Nhiều người Việt đang dung dưỡng cho thói hư, tật xấu

VOV.VN - Nếu phải làm một việc gì hay gặp tình huống rắc rối, việc đầu tiên nhiều người nghĩ ngay tới là “văn hóa phong bì”.

“Không mất tiền không yên tâm”, mới nghe tưởng là một nghịch lý nhưng nó đang tồn tại ở nhiều nơi trên đất nước này và trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người “Làm gì chả phải có tiền”.


Bạn đang ngồi trong bệnh viện, xếp hàng đợi đến lượt mình được khám bệnh. Nhưng chờ mãi mà không đến lượt dù cửa phòng khám vẫn liên tục có bệnh nhân ra vào. Tại sao lại như vậy? Dễ hiểu thôi vì có nhiều người có mối quan hệ, có tiền nên họ được ưu tiên khám trước.

Vì sao người Việt dù được đi đây, đi đó, tiếp cận với nếp sống văn minh ở nhiều nước nhưng về đến nước mình lại sẵn sàng làm một việc rất vô kỷ luật và không công bằng với mọi người xung quanh như vậy? Có thể lý giải bằng nhiều lý do nhưng dễ thấy nhất chính là do cơ chế làm việc “nhất thân, nhì quen” nên khiến nhiều người ỷ thế có tiền, không cần mất thời gian, công sức đến sớm để được phụ vụ sớm mà “đến sau được phục vụ trước”. Ngoài ra, cũng vì cơ chế mà nhiều việc, nhiều người dù tự làm được nhưng vẫn lo sợ và phải nhờ vả chỗ này, chỗ kia, anh A, chị B để công việc được giải quyết trơn chu, thuận buồm, xuôi gió. Và nhiều khi không nhờ được ai thì lại tìm đến các loại “cò”.

Có những việc đương nhiên là quyền lợi của mình, được pháp luật bảo vệ, công nhận, nhưng khi đi làm thủ tục pháp lý, mỗi người lại thập thò cái phong bì để làm cho nhanh, được như ý… Đơn cử như việc đi làm biển số xe ô tô, xe máy. Theo qui định thì chủ phương tiện đến làm các thủ tục về thuế, nghĩa vụ với Nhà nước thì đến nơi cấp biển số xe “bấm” biển. Thế nhưng, vì ngại xếp hàng, mất thời gian, thích biển số đẹp… nên nhiều người đi ngang, đi tắt để có được biển số đẹp. Thế là lại mất một khoản phí không đáng có. Hay như việc cấp chứng minh thư nhân dân, làm giấy khai sinh cho con, nhiều người cũng sẵn sàng chi tiền để làm nhanh, không bị gây khó dễ. 

Và ai cũng biết, đã có nhờ vả thì sẽ có quà cáp, biếu xén. Có lẽ vì cái tâm lý này nên cho dù chúng ta có muốn cải cách thủ tục hành chính, thì những cán bộ thực thi vẫn làm khó dân, dân “muốn qua sông thì phải lụy đò”. Trong lúc thang bảng lương của cán bộ, công chức còn thấp, lương không đủ sống thì họ trông chờ nhiều vào phần “lậu”.

Ngoài ra, người dân cũng chưa nhận ra rằng, thói quen của họ đã gây ra những thói quen xấu khiến công việc trì trệ, tốn kém cho xã hội. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng những thói hư, tật xấu của những cán bộ làm trong hệ thống dịch vụ công quyền, những cơ sở y tế, giáo dục…

Phải thừa nhận rằng, vì trước đó chúng ta có một nền hành chính chắp vá, cộng với người dân chưa có thói quen làm việc theo pháp luật nên các giấy tờ, thủ tục hành chính của nhiều cá nhân, gia đình mỗi khi cần “sờ” đến đâu là vướng đến đó. Khi đi gặp cơ quan công quyền, vì không muốn mất thời gian, tránh phiền hà thì “nhét” cái phong bì là nhanh nhất. Chúng ta đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống hành chính, dịch vụ công nên có thể phải chấp nhận một thời gian quá độ, nhưng người dân không thể cứ mãi chiều thói nhũng nhiễu của không ít cán bộ, viên chức trong hệ thống.

Một đất nước mà nhiều người sẵn sàng dùng tiền và quan hệ để chen ngang, làm được việc của mình trước; khi mà trong hệ thống hành chính vẫn còn những người trông chờ vào “lộc lá” từ những người sẵn sàng chi tiền để được việc thì dù có cải cách hành chính tới cỡ nào khi về tới cơ sở, tới nơi thực thi sẽ luôn có một lực cản vô cùng lớn – đó là lợi ích cá nhân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao người Việt khó “yêu” hàng Việt?
Vì sao người Việt khó “yêu” hàng Việt?

VOV.VN -Người tiêu dùng cho rằng, hàng Việt rất khó “yêu” bởi giá không rẻ hơn hàng ngoại mà chất lượng lại chưa được khẳng định rõ ràng.

Vì sao người Việt khó “yêu” hàng Việt?

Vì sao người Việt khó “yêu” hàng Việt?

VOV.VN -Người tiêu dùng cho rằng, hàng Việt rất khó “yêu” bởi giá không rẻ hơn hàng ngoại mà chất lượng lại chưa được khẳng định rõ ràng.

Xử phạt vi phạm giao thông: 'Người Việt ý thức rất kém'
Xử phạt vi phạm giao thông: 'Người Việt ý thức rất kém'

VOV.VN - Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm cho rằng, khi tham gia giao thông, ý thức của người Việt rất kém. Thậm chí lên máy bay đã có số ghế rõ ràng nhưng nhiều người vẫn có thói quen chen lấn

Xử phạt vi phạm giao thông: 'Người Việt ý thức rất kém'

Xử phạt vi phạm giao thông: 'Người Việt ý thức rất kém'

VOV.VN - Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm cho rằng, khi tham gia giao thông, ý thức của người Việt rất kém. Thậm chí lên máy bay đã có số ghế rõ ràng nhưng nhiều người vẫn có thói quen chen lấn

Nhiều người Việt đang bị móc túi công khai, không sòng phẳng
Nhiều người Việt đang bị móc túi công khai, không sòng phẳng

VOV.VN -  Trả tiền giá cao nhưng hàng hóa, dịch vụ chất lượng thấp; không được tính đúng, tính đủ, lạm thu… đó là những dẫn chứng về móc túi công khai.

Nhiều người Việt đang bị móc túi công khai, không sòng phẳng

Nhiều người Việt đang bị móc túi công khai, không sòng phẳng

VOV.VN -  Trả tiền giá cao nhưng hàng hóa, dịch vụ chất lượng thấp; không được tính đúng, tính đủ, lạm thu… đó là những dẫn chứng về móc túi công khai.