“Chê” Chủ tịch tỉnh trên Facebook: Bình thường và bất bình thường

VOV.VN - Việc một người bình luận, nêu ý kiến về một vị lãnh đạo là bình thường. Nhưng việc xử phạt hành chính những người này liệu có bình thường?

Câu chuyện xử phạt hành chính 3 người dân ở An Giang vì bị cho là nói xấu Chủ tịch tỉnh này những ngày qua thực sự thu hút sự quan tâm của dư luận. Câu chuyện này đã vượt qua phạm vi một tỉnh, trở thành mối quan tâm của dư luận xã hội. Có thể, hàng ngày sống trong môi trường, quan hệ xã hội, người ta có phần nào hiểu được vì sao những người bị xử phạt hành chính trong vụ việc này lại "im lặng" chấp thuận. Tuy nhiên, rõ ràng ai cũng tỏ ra bất bình vì cơ quan công quyền lại ra quyết định xử phạt hành chính một việc rất không đâu. Trong vụ việc này, có thể thấy rõ những điều rất bình thường và những điều vô cùng không bình thường.


Trước hết, có thể khẳng định, người dân bình luận về quan chức nói chung hoặc một quan chức cụ thể nào đó là việc hết sức bình thường. Ông "quan" đó là do cơ quan dân cử bầu ra, đại diện cho nhân dân điều hành đất nước, địa phương. Quan chức là người hưởng lương từ ngân sách. Ngân sách Nhà nước lại do tiền đóng thuế của dân mà có. Chính vì thế, khi quan chức làm việc không đến nơi đến chốn, có những biểu hiện chưa đúng, xa dân… thì người dân hoàn toàn có quyền chê trách, phê phán. Nhiều người còn cho rằng, đây là điều tốt vì người dân vẫn còn quan tâm tới chính quyền, tới những người lãnh đạo.

Thế nhưng, cách làm, việc ra quyết định xử phạt những người sử dụng mạng xã hội Facebook để bình phẩm về một người lãnh đạo ở địa phương lại rất không bình thường. Lẽ ra khi được góp ý hay chê trách thì quan chức đó phải tiếp thu, phải sửa đổi chứ không phải đáp trả bằng quyết định hành chính. Bởi chỉ khi biết lắng nghe, có tinh thần cầu thị, vì dân thì người đó mới thực thi nhiệm vụ tốt hơn được.

Về nội tình vụ việc này, trả lời báo chí, ông Chủ tịch tỉnh An Giang nói rằng ông không biết các đơn vị chức năng xử phạt hành chính những người đã bị cho là “nói xấu Chủ tịch trên Facebook”. Nếu báo chí không đi tìm hiểu “ngóc ngách, ngọn nguồn” của sự việc thì dư luận có thể tạm tin rằng, cấp dưới đã làm việc “nóng vội” và ông Chủ tịch này là người rất chí công, vô tư. 

Nhưng khi sự thật được tìm hiểu thì chuyện ông Chủ tịch nói rằng “không biết, không quan tâm”, ai cũng thấy nực cười. Bởi thực tế, giữa gia đình ông Chủ tịch và những người bị xử phạt đã có những “ân oán cá nhân”. Và ở đây, điều bất bình thường là ở chỗ, một người có vị trí chính quyền cao nhất ở địa phương lại “không biết” gì về việc thuộc cấp của mình xử phạt những “đối thủ” là hàng xóm của mình?! 

Trách nhiệm của ông Chủ tịch tỉnh là phải lo cho con dân ở địa phương mình. Vậy tại sao ông lại để cơ quan thừa hành ra một quyết định xử phạt “chưa từng có tiền lệ”? Phải chăng đây là dịp để ông “trút giận” vào những người mà lâu nay gây cho ông sự khó chịu, để rồi "làm ngơ" theo kiểu "không biết, không quan tâm"?

Qua đây, cũng cần xem lại hệ thống giúp việc của ông Chủ tịch này. Họ làm những việc như vậy với mục đích răn đe hay “bợ đỡ” ông Chủ tịch? Bởi trong một địa bàn nhỏ hẹp thì các mối quan hệ, mâu thuẫn… hay bất cứ chuyện gì “bé bằng con kiến” thì cả tỉnh đều biết, huống chi những mâu thuẫn âm ỉ đã xảy ra cả chục năm giữa gia đình ông Chủ tịch và những người bị xử phạt thì có thể “cả tỉnh An Giang” đều đã thuộc lòng. Ngoài ra, với cách thực thi công lý của những cán bộ thanh tra chuyên ngành Sở Thông tin – truyền thông, thì củng cố thêm bằng chứng về những lo ngại đối với chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức mà thôi.

Ai cũng có thể thấy đây là “trận đấu” không cân sức giữa một bên là ông Chủ tịch cùng với (có thể) một hệ thống các sở, ngành ở địa phương nơi ông này quản lý và một bên là những viên chức “ngồi bệt” chỉ làm công ăn lương bình thường. Trong cuộc chơi này, để công bằng, ông Chủ tịch tỉnh hoàn toàn có thể phản biện lại, kiện lại những người đã cố ý bêu xấu mình nếu thấy rằng những gì họ “like”, “comment” không đúng. Nhưng để công bằng và không tai tiếng, lùm xùm thì ông Chủ tịch tỉnh phải bước ra khỏi vai trò quan chức để kiện ra tòa án dân sự với tư cách công dân – công dân.

Sự việc đang bị đẩy lên cao khi những người ra văn bản xử phạt một mực khẳng định mình làm đúng. Nhưng các luật sư, những người đứng ngoài cuộc đã phân tích vụ việc và thấy nhiều điểm phi lý. Nhiều người “xui” những người bị phạt hành chính kiện lại quyết định của cơ quan thanh tra chuyên ngành. Nhưng số khác lại cho rằng không nên kiện vì “con kiến mà kiện củ khoai”. Số khác lại kêu gọi ông Chủ tịch tỉnh hãy rút lại cái quyết định này trước khi quá muộn và có thể đưa ra một lời xin lỗi.

Chính vì cách làm việc nóng vội, cẩu thả, chen quá nhiều tình cảm, mục đích cá nhân nên quyết định xử phạt của đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Thông tin – Truyền thông An Giang vấp phải sự phản đối của dư luận. Một số luật sư lên tiếng sẵn sàng trợ giúp pháp lý cho những người bị xử phạt trong vụ việc này đòi lại công lý. Nếu như quyết định xử phạt hành chính của thanh tra chuyên ngành Thông tin – Truyền thông An Giang đúng pháp luật thì chắc chắn đã không xảy ra nhiều tranh cãi trong những ngày vừa qua!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nói xấu Chủ tịch tỉnh trên Facebook: Cá nhân bị phạt có thể khởi kiện?
Nói xấu Chủ tịch tỉnh trên Facebook: Cá nhân bị phạt có thể khởi kiện?

VOV.VN - Cô giáo Trang và những người liên quan có quyền khởi kiện quyết định xử phạt hành chính của đoàn thanh tra chuyên ngành.

Nói xấu Chủ tịch tỉnh trên Facebook: Cá nhân bị phạt có thể khởi kiện?

Nói xấu Chủ tịch tỉnh trên Facebook: Cá nhân bị phạt có thể khởi kiện?

VOV.VN - Cô giáo Trang và những người liên quan có quyền khởi kiện quyết định xử phạt hành chính của đoàn thanh tra chuyên ngành.

An Giang kỷ luật nhiều người “nói xấu” Chủ tịch tỉnh trên Facebook
An Giang kỷ luật nhiều người “nói xấu” Chủ tịch tỉnh trên Facebook

Có 3 người bị kỷ luật, trong đó 2 người còn bị Sở TT&TT phạt 10 triệu đồng vì “nói xấu” Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

An Giang kỷ luật nhiều người “nói xấu” Chủ tịch tỉnh trên Facebook

An Giang kỷ luật nhiều người “nói xấu” Chủ tịch tỉnh trên Facebook

Có 3 người bị kỷ luật, trong đó 2 người còn bị Sở TT&TT phạt 10 triệu đồng vì “nói xấu” Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

“Bị phạt vì nói xấu chủ tịch tỉnh” và những góc khuất không ngờ tới
“Bị phạt vì nói xấu chủ tịch tỉnh” và những góc khuất không ngờ tới

Hai người bị phạt nặng nề nhất, hóa ra lại ở sát vách nhà vị chủ tịch tỉnh và từng là “nạn nhân” của chính ông chủ tịch cách đây gần 10 năm...

“Bị phạt vì nói xấu chủ tịch tỉnh” và những góc khuất không ngờ tới

“Bị phạt vì nói xấu chủ tịch tỉnh” và những góc khuất không ngờ tới

Hai người bị phạt nặng nề nhất, hóa ra lại ở sát vách nhà vị chủ tịch tỉnh và từng là “nạn nhân” của chính ông chủ tịch cách đây gần 10 năm...

Bị phạt vì nói xấu Chủ tịch tỉnh trên Facebook: Ai được, ai mất?
Bị phạt vì nói xấu Chủ tịch tỉnh trên Facebook: Ai được, ai mất?

VOV.VN -Nhân viên nói xấu Chủ tịch bị kỷ luật. Còn Chủ tịch cũng đã bị bêu xấu. Trong câu chuyện này cả hai đều “mất”.

Bị phạt vì nói xấu Chủ tịch tỉnh trên Facebook: Ai được, ai mất?

Bị phạt vì nói xấu Chủ tịch tỉnh trên Facebook: Ai được, ai mất?

VOV.VN -Nhân viên nói xấu Chủ tịch bị kỷ luật. Còn Chủ tịch cũng đã bị bêu xấu. Trong câu chuyện này cả hai đều “mất”.