Chung tay vì cuộc sống không còn tai nạn lao động, cháy nổ

VOV.VN - Xây dựng “văn hóa an toàn” trong doanh nghiệp để bảo vệ tính mạng người lao động, sự phát triển bền vững của xã hội.

Tai nạn lao động và cháy nổ luôn để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Vì vậy, với chủ đề “Suy nghĩ và hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc”, Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ năm nay được phát động trong cả nước nhằm kêu gọi toàn xã hội cùng chung tay xây dựng một môi trường sản xuất, kinh doanh, hướng tới xây dựng “văn hóa an toàn” trong doanh nghiệp, với mục tiêu vì sự an toàn của người lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội.

Vụ cháy tại Trung tâm thương mại Hải Dương

Năm qua, cả nước xảy ra gần 6.700 vụ tai nạn lao động, với 6.887 nạn nhân. Mặc dù có giảm so với năm 2012, nhưng số vụ gây chết người và số người chết do tai nạn lao động lại gia tăng. Về tai nạn cháy nổ, năm qua, cả nước xảy ra 2.394 vụ cháy nổ, gây thiệt hại trên 1.656 tỷ đồng. Riêng 25 vụ cháy lớn đã gây thiệt hại tới hơn 1.414 tỷ đồng. Có điều hết sức đáng quan tâm là càng ở những thành phố lớn, nơi có điều kiện về kinh tế để đầu tư phương tiện phòng cháy chữa cháy và có đông lực lượng phòng cháy chữa cháy thì dường như số vụ cháy nổ xảy ra càng nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, gần đây, nhiều tỉnh, thành phố khác như Hải Dương, Tiền Giang, Bình Dương, Phú Thọ...cũng để xảy ra một số vụ cháy, nổ nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản cho gia đình và xã hội.

Dẫn ra những con số, sự việc cụ thể trên đây để thấy rằng mặc dù hằng năm, tất cả các cấp, ngành, địa phương trong cả nước đều tích cực hưởng ứng "Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ", với nhiều khẩu hiệu hành động có ý nghĩa, thể hiện quyết tâm rất cao, thế nhưng trên thực tế, tình trạng tai nạn lao động và cháy nổ vẫn không giảm. Hơn 600 người thiệt mạng mỗi năm vì tai nạn lao động không chỉ là nỗi đau của hàng trăm gia đình mà thực sự là nỗi bất an của xã hội.

Có thể do áp lực về công ăn việc làm, nhiều lao động từ nông thôn ra thành phố tìm việc mưu sinh sẵn sàng chấp nhận làm việc trong điều kiện nguy hiểm, thiếu an toàn mà không dám đòi hỏi gì. Tuy nhiên, trách nhiệm đảo bảo an toàn cho người lao động trước hết thuộc về người sử dụng. Thực tế cho thấy, có tới 59% số vụ tai nạn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp, người sử dụng lao động do  không xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, nhất là đối các doanh nghiệp tư nhân.

Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo đảm an toàn lao động không thiếu. Tuy nhiên, từ văn bản đến thực tế luôn là một khoảng cách. Cả nước có hơn 700.000 doanh nghiệp, nhưng lực lượng thanh tra lao động chuyên nghiệp chỉ hơn 400 người nên việc thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh những vi phạm về vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ còn rất nhiều khó khăn.

Việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29 vào tháng 8/2013, rồi Luật An toàn vệ sinh lao động dự kiến được Quốc hội thông qua trong năm nay sẽ là định hướng chỉ đạo, là nền tảng pháp lý vững chắc, bảo đảm cho công tác An toàn vệ sinh an toàn lao động- Phòng chống cháy nổ được triển khai thực hiện có hiệu quả hơn.

Cần đổi mới công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chủ động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; Tăng cường đào tạo kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học- công nghệ trong sản xuất, sử dụng trang thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho công nhân; Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; Đổi mới cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực xã hội trong việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.... kêu gọi sự chung tay của xã hội xây dựng “văn hóa an toàn” trong doanh nghiệp, với mục tiêu vì sự an toàn của người lao động, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2013, TP HCM xảy ra gần 600 vụ cháy, nổ
Năm 2013, TP HCM xảy ra gần 600 vụ cháy, nổ

VOV.VN-Để đảm bảo an toàn cho dịp Tết, TP HCM tăng cường  kiểm tra, ngăn chặn và phát hiện sớm các vụ cháy, nổ.

Năm 2013, TP HCM xảy ra gần 600 vụ cháy, nổ

Năm 2013, TP HCM xảy ra gần 600 vụ cháy, nổ

VOV.VN-Để đảm bảo an toàn cho dịp Tết, TP HCM tăng cường  kiểm tra, ngăn chặn và phát hiện sớm các vụ cháy, nổ.

Cháy, nổ - lại là câu chuyện quản lý
Cháy, nổ - lại là câu chuyện quản lý

VOV.VN -Chỉ sau khi những vụ cháy, nổ xảy ra, câu chuyện về quản lý, về trách nhiệm mới lại được đưa ra, mới lại được bàn đến.

Cháy, nổ - lại là câu chuyện quản lý

Cháy, nổ - lại là câu chuyện quản lý

VOV.VN -Chỉ sau khi những vụ cháy, nổ xảy ra, câu chuyện về quản lý, về trách nhiệm mới lại được đưa ra, mới lại được bàn đến.

Thiệt hại trên 80 tỉ đồng do cháy, nổ
Thiệt hại trên 80 tỉ đồng do cháy, nổ

VOV.VN -Trong năm 2013, đã xảy ra 598 vụ cháy và 8 vụ nổ, làm chết 26 người, bị thương 37 người.

Thiệt hại trên 80 tỉ đồng do cháy, nổ

Thiệt hại trên 80 tỉ đồng do cháy, nổ

VOV.VN -Trong năm 2013, đã xảy ra 598 vụ cháy và 8 vụ nổ, làm chết 26 người, bị thương 37 người.