Người Việt rất xấu xí?

VOV.VN -Những thói xấu của người Việt đã để lại hình ảnh không đẹp trong mắt bạn bè quốc tế và chính người Việt khi nhìn cộng đồng của mình.

Xưa nay, những lời khen thường dễ lọt tai. Người Việt Nam được khen là thân thiện, hiếu khách, thông minh, cần cù… Ai nghe cũng thấy “mát lòng, mát dạ”. Trong bài này, người viết muốn nêu một số thói hư, tật xấu mà nhiều người Việt mắc phải nhưng có thể họ chưa nhận ra.

Tiểu tiện bừa bãi là thói quen của không ít người (ảnh Đất Việt)

Trên phố, ngoài chợ, thậm chí là ngay tại cửa hàng ăn uống, nhiều người vẫn vô tư khạc nhổ mà không quan tâm mọi người xung quanh đang nhìn với ánh mắt “ghê ghê”. Một đồng nghiệp làm việc tại một cơ quan Trung ương ở giữa Hà Nội chia sẻ những khó chịu khi sử dụng nhà vệ sinh nữ. Nhiều người đi cả giày dép lên bệt, vảy nước tung tóe ướt cả nền nhà; chưa kể băng vệ sinh có khi quên không cho vào sọt rác. Còn ở nhà vệ sinh nam, chị lao công thường xuyên phàn nàn về chuyện các anh nam giới đi vệ sinh bừa bãi, vứt mẩu thuốc lá làm tắc cả cống… “Toàn những người trình độ đại học trở lên, làm việc trong một môi trường văn minh mà còn như vậy thì sao trách được những người lao động tự do” – chị này chia sẻ.

Lối sống vô tổ chức, vô kỷ luật: Các lĩnh vực của đời sống đều được điều chỉnh bằng luật pháp, qui định cụ thể, nhưng tình trạng người Việt Nam không tuân thủ pháp luật diễn ra phổ biến. Điều dễ nhìn thấy nhất là ra đường, mắt trước mắt sau là len lên vượt đèn đỏ, dù cho có làm cả dòng người đang đi làn đèn xanh phải khựng lại. Và gần đây nhất là hành động hàng trăm người trèo rào vào Công viên nước Hồ Tây tắm miễn phí khi cửa vào đã bị đóng…

Hình ảnh không đẹp ở công viên nước Hồ Tây (ảnh Zing.vn)

Nếu phải xếp hàng để làm một việc gì đó thì có vẻ là việc hơi khó với một số người. Họ sẽ tìm cách chen ngang hoặc bằng cách này, cách khác để “về đích” sớm hơn những người đứng phía trước.

Có khi lên xe buýt, nhiều thanh niên trai tráng chiếm luôn chỗ ngồi thuận tiện, còn người già, phụ nữ, trẻ em… thì đứng víu quanh, phải đến khi phụ xe nhắc nhở thì mới có chuyện nhường ghế.

Đi đường trời mưa, nhiều người cố tránh vũng nước nhưng có kẻ sẵn sàng lao ùm vào vũng đó, nước bắn tung tóe, ướt cả những người xung quanh, chỉ vì anh ta muốn đi nhanh hơn người khác một chút.

Lấy đồ ăn buffe thừa mứa: Nhiều người vào hàng ăn buffe thường lấy rất nhiều đồ, ăn không hết, lãng phí. Dù được nhắc nhở nhiều nhưng thói hư này đến bây giờ vẫn có nhiều người mắc phải. Một quản lý nhà hàng buffe cho biết: Nhiều khách lấy nhiều đồ không ăn hết nhưng khi đứng dậy lại trộn hết những đồ này lại với nhau thành thứ bỏ đi. Thậm chí, có người đi ăn buffe còn lấy phần về!? Còn ở nước ngoài thì không hiếm thấy những tấm biển được viết bằng tiếng Việt được đặt ngay các cửa hàng, cảnh báo thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt. 

Không giữ gì vệ sinh chung, vứt rác bừa bãi: Ở Việt Nam những gì thuộc về công cộng thường thì tình trạng vệ sinh rất tồi tệ. Nhà vệ sinh công cộng – nhiều người không dám vào. Thậm chí, vào các khu vực vệ sinh ở các sân bay, bến cảng là sự tra tấn nhiều người. Ngay cả với những bạn trẻ, sinh viên sau một đêm hội như rằm Trung thu hay đêm Noel thì xung quanh khu vực vườn hoa, thảm cỏ, công viên… như một bãi chiến trường vì rác thải.

Đi trên phố, nhiều người đi xe hơi đời mới sang trọng, bóng lộn nhưng vẫn ném vỏ kẹo, chai nước… xuống đường như chốn không người. Ăn uống trong nhà hàng, khách sạn… có chỗ để rác nhưng vẫn ném giấy ăn, đồ bỏ đi xuống gầm bàn như một thú vui không cưỡng được. Người ta có thể xả rác bất cứ đâu, ngay cả khi đứng cạnh thùng rác cũng không nỡ bỏ rác vào thùng.

Càng cấm càng làm: Khu vực cấm họp chợ, cấm “đái” bậy… càng treo biển cấm thì càng sôi động. Thậm chí, Việt Nam đã có Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, cấm hút thuốc lá nơi công cộng, nhưng tình trạng hút thuốc lá ở nơi đông người vẫn diễn ra công khai, mà nhà chức trách gần như chẳng phạt được ai.

Ăn cắp vặt ở nước ngoài: Gần như năm nào cũng có một vài vụ được lan truyền trên mạng về việc người Việt Nam ăn trộm đồ ở các siêu thị, cửa hàng. Mới đây nhất, trên mạng lan truyền hình ảnh một nam, một nữ, được cho là hai anh em người Việt Nam ăn cắp đồ hiệu tại một cửa hàng ở Thụy Sỹ. Xem ra không phải “bần hàn sinh đạo tặc”, bởi đã có điều kiện ra nước ngoài để du lịch, sinh sống thì không phải là người đói kém nữa rồi. Vậy ai có thể giải thích được tại sao những người Việt Nam trông rất thanh lịch, sang trọng lại có những thói hư như vậy?

Không chỉ có chuyện ăn cắp vặt mà ở một số nơi, người Việt sống ngược với qui định của nước sở tại nên đã tạo nên sự kỳ thị với người Việt Nam.

Gần đây, mạng xã hội phát triển, nhiều người có thói quen “té nước theo mưa”, cư dân mạng hay gọi họ là “anh hùng bàn phím”. Có một sự việc gì đó xảy ra thì hò nhau “ném đá” trên mạng. Một số vụ việc đã khiến người trong cuộc không chịu đựng nổi áp lực đã phải tìm đến cái chết hoặc nhập viện vì căng thẳng kéo dài.

Còn những thói hư, tật xấu nào nữa, chúng ta thử nhìn nhận lại xem?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một tin tặc người Việt bị kết tội 13 năm tù giam tại Mỹ
Một tin tặc người Việt bị kết tội 13 năm tù giam tại Mỹ

VOV.VN - Bị kết án về tội danh ăn cắp và bán thông tin cá nhân công dân Mỹ, một tin tặc người Việt đã phải chịu phán quyết ngồi tù 13 năm.

Một tin tặc người Việt bị kết tội 13 năm tù giam tại Mỹ

Một tin tặc người Việt bị kết tội 13 năm tù giam tại Mỹ

VOV.VN - Bị kết án về tội danh ăn cắp và bán thông tin cá nhân công dân Mỹ, một tin tặc người Việt đã phải chịu phán quyết ngồi tù 13 năm.

Bay sang Singapore, nhiều người Việt bị từ chối nhập cảnh
Bay sang Singapore, nhiều người Việt bị từ chối nhập cảnh

Bị từ chối nhập cảnh, hành khách không có cách giải quyết nào khác, buộc phải quay trở lại Việt Nam.

Bay sang Singapore, nhiều người Việt bị từ chối nhập cảnh

Bay sang Singapore, nhiều người Việt bị từ chối nhập cảnh

Bị từ chối nhập cảnh, hành khách không có cách giải quyết nào khác, buộc phải quay trở lại Việt Nam.

Cuộc thi hùng biện ở Nhật Bản: “Chúng ta là người Việt Nam”
Cuộc thi hùng biện ở Nhật Bản: “Chúng ta là người Việt Nam”

VOV.VN - Trình độ tiếng Nhật và khả năng thể hiện của những tu nghiệp sinh Việt Nam tại cuộc thi hùng biện tiếng Nhật lần thứ 6 khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Cuộc thi hùng biện ở Nhật Bản: “Chúng ta là người Việt Nam”

Cuộc thi hùng biện ở Nhật Bản: “Chúng ta là người Việt Nam”

VOV.VN - Trình độ tiếng Nhật và khả năng thể hiện của những tu nghiệp sinh Việt Nam tại cuộc thi hùng biện tiếng Nhật lần thứ 6 khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Nữ Giám đốc Tiếp thị người Việt đầu tiên của Google Châu Á-TBD là ai?
Nữ Giám đốc Tiếp thị người Việt đầu tiên của Google Châu Á-TBD là ai?

VOV.VN - Theo Google thông báo hôm 15/7, bà Nguyễn Phương Anh đã bắt đầu đảm nhiệm vị trí Giám đốc Tiếp thị ở Việt Nam, Google Châu Á Thái Bình Dương (TBD).

Nữ Giám đốc Tiếp thị người Việt đầu tiên của Google Châu Á-TBD là ai?

Nữ Giám đốc Tiếp thị người Việt đầu tiên của Google Châu Á-TBD là ai?

VOV.VN - Theo Google thông báo hôm 15/7, bà Nguyễn Phương Anh đã bắt đầu đảm nhiệm vị trí Giám đốc Tiếp thị ở Việt Nam, Google Châu Á Thái Bình Dương (TBD).

Người Việt đã hội nhập tới mức độ nào vào xã hội Đức?
Người Việt đã hội nhập tới mức độ nào vào xã hội Đức?

Chúng ta hãy cùng phân tích mức độ “hội nhập” của người Việt vào xã hội Đức, văn hóa Đức, tinh thần Đức.

Người Việt đã hội nhập tới mức độ nào vào xã hội Đức?

Người Việt đã hội nhập tới mức độ nào vào xã hội Đức?

Chúng ta hãy cùng phân tích mức độ “hội nhập” của người Việt vào xã hội Đức, văn hóa Đức, tinh thần Đức.