Nữ sinh bị cưa một chân: Do áp lực công việc hay tắc trách?

VOV.VN - Dù gia đình đã van xin cho cháu chuyển viện nhưng bác sĩ không cho… Hậu quả cháu phải gánh chịu là cưa mất một chân.

Hình ảnh một nữ sinh có gương mặt sáng với một chân bị cưa một cách oan uổng đã thực sự ám ảnh nhiều người. Chỉ vì sự tắc trách của bác sĩ mà em, từ một người lành lặn, khỏe mạnh, có nhiều hoài bão, ước mơ trở thành một người tàn tật, có thể phải đối mặt với những bi quan, chán nản và còn biết bao nhiêu khó khăn đang chờ em phía trước.

Em Lê Thị Hà Vi đã ước mơ vào ngành công an.

Đây chỉ là một trong số rất rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra ở tuyến y tế cơ sở. Chính vì chất lượng khám chữa bệnh, tinh thần thái độ phục vụ yếu kém nên người dân nếu chẳng may bị bệnh thì hãn hữu lắm mới vào y tế xã, phường và bệnh viện tuyến huyện để khám chữa, điều trị.

Câu chuyện có thật ghi nhận ở bệnh viện Việt Đức. Một bệnh nhân ở Nam Định bị viêm khớp ngón chân giữa rất đau nhức. Vào bệnh viện huyện điều trị 2 tháng trời, tiêm kháng sinh liều cao mà vẫn đi tập tễnh. Con trai của bệnh nhân thấy mẹ mãi không khỏi bệnh nên đưa mẹ đến khám ở Việt Đức (Hà Nội). Một PGS. TS đầu ngành về xương khớp khám cho bà. Sau khi thăm khám xong, bà bệnh nhân hỏi con: “Ông này làm gì trong bệnh viện hả con?” – “Ông ấy là Phó giáo sư, tiến sĩ đấy mẹ ạ”. “Thế cơ à, thế mà ông ấy lại quỳ xuống đất cầm bàn chân của mẹ lên để xem bệnh đấy. “Bác sĩ khám bệnh thì phải thế chứ ạ”, “Không đâu con, ở bệnh viện huyện, mẹ vào khám cái “thằng” bác sĩ nó còn chả ngẩng lên nhìn mẹ một lần. Nó để cho một đứa thực tập ghi chép rồi cho mẹ thuốc”. Tôi xin lại số điện thoại của hai mẹ con bà bệnh nhân nọ, một tuần sau gọi điện thoại hỏi thăm bà, câu đầu tiên bà bảo: “Cứ như thuốc tiên ấy cháu ạ, uống thuốc đến ngày thứ 3 là đã khỏi hẳn rồi. Giáo sư ở Hà Nội họ tốt thế”.

Trở lại câu chuyện đang được dư luận quan tâm, trong bản tường trình của bác sĩ tắc trách khiến em phải cưa một chân, bác sĩ Y Tâm cho biết: “Do công việc nhiều cộng áp lực lớn nên không quán xuyến hết, dẫn đến sự việc đáng tiếc”. Lý do vị bác sĩ này đưa ra có thuyết phục hay chỉ là ngụy biện trơ trẽn cho sự tắc trách, yếu kém về chuyên môn của mình?

Nhân câu chuyện xảy ra với cháu gái ở Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin (Đắc Lắc) mới thêm hiểu rằng, vì sao y tế tuyến cơ sở không phải là lựa chọn đầu tiên mỗi khi người dân bị bệnh. Thực tế, nhiều bệnh viện tuyến huyện chưa triển khai được các kỹ thuật, phẫu thuật, thủ thuật thông thường theo phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành nên người bệnh chưa thực sự an tâm điều trị, xin chuyển vượt tuyến gây ra hiện tượng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên. Nếu để cạnh tranh bình đẳng, bệnh nhân có thẻ BHYT được quyền lựa chọn nơi khám chữa bệnh thì với cung cách làm ăn như hiện nay, các bệnh viện tuyến huyện “chết đầu nước”. Bởi thực tế, khi sửa đổi các quy định liên quan đến bảo hiểm y tế, người dân thẳng thắn đưa ra những yếu kém của y tế cơ sở nhưng bao lâu nay những yếu kém này đâu có được khắc phục. Dễ thấy nhất là việc mua BHYT, nhưng ít ai chọn đúng nơi khám chữa bệnh ban đầu. Hay như việc mua BHYT học sinh, sinh viên cũng như vậy. Hầu như phụ huynh học sinh coi đó là một khoản đóng góp “từ thiện” cho ngành y chứ mấy ai coi y tế cơ sở, bệnh viện tuyến huyện là lựa chọn số 1 khi mình mắc bệnh nặng!

Trách nhiệm, y đức, danh dự, liêm sỉ… đấy là những điều mà mỗi người thầy thuốc chân chính luôn nghĩ tới. Bởi ngành y không phải chỉ đơn giản chỉ là một nghề kiếm sống mà mỗi mũi tiêm, viên thuốc, ca mổ… là liên quan đến số phận, cuộc đời của một con người. Khi vào đến bệnh viện là mọi người đã gửi gắm tính mạng của mình cho bác sĩ. Họ phải trả tiền để khám, chữa bệnh, để hưởng chất lượng dịch vụ tương ứng với đồng tiền mà họ đã bỏ ra. Thế nhưng thực tế điều này thực sự là một thứ xa xỉ, khó kiếm.

Bộ Y tế đã vào cuộc vụ cưa oan một chân của nữ sinh ở Đắc Lắc. Nhưng có “đền được vạ” thì em Lê Thị Hà Vi cũng đã bị mất đi một phần cơ thể, đã trở thành một người tàn tật; cuộc đời, số phận của em đã chuyển sang một hướng khác. Từ câu chuyện này, ngành y tế cần nghiêm túc nhìn ra thực trạng “níu giữ” bệnh nhân ở các bệnh viện tuyến huyện dù năng lực không đáp ứng. Điều này thực sự là nỗi kinh hoàng của người dân. Đến bao giờ hết cảnh người dân kinh hãi những bác sĩ, những bệnh viện như thế này?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh viện tắc trách khiến 1 nữ sinh phải cưa mất chân
Bệnh viện tắc trách khiến 1 nữ sinh phải cưa mất chân

Đã yếu kém chuyên môn nhưng lại tắc trách trong công việc, các bác sĩ 1 bệnh viện tuyến huyện đã khiến nữ sinh lớp 10 phải cưa mất chân.

Bệnh viện tắc trách khiến 1 nữ sinh phải cưa mất chân

Bệnh viện tắc trách khiến 1 nữ sinh phải cưa mất chân

Đã yếu kém chuyên môn nhưng lại tắc trách trong công việc, các bác sĩ 1 bệnh viện tuyến huyện đã khiến nữ sinh lớp 10 phải cưa mất chân.

Vụ nữ sinh bị hoại tử chân phải cắt bỏ: Bộ Y tế vào cuộc
Vụ nữ sinh bị hoại tử chân phải cắt bỏ: Bộ Y tế vào cuộc

VOV.VN - Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Đắc Lắk làm rõ thông tin vụ nữ sinh bị cắt chân do bác sĩ tắc trách và báo cáo về Bộ Y tế.

Vụ nữ sinh bị hoại tử chân phải cắt bỏ: Bộ Y tế vào cuộc

Vụ nữ sinh bị hoại tử chân phải cắt bỏ: Bộ Y tế vào cuộc

VOV.VN - Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Đắc Lắk làm rõ thông tin vụ nữ sinh bị cắt chân do bác sĩ tắc trách và báo cáo về Bộ Y tế.