Đại học Quốc gia Hà Nội) cho đọc cuốn “Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” xuất bản tại miền Nam, của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê. Tôi đọc khá kỹ và nhận thấy có nhiều điều khác với mình học.

Sau này mới rõ, nếu như ở ngoài Bắc có nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ băn khoăn về việc “hiểu tiếng Việt” theo mô hình nước ngoài, thì ở trong Nam, cũng có những người như vậy, trong đó có Nguyễn Hiến Lê (xuất phát từ việc dạy tiếng Việt cho trẻ). Sau 30/4/1975, vào thành phố Hồ Chí Minh, lượn trên các sạp bán sách ngoài đường cũng như vào các nhà sách lớn, thấy tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê chỗ nào cũng có. Phổ biến nhất là “Đắc nhân tâm”, “Quẳng gánh lo đi…”, các sách bày việc làm sao học cho tốt, dạy cách làm người… và một loạt những tác phẩm về văn học sử, về Triết học Trung Quốc… Không làm ngôn ngữ nữa, nên tôi cũng không có ý tìm gặp ông.

 

Tác phẩm "Hồi ký Nguyễn Hiến Lê".

Lại một sự tình cờ. Năm 2001, trong một lần được hầu chuyện thầy hiệu trưởng cấp III của tôi, nhà giáo Phạm Khánh Cao, tôi được ông kể về những lần gặp Nguyễn Hiến Lê sau giải phóng. Ông cho tôi một cuốn sách mỏng do ông soạn “Tìm hiểu học giả Nguyễn Hiến Lê”. Ngoài hai bài của ông về học giả Nguyễn Hiến Lê, cuốn sách còn đánh máy lại mấy tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê gồm “Nghề viết văn”, “Nhà giáo họ Khổng”, “Trên 10 năm cầm bút”, “Thi sĩ Quách Tấn”.

Mười năm sau, tôi được nhà báo Phan Quang tặng cho tập sách “Thương nhớ vẫn còn”. Ở quyển 1, có bài “Nguyễn Hiến Lê - Hai mươi năm, một trăm tác phẩm”. Trong bài viết này, nhà báo Phan Quang kể về những kỷ niêm với Nguyễn Hiến Lê, giới thiệu những nét lớn cuộc đời và sự ngiệp trước tác đồ sộ của Nguyễn Hiến Lê.

Theo nhà báo Phan Quang, đời văn của Nguyễn Hiến Lê là một hiện tượng hiếm thấy ở nước ta. Nghiên cứu, biên khảo, cảo luận, tiểu phẩm, dịch thuật, bình chú… trong khoảng thời gian 20 năm (1955-1975) cho ra đời 100 tác phẩm, trong đó nhiều cuốn 3-4 tập và rất có giá trị. Như bộ “Đại cương văn học sử Trung Quốc”, “Đại cương Triết học Trung Quốc”, ba tập lịch sử văn minh Ấn Độ, Ả-rập, Trung Quốc…

Nhà báo Phan Quang cho biết “đọc và viết là nếp sống hàng ngày của Nguyễn Hiến Lê”. Ông có lời khuyên các bạn trẻ, thoạt nghe như nghịch lý mà rất nghiêm trang. Đó là “Khi muốn học về một vấn đề nào thì cứ viết sách về vấn đề ấy…Viết sách tức là tự ra bài cho mình làm. Học mà không làm bài thì mới chỉ đọc qua chứ không phải học.

Cuốn hồi ký của ông đã được tái bản đến lần thứ 9. Lời văn giản dị nhưng trau chuốt, cẩn thận đến từng dấu chấm dấu phẩy. Đúng với phong cách của người sống bằng nghề viết, nhiều đoạn trong hồi ký ông chỉ nhắc qua, mời bạn đọc tìm đọc cuốn A cuốn B… ở đấy tôi nói kỹ rồi…Và tùy theo lứa tuổi, nghề nghiệp, sở thích mà bạn đọc có thể tìm thấy những điều thú vị cho mình. Có thể thấy cuốn hồi ký gồm 3 mảng lớn.

Những hồi ức về quê hương đất Bắc, Sơn Tây, ngõ Phất Lộc (Hà Nội) nơi tác giả sống thời đi học phổ thông với sông Hồng, đê Yên Phụ, hồ Tây, hồ Trúc Bạch với câu thơ  nổi tiếng của Xuân Diệu “Đã nghe rét mướt luồn trong gió/ Đã vắng người sang những chuyến đò”. Những kỷ niệm về người cha, người mẹ, người bác ruột tham gia phong trào Duy Tân ở trường Đông Kinh nghĩa thục, những năm tháng ở Sài Gòn, làm chuyên viên địa chất thủy văn ở Tây Nam Bộ, “người tình đầu tiên - người yêu cuối cùng”, những bạn văn bạn thơ, bạn bè trong giới xuất bản... 

Nhà văn Nguyễn Hiến Lê (bên trái).

Cả một mảng lịch sử Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20, miền Đông miền Tây Nam Bộ được ông tái tạo chân thực, chính xác trong hồi ký, là những tư liệu rất tốt cho những ai hoài niệm về quá khứ. Những hoạt động xuất bản ở Sài Gòn trước tháng 4/1075 giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn thời làm sách theo cơ chế thị trường mà Nguyễn Hiến Lê đã lựa chọn.

Vì viết sách và bán sách là sự nghiệp của cả cuộc đời ông, nên Nguyễn Hiến Lê dành phần lớn nội dung cuốn hồi ký để nói về nó. Bằng thành công thực tế của mình, những kinh nghiệm của ông trong việc chọn đề tài, tìm tài liệu nghiên cứu, tổ chức nội dung cuốn sách, tổ chức công việc hàng ngày, chọn nhà xuất bản… là những kinh nghiệm rất quý cho những ai muốn đi vào con đường học tập và nghiên cứu, giảng dạy và tổ chức xuất bản tác phẩm của mình. Thấm đẫm từng trang viết là tấm lòng thơm thảo của tác giả với người đọc.

Phần ba của cuốn hồi ký là những trang viết về giai đoạn sau 30/4/1975 và phần tác giả nhìn lại những công việc và cái được cũng như chưa được trong các tác phẩm của mình. Cuốn hồi ký viết theo dạng hành văn “thấy sao viết vậy,nghĩ sao nói vậy” và tác giả đã trung thành với cách viết này cho đến trang cuối cùng.

Cho nên những trang viết của ông về Cách mạng tháng 8/1945, về cuộc kháng chiến chống Pháp, về Điện Biên Phủ cũng như ngày đất nước thống nhất, cả dân tộc sống trong hòa bình, có thể làm bạn đọc hơi ngỡ ngàng. Nhưng đấy là cái ngỡ ngàng của sự cảm thông về một học giả,về một con đường mà Nguyễn Hiến Lê chọn.

Năm tháng qua đi. Lại có lớp độc giả mới đọc Nguyễn Hiến Lê. Mong rằng trong một lần tái bản sau này, hồi ký của ông sẽ tiếp tục hoàn thiện những chương còn thiếu mà vì một lý do nào đấy đang tạm gác lại./.            

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái bản bản gốc chương đầu tiên tiểu thuyết của Hemingway
Tái bản bản gốc chương đầu tiên tiểu thuyết của Hemingway

Chương đầu cùng những phần bản thảo bị xóa trong các bản in trước đây của tác phẩm The Sun Also Rises của nhà văn Hemingway sẽ được tái bản.

Tái bản bản gốc chương đầu tiên tiểu thuyết của Hemingway

Tái bản bản gốc chương đầu tiên tiểu thuyết của Hemingway

Chương đầu cùng những phần bản thảo bị xóa trong các bản in trước đây của tác phẩm The Sun Also Rises của nhà văn Hemingway sẽ được tái bản.

Sách mới: Trại huấn luyện Sherlock Holmes nhí
Sách mới: Trại huấn luyện Sherlock Holmes nhí

VOV.VN - Bộ sách rèn kỹ năng cho trẻ gồm 4 cuốn: Khám phá logic, Khám phá thú vị, Giải toán lý thú, Khám phá khoa học

Sách mới: Trại huấn luyện Sherlock Holmes nhí

Sách mới: Trại huấn luyện Sherlock Holmes nhí

VOV.VN - Bộ sách rèn kỹ năng cho trẻ gồm 4 cuốn: Khám phá logic, Khám phá thú vị, Giải toán lý thú, Khám phá khoa học

“Song xưa phố cũ”: Từ nhận diện kiến trúc đến nhận thức văn hóa
“Song xưa phố cũ”: Từ nhận diện kiến trúc đến nhận thức văn hóa

VOV.VN -  Cuốn sách của Trần Hậu Yên Thế không chỉ là tổng hợp các tư liệu về kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX mà còn phản ánh nhận thức văn hóa thời kỳ đó.

“Song xưa phố cũ”: Từ nhận diện kiến trúc đến nhận thức văn hóa

“Song xưa phố cũ”: Từ nhận diện kiến trúc đến nhận thức văn hóa

VOV.VN -  Cuốn sách của Trần Hậu Yên Thế không chỉ là tổng hợp các tư liệu về kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX mà còn phản ánh nhận thức văn hóa thời kỳ đó.

Những kỷ niệm khó quên với nhà văn Tô Hoài
Những kỷ niệm khó quên với nhà văn Tô Hoài

"Tô Hoài cả đời cầm bút, cả đời lai rai, mà có đến hàng trăm tác phẩm, ông là người lao động cật lực, không mệt mỏi cho đến lúc lìa đời" - Nhà văn Đoàn Minh Tuấn viết.

Những kỷ niệm khó quên với nhà văn Tô Hoài

Những kỷ niệm khó quên với nhà văn Tô Hoài

"Tô Hoài cả đời cầm bút, cả đời lai rai, mà có đến hàng trăm tác phẩm, ông là người lao động cật lực, không mệt mỏi cho đến lúc lìa đời" - Nhà văn Đoàn Minh Tuấn viết.

Tiễn đưa nhà văn Tô Hoài về cõi vĩnh hằng
Tiễn đưa nhà văn Tô Hoài về cõi vĩnh hằng

VOV.VN - Hàng trăm người đã đến tiễn biệt tác giả “Dế Mèn phiêu lưu ký” - một nhà văn tài hoa, cả đời cống hiến hết mình cho sự nghiệp sáng tác.

Tiễn đưa nhà văn Tô Hoài về cõi vĩnh hằng

Tiễn đưa nhà văn Tô Hoài về cõi vĩnh hằng

VOV.VN - Hàng trăm người đã đến tiễn biệt tác giả “Dế Mèn phiêu lưu ký” - một nhà văn tài hoa, cả đời cống hiến hết mình cho sự nghiệp sáng tác.

Trí lực siêu phàm
Trí lực siêu phàm

VOV.VN - Là phiên bản văn học, cùng cốt truyện với bộ phim Limitless (từng làm mưa làm gió trên màn ảnh rộng với diễn xuất của nam tài tử Bradley Cooper)

Trí lực siêu phàm

Trí lực siêu phàm

VOV.VN - Là phiên bản văn học, cùng cốt truyện với bộ phim Limitless (từng làm mưa làm gió trên màn ảnh rộng với diễn xuất của nam tài tử Bradley Cooper)